Trường THPT Xuân Lộc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trường THPT Xuân Lộc

Trường THPT Xuân Lộc - Đồng Nai
 
Trang ChínhTrang Chính  WebsiteWebsite  Tra CứuTra Cứu  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Top posters
♪-Peter-♪ (1229)
Tổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_lcapTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Voting_barTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_rcap 
Admin (730)
Tổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_lcapTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Voting_barTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_rcap 
JabbaWocKeez (342)
Tổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_lcapTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Voting_barTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_rcap 
whitehat (313)
Tổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_lcapTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Voting_barTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_rcap 
RongK9 (204)
Tổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_lcapTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Voting_barTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_rcap 
Blogsoft (171)
Tổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_lcapTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Voting_barTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_rcap 
lightspeed (154)
Tổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_lcapTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Voting_barTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_rcap 
kosak1213 (112)
Tổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_lcapTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Voting_barTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_rcap 
thaikiet (54)
Tổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_lcapTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Voting_barTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_rcap 
kidpro1409 (44)
Tổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_lcapTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Voting_barTổng hợp các đề bài  Việt Bắc Vote_rcap 
THÔNG ĐIỆP YÊU THƯƠNG:

Share|

Tổng hợp các đề bài Việt Bắc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp
ng0k_xit
Tiểu Học
Tiểu Học


Tổng số bài gửi : 6
Birthday : 10/05/1993
Cầm Tinh : Dậu
Age : 30
Ngày nhập học : 31/12/2010

Job/hobbies : doc truyen
Tài Sản Cá Nhân : Du Thuyền

Tổng hợp các đề bài  Việt Bắc _
Bài gửiTiêu đề: Tổng hợp các đề bài Việt Bắc Tổng hợp các đề bài  Việt Bắc EmptyMon May 09, 2011 5:47 pm

Việt Bắc
a/ Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được biểu
hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng
minh họa.

Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thành tựu
quan trọng của thơ ca kháng chiến chống Pháp.Bài thơ được Tố Hữu sáng
tác vào tháng 20 năm 1954 nhân một sự kiện lịch sử.Trung ương Đảng và
chính phủ rời chiến khu về thủ đô Hà Nội.Từ điểm xuất phát ấy bài thơ
thể hiện tình gắn bó thắm thiết giữa người ra đi và người ở lại,giữa
miền xuôi và miền ngược,giữa người cán bộ với Việt Bắc quê hương của
cách mạng,với đất nước và nhân dân,với Đảng và Bác Hồ,với cuộc kháng
chiến đã thành kỉ niệm sâu nặng trong tâm hồn.
Như thế nghĩa là trong niềm vui thắng lợi và đón nhận cuộc sống thanh
bình nhà thơ vẫn không quên tình nghĩa gắn bó trong những năm gian khổ
đã qua và coi đây là cội nguồn sức mạnh tinh thần to lớn cho những ngày
hiện tại và tương lại.Có thể nói,bài thơ Việt Bắc là khúc tình ca và
cũng là khúc hùng ca mà cội nguồn sâu xa của nó là tình cảm quê hương
đất nước,là truyền thống ân nghĩa,đạo lý thuỷ chung của dân tộc.
B-Thân bài
1.Việt Bắc với vẻ đẹp của cảnh và người
a) Nét độc đáo của cảnh Việt Bắc.
b)Sự hoà quyện giữa cảnh và người.
Trước hết với kiểu kết cấu đối đáp rất đậm đà tình nghĩa của bài thơ
Việt Bắc là tình yêu với thiên nhiên đất nước được biểu hiện cụ thể qua
sự gắn bó với núi rừng Việt Bắc trong nỗi nhớ của người cán bộ sắp về
xuôi.Cảnh Việt Bắc hiện ra những vẻ đẹp hiện thực và thơ mộng,thi vị gợi
rõ nét độc đáo của Việt Bắc so với nhiều miền quê khác của đất
nước.Việt Bắc đó là hình ảnh “Trăng lên đầu núi,nắng chiều lưng
nương”,hình ảnh bản làng mờ trong sương sớm,những bếp lửa hồng trong đêm
khuya,là những “rừng nứa bờ tre,ngòi thưa,sông Đáy” là tiếng mõ trâu về
trong rừng chiều,tiếng “Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
Nhưng có lẽ nổi bật nhất là nỗi nhớ của Tố Hữu về Việt Bắc là sự hoà
quyện với người,là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt
Bắc cần cù trong lao động,thuỷ chung trong nghĩa tình:
Ta về mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Qua đó có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện ra với những vẻ đẹp phong
phú,đa dạng,thay đổi theo thời tiết,từng mùa.Gắn với cảnh tượng ấy là
con người giản dị,người đi làm nương rẫy,người đan nói,người hái
măng…Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình họ đã góp phần tạo
ra sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến.Chính tình nghĩa gắn bó và san
sẻ cũng nhau chịu đựng gian khổ thiếu then,cùng nhau gánh vác nhiệm vụ
nặng nề,khó khăn giữa nhân dân với bộ đội và cán bộ tất cả càng làm cho
hình ảnh Việt Bắc sáng ngời trong hồi tưởng của nhà thơ.Việt Bắc- đó là
hình ảnh những mái nhà “Hắt hiu lau xám,đậm đà lòng son”,hình ảnh người
mè “Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”,là những ngày tháng đồng cam cộng
khổ:
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng
Có thể nói âm hưởng trữ tình vang vọng suet b ài thơ tạo nên khúc ca
ngọt ngào,đằm thắm của tình yêu đồng chí với đồng bào,của tình yêu thiên
nhiên,yêu đất nước,yêu đời.
2.Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu
a)Khung cảnh sử thi
b)Vai trò Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến.
Theo dòng hồi tưởng của Tố Hữu bài thơ dẫn ta vào khung cảnh Việt Bắc
chiến đấu với những hình ảnh hào hùng,những hoạt động sôi nổi,những âm
thanh náo nức,phấn chấn.ở đây bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca mang
dáng vẻ sử thi hiện đại bởi vì chỉ cần miêu tả khung cảnh hùng tráng
của Việt Bắc,Tố Hữu đã nêu bật khí thế chiến đấu vô cùng mạnh mẽ của dân
tộc.
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá,muôn tàn lửa bay.
Dân tộc ấy đã vượt qua bao gian khổ hi sinh để lập nên những kì
tích,những chiến công:Phủ Thông,đèo Giàng,sông Lô,phố Ràng,Hoà Bình,Tây
Bắc,Điện Biên…..Nhưng Tố Hữu không thể miêu tả diễn biến của cuộc kháng
chiến mà chỉ còn đi sâu vào lý giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới
chiến thắng.Đó là sức mạnh của lòng căm thù : “Miếng cơm chấm muối,mối
thù nặng vai”,sức mạnh tình nghĩa thủy chung: “Mình đây ta đó,đắng cay
ngọt bùi” nhất là sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân,của sự hoà quyện
gắn bó giữa con người với thiên nhiên-tất cả tạo thành hình ảnh “đất
nước đứng lên”
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội,rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Đặc biệt bằng những lời thơ trang trọng mà tha thiết Tố Hữu đã đi sâu
nhấn mạnh,hình ảnh và vai trò của Việt Bắc như là quê hương của cách
mạng,căn cứ vững chắc của cuộc kháng chiến.Trong những năm đen tối trước
cách mạng,hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa “mưa nguồn suối lũ,những
mây cùng mù” cho đến xác định như chiến khu kiên cường nơi nuôi dưỡng
bao sức mạnh đấu tranh,nơi sản sinh nhiều địa danh đã đi vào lịch sử dân
tộc.
Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật,thủa còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình ,cây đa.
Trong những năm tháng kháng chiến gian lao Việt Bắc là nơi có “cụ Hồ soi
sáng”,có “Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công để kiên định niềm
tin yêu của cả nước đối với Việt Bắc,Tố Hữu lại dùng những câu thơ mang
sắc thái ca dao dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc.
ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà.
3.Việt Bắc trong cảm hứng về ngày mai
a)Vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp
b)Dự đoán về sự tha hoá.
Từ tình cảm yêu mến,gắn bó với cảnh và người Việt Bắc từ niềm tin tưởng
vững chắc vào sức mạnh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác
Hồ,Tố Hữu vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp của Việt Bắc ngày mai trong khung
cảnh xây dựng cuộc sống mới hoà bình,phồn vinh.
Ngày mai rộn rã sơn khê
Ngược xuôi tàu chạy ,bốn bề lưới giăng
Than Phấn Mễ,thiết Cao Bằng
Phố phường như nấm như măng giữa trời.
Những hình ảnh ấy là mơ ước,khát vọng và cũng là tình nghĩa mà những
người cán bộ kháng chiến muốn đền đáp nơi từng là cội nguồn của cách
mạng,nơi đã cưu mang,che chở họ trong những ngày đầy gian nan hi sinh.
+Đặc biệt ở những dòng cuối cùng của bài thơ người đọc càng hiểu sâu
thêm sự sắc sảo,nhạy bén của bài thơ Tố Hữu khi hướng về ngày mai,nhà
thơ không quên,một nét đẹp trong đạo lý truyền thống của dân tộc đó là
tình nghĩa thuỷ chung,có mới mà không nới cũ,luôn nghĩ đến nhau và vì
nhau giữa miền xuôi và miền ngược,giữa cán bộ và nhân dân của mình.
Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
Có thể coi đây là lời cảnh báo về sự tha hoá khi có sự thay đổi môi
trường,khi người ta có thể quên đi tất cả tình nghĩa năm xưa để chỉ nghĩ
đến mình và vì mình.Cho đến hôm nay những lời thơ ấy của Tố Hữu vẫn giữ
nguyên ý nghĩa thời sự chứ không hề cũ xưa.
C-Kết luận
Nhìn chung Việt Bắc là một bài thơ trữ tình,chính trị bởi vì thơ ở
đây là thơ với căn cứ cách mạng,với truyền thống cách mạng,với đất nước
và nhân dân.Nhưng quan trọng hơn cả chuyện công tác cái đã làm cho người
ta cảm động là bài thơ đã thể hiện hết được truyền thống ân nghĩa của
dân tộc Việt Nam,thể hiện một khát vọng về một chiến sĩ chan hoà tình
yêu thương,hạnh phúc,thanh bình,bền vững mãi mãi trên đất nước,quê
hương.
b. Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:
"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao anh nắng dao gài thắt lưng.
Ngày xuân hoa nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung." - Việt Bắc (Tố Hữu)
1. Là người, ai cũng có một miền đời để nhớ để thương. Có những mảnh đất
tuy không phải nơi chôn nhau cắt rốn nhưng vẫn không bao giờ phai mờ
trong tâm khảm. Bởi đó là máu thịt, là nơi ghi lại kỷ niệm đẹ p nhất của
một đời người. Như Chế Lan Viên đã từng triết lý : “Khi ta ở chỉ là nơi
đất ở - Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”
2. Việt Bắc – quê hương của kháng chiến, cách mạng trong những ngày đầu
tiên của nền dân chủ cộng hoà đã trở thành biểu tượng của tấm lòng gắn
bó thuỷ chung với cách mạng, dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại mối tình
sắt son đậm đà “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” trong bài thơ Việt
Bắc , bằng tất cả cảm xúc nồng nàn của một hồn thơ đằm thắm thuỷ chung.
3. Qua bao năm tháng, biến động của lịch sử, tiếng nói thiết tha ấy vẫn
rung cảm lòng người, Việt Bắc của ngày xưa vẫn nguyên vẹn trong lòng
người hôm nay: “Ta về ... ân tình thuỷ chung”. Tiếng lòng ân tình thuỷ
chung ngày ấy phải chăng đã thấm sâu vào mạch ân tình chung thuỷ của thi
ca dân tộc, cho nên khoảng cách thời gian không làm nhạt nhoà ấn tượng
về một vùng rừng núi chiến khu xưa hùng vĩ nên thơ?
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1. Nỗi nhớ :
a. Là cảm xúc chủ đạo của toàn bộ bài thơ, gắn với “ta – mình”,
“mình – ta”, là cung bậc thiết tha của tình cảm, là miền ký ức không
phai mờ của người ra đi.
b. Nỗi nhớ ở đây mượn nguyên màu sắc ca dao, là sự nối tiếp, là khía
cạnh tinh vi trong quan hệ khắng khít: hoa – người. Quê hương hiện hình
trong vẻ đẹp cụ thể: vẻ đẹp tinh tuý của thiên nhiên (hoa) hoà hợp với
vẻ đẹp và sức sống của con người.
c. Mỗi một hình ảnh “hoa cùng nguời” như đem lại ấn tượng riêng biệt về
nét đẹp núi rừng Việt Bắc. Sự nối tiếp, đan xen sắc màu làm nên mạch cảm
xúc của đoạn thơ, nỗi nhớ qua từng câu càng đậm đà và mãnh liệt hơn.
Trên cơ sở đó, nhà thơ hướng toàn bộ tâm tư về con người – nhân dân với
những phẩm chất bình thường mà vĩ đại.
2. Bức vẽ quê hương :
a. Tố Hữu đã khéo léo vận dụng thành công đặc trưng tái hiện không gian
vô cực của thi ca – gói trọn bốn mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông trong những
sắc màu đẹp nhất, hài hoà nhất. Bước luân chuyển của thời gian được tác
giả chọn ở những thời điểm nên thơ, tạo ấn tượng không phai mờ trong ký
ức. Nhớ cảnh để nhớ người.
b. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Nét son của bức tranh núi rừng ở đây là màu đỏ tươi của hoa chuối. Chấm
phá của tranh thuỷ mặc điểm một sắc đỏ trong không gian xanh bao la,
không gian mang sức sống mãnh liệt. Ở đấy là cách nhìn của thi nhân Á
Đông, người đọc có thể nhớ đến một cảm xúc quen thuộc trong thơ Nguyễn
Trãi :
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ... (Bảo kính cảnh giới 43)
Mùa đông trong câu thơ Tố Hữu cũng lan toả hơi ấm của mùa hè, không hề
có cảm giác lạnh lẽo, bởi sắc đỏ hoa chuối cũng như phun trào từ giữa
màu xanh của rừng.
Bên cạnh nét đẹp của hoa là nét đẹp của người thật khoẻ khoắn “Nắng ánh
dao gài thắt lưng” là hình ảnh người dân miền sơn cước. Cách hoán dụ
không phải tình cờ ngẫu nhiên mà chọn con dao đi rừng – vật bất ly thân
của người miền núi – nét đặc trưng của cuộc sống Việt Bắc. Con người nổi
bật trong không gian đèo cao, càng nổi bật trong ánh nắng , thành một
điểm sáng giữa khung cảnh mùa đông, mang trong mình nét hiên ngang hùng
vĩ kiêu hãnh của núi rừng.
c. Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Không gian mùa xuân bừng sáng trong sắc hoa mơ. Sức sống mùa xuân lan
toả khắp núi rừng Việt Bắc. Giữa nền trắng hoa mơ, nổi bật hình ảnh
“người đan nón”. Nỗi nhớ ở đây cụ thể đến từng chi tiết “chuốt từng sợi
giang”. Người Việt Bắc hiện lên ở nét đẹp cần mẫn, chịu thương chịu khó.
Trong cách tả không có một âm vang nào của núi rừng, nhưng vẻ đẹp của
mùa xuân vẫn sinh động nhờ hoạt động của con người. Sợi nhớ, sợi thương
đan dày trong tâm tưởng, con người đẹp tự nhiên trong những công việc tỉ
mẩn hàng ngày.
d. Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Không gian nỗi nhớ hình như rõ nét nhất, đậm đà nhất trong bức tranh mùa
hạ. Và cũng đọng lại hình ảnh ngọt ngào thân thương nhất của “cô em gái
hái măng”. Câu thơ tả cảnh giàu sức biểu cảm, tiếng ve ran gọi màu vàng
tràn ngập không gian. Không gian lung linh hơn khi sắc vàng đổ xuống.
Ấn tượng màu vàng đẹp như bức vẽ tả thực vừa làm xao xuyến lòng người
trong tiếng ve dóng dả gọi hè, như gọi cả màu vàng đất trời về phủ kín
cánh rừng.
Nổi bật giữa khung cảnh là hình ảnh “cô em gái”. Cách gọi biểu lộ niềm
thân thương trìu mến của con người. Câu thơ gợi nhớ vẻ đẹp nên thơ của
một “cô hái mơ” trong thơ Nguyễn Bính (Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ).
Nhưng ở đây cô gái Việt Bắc mang vẻ đẹp khoẻ khoắn mộc mạc hơn. Một mình
nhưng không tạo cảm giác cô đơn hiu quạnh, vì cả không gian nhuộm rực
ánh vàng.
đ. Rừng thu trăng dọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
Không gian chuyển về đêm. Như hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng
Việt Bắc. Đêm thu và ánh trăng như lan toả vào màu xanh của núi rừng.
Vẻ đẹp của khu rừng dưới ánh trăng gợi lên vẻ huyền ảo. Khung cảnh gọi
hồn thơ.
Nỗi nhớ cũng mênh mang như ánh trăng, thành “tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Nhớ không cụ thể một đối tượng nào. Như ca dao :
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai
Tình người bâng khuâng trong câu thơ gợi cảm xúc đồng điệu giữa kẻ ở -
người đi. Đọng lại trong nỗi nhớ là “ân tình thuỷ chung” dào dạt.
C. Tóm ý :
Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ gắn với hình ảnh của núi rừng Việt Bắc. Mỗi
mùa mang một sắc màu riêng và bốn mùa hoà chung màu sắc đa dạng, làm
nên vẻ hấp dẫn cho bức tranh phong cảnh trữ tình.
Thời gian diễn tả tuần tự, nhưng thời gian không làm phai nỗi nhớ. Mỗi
mùa đi qua có một khoảnh khắc đáng nhớ - đ1o là khi trái tim nhà thơ bắt
nhịp cùng không gian – cảnh vật.
Đó là tình yêu đích thực, rung động chân thành của trái tim nhà thơ.
Cũng là tấm lòng của những người con kháng chiến sâu năng với thủ đô
kháng chiến.

a/ Câu thơ " Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay
muối mặn" (Đất nước, NGuyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời
ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa vâu thơ này trong sự đối chiếu,
so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.

Đất nước còn hiện lên bởi thuần phong mĩ tục người VN bởi hình ảnh người
mẹ búi tóc sau đầu. Thuần phong mĩ tục này gợi lại 1 cội nguồn dân tộc
không bao giờ bị ngoại lai.
- "Cha mẹ thương nhay bằng gừng cay muối mặn" : Đất nước gắn liền với
tình cảm vợ chồng rất VN, càng gian nan khổ ải thì càng son sắt, thủy
chung, được tác giả thể hiện bằng hình ảnh "gừng cay muối mặn". Hình ảnh
này được lấy từ bài ca dao "Tay bưng chén muối dĩa gừng, Gừng cay muối
mặn xin đừng quên nhau" hay "Cái kèo cái cột thành tên"
- Đất nước còn là ngôi nhà ta được dựng lên rất VN "cái kèo cái cột", vì đây là ngôi nhà của nền nông nghiệp lúa nước.
- Hạt gạo phải 1 nắng 2 sương, xây, giã, giần sàng, ... Đất nước còn gắn
liền với hạt gạo vì gạo là lương thực chính của người việt không thể
thiếu trong các bữa ăn, những hạt gạo VN được sản xuất theo 1 quy trình
cũng rất VN được thể bằng các động từ "xây" ; "giã" ; "dần" ; "sàng",
vậy đất nước không là những khái niệm trừu tượng mà là những gì gần gũi
thân thương trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.Đất nước là nơi bắt nguồn của
tổ ấm. Đất nước, dù đi bất cứ đâu, ai ai đều nhớ về. Ở nơi ấy, có gia
đình, bạn bè, có những lời ru của mẹ, có tiếng kể chuyện cổ tích của bà.
Đất nước, tôi lớn lên trong hòa bình, trong sự yêu thương của cha mẹ,
người thân. Tôi yêu đất nước, yêu con người Việt Nam, yêu từng nhánh
cây, ngọn cỏ trong đó.
Hoặc gợi ý sau
? Vì sao nói tới tình nghĩa của con người a dao lại dùng hình ảnh muối - gừng?
- Nói tới tình nghĩa con người, ca dao mượn hình ảnh muối - gừng vì muối m n, gừng cay.
+Thuộc tính ấy diễn tả tình nghĩa con người có mặn mà, cay đắng.
+ Tình người có trải qua mặn mà, cay đắng mới sâu đậm, mới nặng nghĩa, nặng tình, mới thật thương nhau.
- Ở câu ca dao này chúng ta hiểu:
+ Muối ba năm còn mặn nhưng thời gian có thể làm cho muối nhạt dần.
+ Gừng chín tháng còn cay nhưng thời gian sẽ làm cho gừng kh ng còn cay nữa. nhưng với đôi ta:
Tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
-> Bài ca có kết cấu theo thời gian. Độ mặn của muối, độ cay c a gừng còn có hạn: tình ta là mãi mãi.
+ Nếu có xa nhau cũng phải ba vạn sáu nàn ngày, một trăm năm, một đời người
+ Nghĩa nặng tình dày bởi gắn bó cả một đời một kiếp.
HS tìm một số câu ca dao có hình ảnh muối gừng?
* VD:
+ Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối m n xin đừng quên nhau.
+ Muối càng mặn, gừng càng cay
Đôi ta tình nghĩa nặng dày em ơi!


Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ tố Hữu và cũng
là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời
nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm l954, những người kháng chiến
rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ
ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ
mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với
Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân - tất cả là nguồn sức mạnh tinh
thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng.
Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc.Bài thơ rất
tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động
bâng khuâng: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.... Đó là cuộc chia tay
của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ
niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại
những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương
lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện
như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.
Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối
đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm
sự, người hô ứng, đồng vọng. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về
một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu
nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc
thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những
người tham gia kháng chiến.
Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật
đẹp. Nỗi nhớ thiết tha của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên
nhiên núi rừng Việt Bắc vời vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vi,
gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo, khác hẳn những miền quê khác của
đất nước. Chỉ những người đã từng sổng Việt Bắc, coi Việt Bắc cũng là
quê hương thân thiết của mình mới có nỗi nhớ thật da diết, những cảm
nhận thật sâu sắc, thấm thía về ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối,
những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya,
những núi rừng sông suối mang những cái tên thân thuộc - tất cả là
khoảng thời gian và không gian lóng lánh kỷ niệm :
Nhớ gì như nhớ người yêu
………………….
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hoà quyện thắm
thiết giữa cảnh với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người
dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình :
Ta về, mình có nhớ ta
……………………..
Nhớ ai Tiếng hất ân tình thuỷ chung
Có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng,
phong phú, sinh động, thay đổi theo từng thời tiết, từng mùa.
Gắn bó với từng khung cảnh ấy là hình ảnh những con người bình thường
người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng,... .Bằng những
việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ
đại của cuộc kháng chiến. Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ, bộ
đội, sự đồng cảm và san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng
gánh vác mọi nhiệm vụ nặng nề, khó khăn,... tất cả càng làm Việt Bắc
thêm ngời sáng trong tâm trí của nhà thơ. Việt Bắc – đó là hình ảnh
những mái nhà “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”, là hình ảnh người mẹ
trong cái “nắng cháy lưng- Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”, là những
tháng ngày đồng cam cộng khổ :
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng,...
Có thể nói, âm hưởng trữ tình vang vọng suốt bài thơ đã tạo nên khúc ca
ngọt ngào, đằm thắm của tình đồng chí, nghĩa đồng bào, của tình yêu
thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời.
Theo dòng hồi tưởng của chủ thể trữ tình, bài thơ dẫn người đọc vào
khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn, những
hoạt động tấp nập, những hình ảnh hào hùng, những âm thanh sôi nổi, dồn
dập, náo nức. Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của
núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con
người Việt Bắc. Bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ một
sử thi hiện dại, bởi vì chỉ cần phác hoạ khung cảnh hùng tráng ở Việt
Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng
lên chiến đấu vì Tổ quốc độc lập, tự do :
Những đường Việt Bắc của ta
…………………………….
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Dân tộc ấy đã vượt qua bao thiếu thốn, gian khổ, hi sinh để lập nên
những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh: Phủ Thông, đèo
Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên,... Nhưng Tố Hữu
không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn đi sâu lí
giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh
của lòng căm thù: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai, sức mạnh của
tình nghĩa thuỷ chung: Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi, sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân, của sự hoà quyện gắn bó giữa con người với
thiên nhiên - tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên :
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
…………………………
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Đặc biệt, với những lời thơ trang trọng mà thiết tha, Tố Hữu đã nhấn
mạnh, khẳng định Việt Bắc là quê hương của Cách mạng, là căn cứ địa vững
chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy
nghĩ, niềm tin và hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước. Trong những
năm tháng đen tối trước Cách mạng, hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa
(mưa nguồn suốt lũ, những mây cùng mù )đến xác định như một chiến khu
kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những
địa danh sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc :
Mình về,còn nhờ núi non
………………………
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.
Trong những ngày kháng chiến gian lao, Việt Bắc là nơi có Cụ Hồ sáng
soi, có Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công. Để khẳng định niềm tin
yêu của cả nước với Việt Bắc, Tố Hữu lại dùng những vần thơ rất mộc
mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình :
Ở đâu đau đớn giống nòi
……………………….
Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà .
Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà tính dân tộc. Điểm đáng chú ý
trước hết là Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát
truyền thống. Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ
tình là ta và mình, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau.
Trong cuộc hát đối đáp chia tay lịch sử này, người ở lại lên tiếng
trước, nhớ về một thời xa hơn, thời đấu tranh gian khổ trước Cách mạng,
sau đó người ra đi nối tiếp nhớ lại kỉ niệm thời chín năm kháng chiến.
Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, chẳng những có tác
dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp thuyên chuyển, cân xứng, hài hoà,
làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư:
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già;
…Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động giao thông mở đường,...
Về ngôn ngữ thơ, Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất
giản dị mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách
mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa. Đó là thứ ngôn
ngữ rất giàu hình ảnh cụ thể:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày;
Nắng trưa rực rỡ sao tràng;...
và cũng là thứ ngôn ngữ rất giàu nhạc điệu:
Chày đêm nện cối đều đều suối xa;
Đêm đêm rầm rập như là đất rung;...
Đặc biệt, thơ Tố Hữu sử dụng rất nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian:
Mình về, mình có nhớ ta;
Mình về, có nhớ chiến khu;
Nhớ sao lớp học i tờ;
Nhớ sao ngày tháng cơ quan,;
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều,...
tất cả tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào
như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thuỷ
chung.
Bài thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố
Hữu về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước (từ khởi nghĩa Bắc
Sơn năm 1940 đến hoà bình lập lại năm 1954), từ đó mà hướng về tương lai
tươi sáng, nhắc nhớ tâm nguyện thuỷ chung. Viết về nghĩa tình dân tộc
và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật
mang tính dân tộc, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và
ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian. Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca
và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người
kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước,
là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo
lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.


Phân tích bức tranh tứ bình về Việt Bắc

I/Mở bài
- Việt Bắc là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu. Lời thơ như
khúc hát ân tình tha thiết về Việt Bắc, quê hương của cách mạng Việt Nam
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Ở đó, bên cạnh cách những bức tranh hùng tráng, đậm chất sử thi về
cuộc sống đời thường gần gũi, thân thiết được bao bọc bởi thiên nhiên vô
cùng tươi đẹp:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta vê, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
II/Thân bài :
1/Hai câu đầu :
Đoạn thơ mở đầu bằng một câu hỏi:
Ta về, mình có nhớ ta
Nhưngthực ra, hỏi chỉ để mà hỏi, hỏi để tạo thêm cái cớ để giải bày nỗi lòng của mình:
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Câu thơ có nhịp điệu êm ái nhờ những điệp từ tạo và các thanh bằng (6/Cool
như một lời ru, một câu hát không chỉ diễn tả tâm trạng tha thiết của
nhân vật trữ tình. Đây còn là lời ngợi ca về thiên nhiên và con người
Việt Bắc. Trong ngôn ngữ Việt, hoa còn có ý nghĩa biểu trưng về thiên
nhiên, về những gì tươi đẹp. Đặt hoa bên cạnh người là sự tôn vinh về
thiên nhiên và con người Việt Bắc.
Vả lại, hoa và người hoà quyện, gắn bó với nhau. Nói tới thiên nhiên
không thể nói đến con người và ngược lại, những con người ấy đã ở trong
một thiên nhiên đẹp, gần gũi.

2/ Tám câu thơ sau :
- Nhận xét :
Bốn câu thơ lục bát còn lại là một bức tranh liên hoàn về con người và
thiên nhiên Việt Bắc. Nhiều người gọi đây là bộ tứ bình (xuân, hạ, thu,
đông). Nhà thơ kế thừa nghệ thuật hội hoạ cổ truyền của dân tộc trong
khi miêu tả thiên nhiên. Mỗi một câu thơ khắc hoạ một bức tranh cụ thể
nhưng cũng có thể ghép lại thành một bộ liên hoàn:
- Bức tranh thứ nhất:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Câu thơ mở ra một không gian rộng lớn. Trên cái nền xanh bạt ngàn của
rừng, nổi bật lên hình ảnh những bông hoa chuối đỏ tươi. Nghệ thuật điểm
xuyết trong thơ cổ ( Cỏ non xanh rợn chân trời – cành lê trắng điểm một
vài bông hoa; Nguyễn Du ) tỏ ra rất hữu hiệu. Giữa bạt ngàn xanh của
núi rừng Việt Bắc, màu đỏ của hoa chuối bỗng gợi lên sự ấm áp, có sức
lan toả. Vì thế, thiên nhiên hùng vĩ ấy không xa lạ; trái lại, gần gũi,
thân thiết với con người:
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Cũng là cách điểm xuyết những hình ảnh điểm nổi rõ hơn cảnh. Hơn nữa,
cách điểm xuyết ấy rất độc đáo: càng chọn điểm nhỏ nhất thì sức gợi càng
lớn hơn. Vì thế, câu thơ có sự nhấp nháy (nắng ánh) của hình ảnh và
cảnh vật vốn tĩnh lặng, thậm chí tịch mịch, bỗng có sức sống, sự chuyển
động.
Thơ ca là một nghê thuật của thời gian. Với những nghệ sĩ tài hoa đó,
việc tạo dựng nên những lớp thời gian chồng lấp và không gian không bất
động, bất biến mà ngang sức sống nhờ sự tái sinh của những lớp ngôn từ.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng là một
câu thơ như thế.
- Bức tranh thứ hai
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Khác bức tranh thứ nhất, bức tranh thơ thứ hai mở đầu có sự định vị về
thời gian (Ngày xuân). Nhưng tự thân thời gian ấy cũng đã mở ra không
gian:
Ngày xuân mở nở trắng rừng
Cách điệp âm (mơ/nở; trắng/rừng) cùng với hình ảnh của hoa mơ (màu
trắng) tạo ra một không gian vừa rộng lớn, vừa có sự rộn ràng, náo nức
của thiên nhiên. Nếu ở bức tranh thơ thứ nhất, nghệ thuật miêu tả của
tác giả ở điểm xuyết, tìm hình ảnh gợi, sắc màu sáng (hoa đỏ, nắng ánh)
để diễn tả sự chuyển động của cảnh vật thì ở đây, nhà thơ lại hướng cái
nhìn vào sự bao quát điệp trùng để tìm cái rạo rực (tiềm ẩn) của thiên
nhiên.
Trên cái nền không gian rộng lớn và náo nức ấy, nhà thơ hướng mắt nhìn về một hoạt độnh có vẻ tỉ mỉ:
…Người đannón chuốt từng sợi giang.
Nhiều người nói câu thơ ca ngợi “dáng điệu cần mẫn, cẩn trọng và tài
hoa” trong “công việc thầm lặng” của người Việt Bắc (1). Có người nói
“dưới ánh sáng của rừng mơ mùa xuân, hình ảnh co gái Việt Bắc hiện lên
thanh mảnh, dịu dàng” (2). Câu thơ có hình ảnh ấy. Con người Việt Bắc
trong hoài niệm của Tố Hữu là như thế. Nhưng đó là hình ảnh thực. Trong
chuỗi hoài niệm của tác giả, hình ảnh kia chỉ là một điểm gợi nhớ. Câu
thơ gợi lên cách cảm, cách nhìn của tác giả hơn là tả thực. Đó là hình
ảnh đặc trưng của sinh hoạt đời thường ở Việt Bắc. Với nhiều người, nó
có thể nhỏ nhặt, không đáng nhớ. Với một nhà thơ ân tình như Tố Hữu, đó
lại là hình ảnh khắc ghi trong tâm khảm.
- Bức tranh thứ ba
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Câu thơ mở đầu bằng âm thanh ( ve kêu ), nhưng cũng là cách định vị bằng
thời gian (mùa hè). Dòng thơ vừa có âm thanh rộn ràng, vừa có màu sắc
đặc trưng của rừng Việt Bắc. Âm thanh và màu sắc ấy tạo nên cảnh tưng
bừng của thiên nhiên. Nếu nói thiên nhiên cũng có đời sống riêng của nó
thi đây quả thực là ngày hội của cảnh vật. Vì vậy, trong “ngày hội” ấy
hình ảnh cô em gái hái măng một mình không lẻ loi mà góp phần tạo nên
bức tranh thơ hoàn chỉnh:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Như đã nói, hoa và người Việt Bắc trong thơ Tố Hữu hoà quỵên, cùng tôn
vinh lẫn nhau. Trong hoài niệm này, tác giả dùng bút lực của mình để ca
ngợi, tôn vinh sự hài hoà đó. Và chính sự hài hoà đó đã tạo nên chất
thơ. Vì thế, không nên suy diễn, giàu chất tượng trưng với những nét
sinh hoạt, lao động của cuộc sống thực.
- Bức tranh thứ tư
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Câu thơ có kiểu mở đầu bằng sự định vị cả không gian lẫn thời gian (rừng
thu). Đến đây, ta chú ý các kiểu định vị ở những câu thơ trên:
Rừng xanh => không gian
Ngày xuân => thời gian
Ve kêu => âm thanh ( thời gian )
Ứng với mỗi câu thơ và cách định vị trên là một mùa của thiên nhiên (mùa
đông, mùa xuân, mùa hạ). Câu thơ này cũng là bức tranh về một mùa của
thiên nhiên (mùa thu). Nhưng có lẽ vì đó là bức tranh cuối của bộ tứ
bình và là tiếng hát cuối của một trường đoạn hoài niệm nên hình ảnh tất
thảy đều trở nên tượng trưng, âm hưởng cũng bao quát hơn:
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Rừng thu Việt Bắc trong thơ Tố Hữu mênh mông nhưng không lạnh lẽo.
“Trăng rọi hoà bình” vừa mang ý nghĩa ánh trăng của cuộc đời ân tình ấy,
lại vừa mang ý nghĩa cuộc sống có sự soi rọi ấm áp của niềm tin, tự do.
Và, trong cuộc sống ấm áp ấy, có biết bao nhiêu nghĩa tình sâu nặng.
Thơ Tố Hữu là khúc hát của tự do, của ân tình cách mạng. Bản thân cuộc
đời ân tình ấy, đối với nhà thơ, luôn là bài ca sâu nặng. Vì thế, nhà
thơ không chỉ cảm, nghĩ về cuộc đời mà cất tiếng ca ngợi. Tiếng hát ân
tình thuỷ chung trong bài thơ Việt Bắc là tiếng hát như thế.
Bộ tứ bình bằng thơ về cảnh và người Việt Bắc được dệt dưới ánh sáng của
hoài niệm da diết. Thông thường, nguời ta chỉ nhớ những gì mang ấn
tượng nhất của quá khứ và thời gian càng lùi xa thì ấn tượng ấy càng trở
nên tươi đẹp, huyền ảo hơn. Hàng loạt điệp từ nhớ ( 5 từ ) trong một
khổ thơ như là sự nối dài của lòng hoài niệm không dứt.
III/ Kết bài
- Việt Bắc là bài thơ hay của Tố Hữu. Ở đó, nhà thơ thể hiện sự tài hoa
của mình trên nhiều phương diện của nghệ thuật sáng tạo thi ca. Sự tài
hoa ấy được dẫn dắt của một điệu tâm hồn đầy tình nghĩa của nhà thơ.
- Đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt
Bắc bởi kết tinh một nghệ thuật thơ ca vừa giàu tính dân tộc, vừa mang
tính hiện đại trong một điệu tâm hồn say đắm.


Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Bài làm
“Ôi! Nỗi nhớ,có bao giờ thế!”.Nỗi nhớ đi qua thời gian,vượt qua không
gian.Nỗi nhớ thấm sâu lòng người…Và nỗi nhớ ấy cứ ray rứt,da diết trong
tâm hồn người chiến sĩ cách mạng miền xuôi khi xa rồi Việt Bắc thân
yêu-nơi đã từng nuôi nấng mình trong những ngày kháng chiến gian lao….

Ta về, mình có nhớ ta
………………………………
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Trong cùng một đoạn thơ ngắn nhưng từ “ nhớ” đã được lặp lại năm lần.Nỗi
nhớ xuyên suốt từ câu đầu đến câu cuối đoạn.Hai dòng đầu là lời khơi
gợi, “nhắc khéo”:mình có nhớ ta không?Riêng ta,ta vẫn nhớ!Cách xưng hô
gợi vẻ thân mật,tình cảm đậm đà tha thiết.Ta với mình tuy hai mà một,tuy
một mà hai.
Người ra đi nhớ những gì?Việt Bắc có gì để mà nhớ,để mà thương?Câu thơ đã trình bày rất rõ?
Ta về,ta nhớ những hoa cùng người
Núi rừng,phong cảnh Việt Bắc được ví như “ hoa”.Nó tươi thắm,rực rỡ và
“thơm ***t”.Trong bức tranh thiên nhiên ấy,hình ảnh con người hiện
lên,giản dị,chân chất,mộc mạc mà cao đẹp vô cùng!Con người và thiên
nhiên lồng vào nhau,gắn kết với nhau tạo nên cái phong thái riêng của
Việt Bắc.
Bốn mùa đất nước đi qua trong những câu thơ ngắn gọn bằng các hình
ảnh,chi tiết chắc lọc,đặc trưng.Mỗi mùa mang một hương vị độc đáo riêng.
Mùa đông,rừng biếc xanh, điểm lên những bông hoa chuối “đỏ tươi” và ánh
nắng vàng rực rỡ.Xuân đến, cả khu rừng bừng sáng bởi màu trắng của hoa
mơ.Hè sang, có ve kêu và có “ rừng phách đổ vàng”.Và khi thu về,thiên
nhiên được thắp sáng bởi màu vàng dìu dìu của ánh trăng.Đoạn thơ tràn
ngập những màu sắc ****i lọi,rực rỡ: xanh, đỏ, vàng, trắng…Những màu sắc
ấy đập mạnh vào giác quan của người đọc.Tiếp xúc với những câu thơ của
Tố Hữu,ta như được chiêm ngưỡng một bức tranh sinh động.Trong đó,những
gam màu được sử dụng một cách hài hoà tự nhiên càng tôn thêm vẻ đẹp của
núi rừng Việt Bắc.
Thời gian vận hành nhịp nhàng trong những dòng thơ.Nó bước những bước
rắn rỏi,vững chắc khiến ta chẳng thể thấy phút giao mùa.Thiên nhiên Việt
Bắc còn được mô tả theo chiều dọc thời gian.Buổi sáng hoa “mơ nở trắng
rừng”,trưa nắng vàng rực rỡ và khi đêm về,trăng dọi bàng bạc khắp
nơi…Núi rừng Việt Bắc như một sinh thể đang biến đổi trong từng khoảnh
khắc….
Và cái phong cảnh tuyệt vời,đáng yêu ấy càng trở nên hài hoà,nắng
ấm,sinh động hẳn lên khi xuất hiện hình ảnh của con người.con người đang
lồng vào thiên nhiên,như một đoá hoa đẹp nhất,có hương thơm ngào ngạt
nhất.Mỗi câu thơ tả cảnh đi cặp với một câu thơ tả người.Cảnh và người
đan xen vào nhau một cách hài hoà.Đây là những con người lao đông,gắn
bó,hăng say với công việc.Kẻ “dao gài thắt lưng”,người “ đan nón”, “cô
em gái hái măng một mình” và tiếng hát ân tình của ai đó vang lên giữa
đêm rừng núi xôn xao…Hình ảnh con người là nét đẹp của thiên nhiên thêm
rực rỡ.Chính họ đã thắp sáng thiên nhiên,làm cho thiên nhiên thêm rực
rỡ.Chính họ đã gợi nên nỗi nhớ da diết cho người ra đi.Đọc đoạn thơ,ta
có cảm nhận những vẻ đẹp bình dị mà trong sáng của tâm hồn người Việt
Bắc.ở đó họ đối xử với nhau bằng tình nghĩa mặn mà,chân thật,bằng sự
thuỷ chung “trước sau như một”.Họ đã nuôi chiến sĩ,nuôi cách mạng,nuôi
cuộc kháng chiến của dân tộc….Những con người Việt Bắc tuy bình dị nhưng
thật anh hùng.
Khơi gợi hình ảnh thiên nhiên và con người nơi đây,Tố Hữu đã thể hiện
một tình cảm tha thiết,ân tình sâu nặng và nỗi nhớ thương sâu sắc.Ta với
mình,mình với ta đã từng:

Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.
Đã từng san sẻ những ngọt bùi,gian nan vất vả như thế!Ta,mình làm sao có
thể quên nhau được.Tình cảm mến thương ấy đã ăn sâu vào tâm hồn kẻ
ở,người đi.Vì thế,khi ra đi,nhớ là nỗi niềm khắc đậm sâu trong tâm
khảm,tình cảm của tác giả.
Giọng thơ lục bát nhẹ nhàng mà sâu lắng.Cả khổ thơ ôm chứa niềm lạc
quan,vui sống và tin tưởng vào cuộc sống.Nó mang âm điệu trữ tình,thể
hiện tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết và tấm lòng yêu nước
thiết tha của Tố Hữu.Cuối đoạn thơ vang lên tiếng hát ngọt ngào khơi gợi
bao kỉ niệm.Kỉ niệm ấy theo mãi dấu chân người đi và quấn quýt bên lòng
kẻ ở lại….
Những câu thơ của Tố Hữu có tính khái quát cao so với toàn bài.Lời thơ
giản dị mà trong sáng thể hiện niềm rung động thật sự trước vẻ đẹp của
núi rừng và con người Việt Bắc.Nỗi nhớ trong thơ của Tố Hữu đã đi vào
tâm hồn người đọc,như khúc dân ca ngọt ngào để lại trong lòng ta những
tình cảm sâu lắng,dịu dàng…..
Trong những năm kháng chiến chống Pháp khi mà cánh đồng văn chương Việt
Nam đang được làn gió “Thơ mới” thổi qua thì Tố Hữu lại tìm về với những
vần thơ truyền thống. Khi đọc “Việt Bắc” ấn tượng ban đầu mà người đọc
dễ dàng nhận thấy là tính dân tộc, tính dân gian rất đậm đà của bài thơ.
Trong khi “Thơ mới’ đang chiếm ưu thế một cách tuyệt đối thì ta lại
thấy xuất hiện trên thi đàn tập thơ “Từ ấy” nổi bật là bài “Việt Bắc” là
đỉnh cao của sự tìm về cội nguồn văn thơ dân tộc. “Việt Bắc” là một
trường ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống thực
dân Pháp. Bài thơ ra đời và đi vào lòng người bằng giọng điệu ân tình
thuỷ chung như ca dao, khắc hoạ sâu sắc nỗi niềm của người con rời “ thủ
đô kháng chiến” mà trong thâm tâm đầy ắp kỷ niệm nhớ thương. Trong tâm
trạng kẻ ở - người đi, hình bóng của núi rừng – con người Việt Bắc vẹn
nguyên cùng ký ức với bao hình ảnh đơn sơ mà cảm động. Để hôm nay những
câu thơ còn rung động lòng người với những sắc màu, âm thanh tươi rói
hơi thở của núi rừng chiến khu, hơi ấm của người tình lan toả:

“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao ắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”
Đọc “Việt Bắc” ta thấy rằng việc tác giả chọn cho
bài thơ thể lục bát, lối đối đáp với một cặp đại từ nhân xưng “mình –
ta” là rất phù hợp và hiệu quả. Hẳn không ít người đọc thắc mắc trong ca
dao, tục ngữ có rất nhiều cặp đại từ nhân xưng được dùng phổ biến như:
“chàng-nàng”, “anh-em”, “ta-nàng”, “mình-ta”, vậy tại sao Tố Hữu lại
chọn cho bài thơ cặp “mình-ta”. Ở đây dường như nhà thơ có ẩn ý. Mình là
ta và ta cũng có thể là mình. Cặp đại từ nhân xưng này có khả năng bao
quát hết những cặp còn lại. “Mình-ta” có thể hiểu là anh em, mẹ con, hai
người đang yêu nhau hay xa hơn là mối quan hệ trừu tượng giữa con người
với núi rừng Việt Bắc. Chỉ là một cặp đại từ nhân xưng thôi mà có thể
nói đến nhiều khía cạnh tình cảm khác nhau. Tố Hữu quả là người biết vận
dụng văn thơ truyền thống một cách tinh tế và điêu luyện đến khâm phục.
Cảm hứng chính trị xuyên suốt một đời thơ Tố Hữu. Với tâm tình lẽ sống
của nhà thơ “Việt Bắc” là kết tinh của tình cảm riêng – chung. Hoà điệu
tự nhiên của hai luồng tình cảm: dân tộc và cách mạng. Tiếng nói từ nhân
vật trữ tình nhập vai cũng chính là những lời suy ngẫm, tình cảm của
nhà thơ thật khó tách bạch chủ thể và nhân vật. Ở đó cái tôi gắn với
phẩm chất và tình cảm dân tộc, tiếng nói riêng tư “mình-ta” đã nói hộ
tấm lòng của nhân dân và những người con cách mạng. Chất tự sự trữ tình
chính trị như những lời thầm thì tâm sự cùng mọi người thuyết phục lòng
người. Nổi nhớ là cảm xúc chủ đạo của bài thơ, gắn với “mình – ta, ta –
mình”, là cung bậc thiết tha của tình cảm, là miền ký ức không phai mờ
của người ra đi. Nỗi nhớ ở đây mựơn nguyên màu sắc ca dao, là sự nối
tiếp, là khía cạnh tinh vi trong mối quan hệ khắng khít: hoa - người.
Quê hương hiện hình trong vẻ đẹp cụ thể: vẻ đẹp tinh tuý của thiên nhiên
(hoa) hoà hợp với vẻ đẹp và sức sống của con người. Mỗi một hình ảnh
“hoa cùng người” như đem lại ấn tượng riêng biệt về nét đẹp của núi rừng
Việt Bắc. Sự nối tiếp, đan xen sắc màu làm nên mạch cảm xúc của đoạn
thơ, nỗi nhớ qua từng câu thơ càng trở nên đậm đà, mãnh liệt và da diết
hơn. Nhà thơ dường như hướng toàn bộ tâm tư, ngòi bút của mình về con
người nơi đây với những phẩm chất bình thường mà vĩ đại.
Tố Hữu đã khéo léo vận dụng thành công đặc trưng tái hiện không gian vô
cực của thi ca gói trọn bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông trong những sắc màu đẹp
nhất, hài hoà nhất. Mỗi bức tranh gồm hai mảng: một mảng xa, một mảng
gần. Mỗi bức đều có sự gắn bó giữa thiên nhiên với con người, sự gắn bó
trong nỗi nhớ những hoa cùng người của nhà thơ:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
Nét son của bức tranh núi rừng ở đây là màu đỏ tươi
của hoa chuối khiến cho núi rừng đã xanh lại càng thêm xanh. Chấm phá
của tranh thuỷ mặc điểm một sắc đỏ trong không gian xanh bao la, không
gian mang sức sống mãnh liệt.
Mùa đông trong câu thơ của Tố Hữu cũng lan toả hơi ấm mùa hè, không hề
có cảm giác lạnh lẽo, bởi sắc đỏ của hoa chuối như phun trào từ giữa màu
xanh của rừng. Bên cạnh nét đẹp của hoa là nét đẹp khoẻ khoắn của
người. “Nắng ánh dao gài thắt lưng” là hình ảnh của người dân miền sơn
cước. Cách doán dụ không phải tình cớ ngẫu nhiên mà chọn con dao đi
rừng-vật bất ly thân của người miền núi-nét đặc trưng của cuộc sống Việt
Bắc. Con người nổi bật trong không gian đèo cao, càng nổi bật trong ánh
nắng, thành một điểm sáng giữa khung cảnh mùa đông mang trong mình nét
hiên ngang hùng vĩ của núi rừng.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
Không gian mùa xuân bừng sáng trong sắc hoa mơ. Sức
sống mùa xuân lan toả khắp núi rừng Việt Bắc. Giữa nền trắng hoa mơ nổi
bật “người đan nón”. Nỗi nhớ ở đây cụ thể đến từng chi tiết “chuốt từng
sợi giang”. Dường như đối với Tố Hữu bao nhiêu sợi giang là bấy nhiêu
sợi nhớ. Nỗi nhớ cứ liên tiếp, đan xen vào nhau và kéo dài suốt bốn mùa
trong năm. Trong tả cảnh không có một âm vang nào của nùi rừng nhưng vẻ
đẹp của mùa xuân vẫn sinh động nhờ hoạt động của con người. Sợi nhớ, sợi
thương đan dày trong tâm tưởng, con người đẹp tự nhiên trong những công
việc tỉ mẩn hàng ngày.

“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Không gian nỗi nhớ hình như rõ nét nhất, đậm đà
nhất trong bức tranh này- nỗi nhớ mùa hạ. Và cũng đọng lại hình ảnh ngọt
ngào thân thương nhất của “cô em gái hái măng”. Câu thơ tả cảnh giàu
sức biểu cảm, tiếng ve ran gọi màu vàng tràn ngập không gian, không gian
lung linh hơn khi sắc vàng đổ xuống. Ấn tượng màu vàng đẹp như bức vẽ
tả thực vừa làm xao xuyến lòng người trong tiếng ve dóng dả gọi hè, như
gọi cả màu vàng đất trời về phủ kín cánh rừng.

“Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
Không gian chuyển về đêm như hoàn chỉnh bức tranh
tuyệt mĩ của núi rừng Việt Bắc. Đêm thu và ánh trăng nhẹ nhàng như lan
toả vào màu xanh của núi rừng. Vẻ đẹp của khu rừng dưới ánh trăng gợi
lên sự huyền ảo, khung cảnh gợi hồn thơ. Nỗi nhớ cũng mênh mang như ánh
trăng trở thành “tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Nhớ không cụ thể một đối
tượng nào. Chúng ta liên tưởng đến câu ca dao:

“Nhớ ai ra vào ngẩn ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Tình người bâng khuâng trong câu thơ gợi cảm xúc
đồng điệu giữa kẻ ở người đi. Đọng lại trong nỗi nhớ là “ân tình thuỷ
chung” dào dạt. Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ gắn với hình ảnh của núi rừng
và bốn mùa hoà chung sắc màu đa dạng làm nên vẻ hấp dẫn cho bức tranh
phong cảnh trữ tình. Thời gian diễn tả tuần tự, nhưng không làm phai nỗi
nhớ, mà thờ gian trôi đi càng làm nỗi nhớ thêm tha thiết,sâu lắng. mỗi
mùa đến đều có một không gian đặc trưng và khi đi qua đều để lại một
khoảnh khắc đẹp và đáng cất giữ trong tâm hồn – đó là khi nhà thơ bắt
nhịp cùng không gian - cảnh vật. Đó là tình yêu đích thực, rung động
chân thành của trái tim nhà thơ. Cũng là tấm lòng của những người con
kháng chiến sâu nặng với “thủ đô kháng chiến”.

Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:
"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao anh nắng dao gài thắt lưng.
Ngày xuân hoa nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung." - Việt Bắc (Tố Hữu)

theo Truongton.net
Về Đầu Trang Go down
Xem thêm bài khác:

Tổng hợp các đề bài Việt Bắc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
+ Viết tiếng việt có dấu để mọi người đọc được, để không bị hiểu sai ý nghĩa mình muốn diễn giải.
+ Lời lẽ phải lịch sự, không đuợc thô tục hay cải vã trong diễn đàn.
+ Nội dung bài trả lởi phải phù hợp với bài của chủ Topic, không được Spam.
+ Chia sẻ bài sưu tâm thì phải ghi rõ nguồn, để tôn trọng người viết.
+ Thực hiện những điều trên truớc khi gửi bài, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smilies vào bài viết thì bật a/A trên phải khung viết bài.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường THPT Xuân Lộc :: HỌC TẬP - TRAO ĐỔI :: KHOA HỌC XÃ HỘI :: NGỮ VĂN-
Chuyển đến:
Loading...
Free forum | Khoa học | Giáo dục, giảng dạy | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Web THPTXL