Trường THPT Xuân Lộc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trường THPT Xuân Lộc

Trường THPT Xuân Lộc - Đồng Nai
 
Trang ChínhTrang Chính  WebsiteWebsite  Tra CứuTra Cứu  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Top posters
♪-Peter-♪ (1229)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_rcap 
Admin (730)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_rcap 
JabbaWocKeez (342)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_rcap 
whitehat (313)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_rcap 
RongK9 (204)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_rcap 
Blogsoft (171)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_rcap 
lightspeed (154)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_rcap 
kosak1213 (112)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_rcap 
thaikiet (54)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_rcap 
kidpro1409 (44)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Vote_rcap 
THÔNG ĐIỆP YÊU THƯƠNG:

Share|

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
Tác giảThông điệp
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptySat Dec 25, 2010 8:16 am

First topic message reminder :

Vâng !! Nếu có thời gian thì Mời các bạn nên đọc tác phầm này Smile


Vâng và mình giới thiệu tác phẩm này luôn :

Chiến tranh và hòa bình ([You must be registered and logged in to see this link.]: Война и мир, Voyna i mir) là một bộ [You must be registered and logged in to see this link.] sử thi của [You must be registered and logged in to see this link.], được nhà xuất bản Russki Vestnik in lần đầu từ năm [You must be registered and logged in to see this link.] đến [You must be registered and logged in to see this link.]. Đây là tác phẩm phản ánh một giai đoạn bi tráng của toàn xã hội [You must be registered and logged in to see this link.],
từ giới quý tộc đến nông dân, trong thời đại Napoléon, và được coi là
một trong hai kiệt tác chính của Tolstoy (tác phẩm thứ hai là [You must be registered and logged in to see this link.]). Chiến tranh và hòa bình cũng đồng thời được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của [You must be registered and logged in to see this link.].


Nội dung

[You must be registered and logged in to see this link.]: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng của giới quý tộc [You must be registered and logged in to see this link.] của [You must be registered and logged in to see this link.]. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của [You must be registered and logged in to see this link.] và cuộc [You must be registered and logged in to see this link.]
sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công
tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ
Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách
khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezoukhov, vừa từ nước
ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí,
một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và
đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống.
Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn
bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân
chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham
gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt-Peterburg vì tội du
đãng. Pierre trở về [You must be registered and logged in to see this link.],
nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezoukhov rất giàu có, không
có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà
con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài.
Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm
với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung
thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để
lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức.
Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm
cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy
và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng
lẳng lơ và vô đạo đức.
Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó
gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hy vọng có thể có
thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường.
Chàng tham gia trận đánh [You must be registered and logged in to see this link.]
lừng danh, thương nặng, bị bỏ lại chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn
dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con
người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng
coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống.
Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ
khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự
tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết
định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán
cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong
muốn làm việc có ích cho đời.
Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng
gặp Natalia (Natasha) con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn
trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei.
Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn
Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha
chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei)
buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một
năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách
Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc
chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng
đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vassili, nên Natasha
và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ
và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre
đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc
và người thông cảm cho nàng lúc này là Pierre.
Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa [You must be registered and logged in to see this link.][You must be registered and logged in to see this link.]
ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga,
quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến
tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Koutouzov được cử làm tổng tư lệnh
quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp [You must be registered and logged in to see this link.]
và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân
đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch,
nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến, bị cuốn vào tinh thần yêu
nước của nhân dân. Trong trận [You must be registered and logged in to see this link.],
dưới sự chỉ huy của vị tướng Koutouzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng
cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng.
Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì
vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi
thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường
di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha
đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất.
Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được
Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng
thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được
thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một
triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp
Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa.
Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui
trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga
chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Koutouzov hiểu còn
Napoléon thì không.
Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại
Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì
bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ.
Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám
cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một
cô gái vô tư hồn nhiên mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre
sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản. Chàng tham gia
vào những hội kín - đó là các tổ chức cách mạng của những người tháng
Chạp.
!!wikipedia




Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
nguồn : vnthuquan


Phần I

- Chương 1 -


- Đấy công tước thấy chưa:
Genes và Lucque nay chỉ còn là những thái ấp, những điền trang của dòng
họ Buônapáctê(1) mà thôi. Này, tôi xin báo trước: hễ công tước còn cho
rằng hiện nay chúng ta chưa ở trong tình trạng chiến tranh, hễ công
tước còn dám bào chữa cho những hành động nhơ nhuốc và tàn bạo của tên
Ma vương phản Cơ đốc ấy (quả tình tôi cũng tin rằng hắn chính là Ma
vương - thì tôi không có quen biết, không có bạn bè gì với công tước
nữa đâu, công tước không còn là "kẻ nô lệ trung thành" của tôi như công
tước vẫn nói. Nào, thôi, phải hỏi thăm sức khoẻ công tước đã chứ! Tôi
làm cho công tước đâm hoảng sợ thì phải, công tước ngồi xuống đi, rồi
kể chuyện cho tôi nghe.
Anna Pavlovna Serer, ngự tiền phu nhân có
tiếng, rất thân cận với hoàng hậu Maria Feodorovna, nói như vậy khi phu
nhân ra đón công tước Vaxili, một nhân vật quan trọng và có chức vị
cao, và là người đầu tiên tối hôm nay đến dự buổi tiếp tân của phu
nhân. Bấy giờ là vào tháng bảy năm 1805. Anna Pavlovna ho đã mấy hôm
nay, phu nhân bị bệnh cúm - phu nhân nói thế (hồi ấy cúm là một danh từ
mới, rất ít người dùng). Buổi sáng một gia nhân mặc áo dấu đỏ đi phân
phát những tấm thiếp mời nhất loạt viết:
"Thưa bá tước hay (thưa công tước), nếu bá tước không có việc gì hay
hơn và không có ý quá lo sợ phải ngồi suốt cả buổi tối với một ngưòi
đàn bà đau ốm tội nghiệp, thì tôi sẽ rất vui sướng được tiếp bá tước
tại nhà từ 7 đến 10 giờ. Annette Scherer".
Lúc này công tước vừa bước vào phòng, mình mặc phẩm phục thêu kim
tuyến, chân đi giày có bít tất cao, ngực đeo huân chương, khuôn mặt
phẳng đẹp trông rất tươi tỉnh. Công tước đáp, không hề mảy may lúng
túng trước cách tiếp đón của nữ chủ nhân:
- Trời, nhiếc móc độc địa thế!
Công tước nói một thứ tiếng Pháp cầu kỳ, thứ tiếng mà cha ông chúng ta
không nhũng dùng để nói chuyện, mà còn để suy nghĩ nữa; công tước lại
có một gióng nói dìu dịu và khoan dung đặc biệt của một người quyền quí
đã lõi đời trong xã hội thượng lưu và trong cung đình. Công tước lại
gần Anna Pavlovna, cúi cái đầu hói bóng nhoáng, xức nước hoa thơm phức
xuống hôn tay phu nhân rồi thoải mãi buông người xuống đi-văng.
- Trước hết, xin bà bạn cho biết sức khoẻ ra sao? - công tước lại nói - Xin phu nhân nói rõ cho tôi được yên lòng?
Công tước cũng vẫn nói với giọng như trước nhưng trong cái giọng nhã
nhặn và đượm vẻ ái ngại vẫn để lộ sự thờ ơ, thậm chí cả sự mỉa mai.
Anna Pavlova nói:
- Tinh thần đã đau khổ thì người còn mạnh khoẻ sao được? Thời buổi này,
là người có tâm huyết ai có thể bình thản được? Công tước ở lại chơi cả
buổi tối nhé!
- Thế còn buổi dạ hội của đại sứ Anh thì sao? Hôm nay là thứ tư. Tôi
cần phải đi đến đấy cho có mặt. Con gái tôi nó sẽ ghé lại đây đưa tôi
đi.
- Tôi vẫn tưởng buổi dạ hội đã hoãn rồi kia đấy. Tôi xin thú thật những
trò hội hè và bắn pháo hoa ấy đã bắt đầu trở thành nhạt thếch.
- Họ mà biết phu nhân muốn thế, thì họ đã hoãn buổi dạ hội rồi - công
tước nói theo thói quen, như một chiếc đồng hồ đã lên dây sẵn, nói
những điều mà mình cũng không muốn người ta tin là thật.
- Thôi xin ông đừng làm khổ tôi nữa… Này, về cái tin cấp báo của
Novoxilxov người ta quyết định gì? Việc gì ngài cũng biết kia mà.
Công tước nói, giọng lạnh nhạt và chán chường:
- Tôi biết nói thế nào đây? - Người ta quyết định gì ư? Người ta cho
rằng Buônapáctê đã đi nước liều, và tôi tin ta cũng làm như thế.
Công tước Vaxili bao giờ cũng nói giọng uể oải như một diễn viên đọc
một vai tuồng đã quá cũ. Anna Pavlovna Serer thì trái lại, tuy đã tròn
bốn mươi tuổi, nhưng văn hăng hái sôi nổi. Tỏ ra hăng hái đã thành một
chức vụ xã hội của phu nhân, và đôi khi, mặc dầu không muốn, phu nhân
cũng vẫn làm ra vẻ hăng hái để khỏi phụ lòng mong đợi của những người
quen biết. Nụ cười nửa miệng luôn luôn phảng phất trên gương mặt Anna
Pavlovna tuy không ăn khớp với những nét mặt đã tàn phai, nhưng cũng
nói lên rằng phu nhân chẳng khác gì đứa trẻ được nuông chiều, vẫn có ý
thức về cái tật đáng yêu của mình, một cái tật mà phu nhân không muốn,
không thể và không thấy cần phải sửa chữa.
Giữa chừng câu chuyện về lình hình chính trị, Anna Pavlovna bỗng hăng lên:
- Ồ, thôi đừng nói tới cái nước Áo ấy với tôi nữa! Có thể là tôi chẳng
hiểu tí gì, nhưng nước Áo xưa nay không hề muốn có chiến tranh. Nó phản
bội chúng ta. Một mình nước Nga sẽ phải cứu châu âu. Đấng ân chủ của
chúng ta biết rõ sứ mệnh cao cả của người và sẽ trung thành với sứ mệnh
đó. Tôi chỉ tin có thế mà thôi. Đức vua nhân từ và kỳ diệu của ta sẽ
phải lĩnh lấy cái trách nhiệm trọng đại nhất trên thế giới; người nhân
từ và quí hoá như vậy nên Thượng đế sẽ không bỏ người đâu, và Người sẽ
làm tròn sự phó thác của Trời là bóp chết con quái xà cách mạng nay đã
trở nên ghê tởm hơn bao giờ hết vì hiện thân của nó là cái tên sát nhân
kiêm đạo tặc kia. Chúng ta sẽ phải một mình trả thù cho máu của chính
nghĩa đã đổ. Còn biết hy vọng vào ai nữa, thưa ngài? Nước Anh với cái
đầu óc con buôn của nó sẽ không bao giờ hiểu nổi cái độ lượng như trời
bể của hoàng đế Alecxandr. Nó đã từ chối không chịu rút khỏi đảo Malta.
Nó muốn tìm xem phía sau các hành động của chúng ta có thâm ý gì. Người
Anh đã nói gì với Novoxilxov?… Chẳng nói gì cả. Họ không hiểu, mà cũng
không thể hiểu nổi cái lòng vị tha cao cả của Đức hoàng thượng, là
người không bao giờ làm gì cho bản thân mình, mà sẵn lòng làm tất cả
cho hạnh phúc của thiên hạ. Họ hứa những gì nào? Không hứa gì cả. Mà dù
có hứa thì họ cũng chẳng làm gì đâu! Nước Phổ đã tuyên bố rằng
Bonaparte là vô địch và toàn thể châu Âu không còn có cách gì chống lại
hắn nữa… Tôi không tin một lời nào của Hardenberg hay của Haugevits.
Cái nền trung lập trứ danh của nước Phổ chẳng qua là một cái bẫy. Tôi
chỉ tin ở Thượng đế và tin vào sự thụ mệnh thiêng liêng của vị hoàng đế
kính yêu của chúng ta. Người ta sẽ cứu được châu Âu…
Anna Pavlovna bỗng dừng lại, mỉm cười như để tự chế giễu cái thái độ bồng bột của mình.
Công tước mỉm cười nói:
- Tôi trộm nghĩ giá phu nhân được cử làm sứ giả thay ông Vin
Vintxengherod thân mến của chúng ta thì phu nhân đã bắt vua Phổ ưng
thuận đứt đi rồi. Phu nhân hùng biện thế kia mà. Phu nhân cho tôi chén
đí chứ?
- Sắp có đấy ạ- Anna Pavlovna bấy giờ đã bình tĩnh lại. Phu nhân nói thêm:
- À này, trong các vị tân khách của tôi hôm nay sẽ có hai nhân vật rất
thú vị; đó là tử tước Mortenmar, ông ta là thông gia với họ Montmorency
qua họ Rohans, một trong những dòng dõi quý phái bậc nhất ở Pháp. Đó là
một người Pháp lưu vong hạng chân chính đấy(2). Sau nữa là giáo sĩ
Moriot, chắc ngài cũng có biết con người trí tuệ uyên thâm ấy chứ?
Moriot đã được hoàng thượng tiếp, chắc ngài có biết?
- Ô tôi sẽ rất lấy làm hân hạnh. - Rồi công tước nói thêm, giọng đặc
biệt lơ đễnh như vừa sực nhớ ra điều gì, nhưng thực ra công tước đến
đây hôm nay mục đích chính cũng chỉ là để hỏi việc ấy. - Có phải Hoàng
thái hậu muốn bổ nhiệm nam tước Funke làm bí thư thứ nhất ở Viên không?
Hình như cái ông nam tước ấy **c lắm thì phải.
Số là công tước Vaxili muốn tiến cử con mình nhưng lúc bấy giờ trong
triều người ta lại đang xin Hoàng thái hậu lo chức ấy cho nam tước.
Anna Pavlovna lim dim đôi mắt, ý muốn nói phu nhân hay ai cũng đều có
quyền phê phán những điều mà đủc Hoàng thái hậu đã thích làm hay muốn
làm. Phu nhân chỉ nói gọn một câu, giọng buồn và xẵng:
- Nam tước Funke là do bà chị của Hoàng thái hậu gửi gắm đấy!
Khi Anna Pavlovna nói đến Hoàng thái hậu, gương mặt của phu nhân chợt
lộ vẻ sùng kính và ngưỡng mộ chân thành, pha lẫn với vẻ buồn rầu: cứ
mỗi lần nhắc đến Hoàng thái hậu là phu nhân như vậy.
Phu nhân nói rằng đức Hoàng thái hậu có lòng trọng nể nam tước Funke
lắm, - rồi khoé mắt của phu nhân lại đượm vẻ buồn rầu như cũ.
Công tước lặng thinh, vẻ thản nhiên, Anna Pavlovna vốn có đủ cái khéo
léo tế nhị và nhạy bén của một người đàn bà và một nữ quan quen ra vào
chốn cung đình; phu nhân muốn châm chích công tước một tí, vì ông ta đã
dám nghĩ như vậy về một nhân vật được tiến cử với Hoàng thái hậu, nhưng
đồng thời phu nhân cũng muốn an ủi công tước. Phu nhân nói:
- À này, để nói đến việc cửa nhà công tước một thể, chắc công tước cũng
biết là quý tiểu thư, từ khi bước chân vào cuộc đời giao tế, được mọi
người rất yêu chuộng. Ai cũng bảo là tiểu thư đẹp như ánh thái dương.
Công tước nghiêm mình để tỏ ý kích cẩn và cảm kích.
Sau một phút yên lặng, Anna Pavlovna nhích đến gần công tước và dịu
dàng mỉm cười, dường như để tỏ rằng câu chuyện về chính trị và xã giao
đã chấm dứt, và bây giờ đến lượt những mẩu chuyện tâm tình:
- Tôi thường nghĩ rằng đôi khi hạnh phúc trên đời được phân phối thật
bất công. Tại sao số phận lại cho ngài hai người con đáng yêu như vậy.
Trừ Anatol, cậu con út của ngài, mà tôi không ưa - phu nhân nói thêm,
lông mày nhướn cao lên, giọng quyền hành và dứt khoát - Mà công tước
lại là người ít biết giá trị của con mình hơn cả, vì vậy công tước quả
không đáng được hai người con như thế.
Và phu nhân mỉm cười, nụ cười phấn khởi.
Công tước nói:
- Phu nhân bảo tôi làm thế nào được? Nếu có Lavater ở đây thì ông ta sẽ bảo tôi không có cái u làm cha(3).
- Thôi đừng đùa nữa. Tôi đang nói chuyện đứng đắn kia mà. Công tước ạ,
tôi không vừa lòng về cậu con trai út của ngài cho lắm. Cái này ta cũng
nói riêng với nhau thôi (gương mặt của phu nhân lại lộ vẻ buồn rầu),
trong cung đức hoàng thái hậu họ có nói đến cậu ta đấy, và lấy làm ái
ngại cho công tước.
Công tước không đáp lại, nhưng phu nhân vẫn lặng thinh nhìn công tước,
vẻ tư lự, chờ đợi công tước trả lời. Công tước Vaxili cau mày. Cuối
cùng, công tước nói:
- Tôi còn biết làm thế nào được? Phu nhân biết đấy, tôi đã làm tất cả
những gì mà một người cha có thể làm để dạy dỗ chúng nó, thế mà rốt cục
cả hai đứa lớn lên vẫn thành hai thằng ngốc như thường. Thằng Ippolit
thì ít nhất cũng còn là một thằng ngốc hiền lành, chứ thằng Anatol thì
thật là một thừng ngốc ngỗ ngược. Đấy chỉ là khác nhau có thế.
Trong khi nói, công tước mỉm cười không được tự nhiên như thường ngày,
nhưng lại có vẻ phấn khởi hơn, rồi đột nhiên hai bên mép nhăn lại để lộ
cái gì thô bỉ và khả ố.
- Những ngưởi như công tước thì có con làm gì? Giá công tước không làm
cha, thì tôi thật không thể có điều gì chê bai công tước được nữa, -
Anna Pavlovna nói, mắt ngước nhìn lên có vẻ đăm chiêu suy nghĩ.
- Tôi là kẻ nô lệ trung thành của phu nhân, và chỉ với phu nhân tôi mới
có thế thú nhận điều này, con tôi - nó là mối luỵ của đời tôi - nó quả
là cây thập tự mà tôi phải vác lên vai. Tôi tự cắt nghĩa cho mình như
vậy đấy. Biết làm thế nào được?
Công tước ngừng nói và khoát tay một cái, ngụ ý là mình đành cam chịu phục tùng số mệnh ác nghiệt.
Anna Pavlovna trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Ngài chắc chưa bao giờ nghĩ đến việc cưới vợ cho cậu Anatol phá gia
chi tử của ngài nhỉ. Người ta thường bảo là gái quá thời thì hay có cái
thói làm mai mối. Tôi chưa cảm thấy mình có cái thói ấy, nhưng tôi có
biết một tiểu thư phải chịu khổ sở nhiều vì ông bố, đó là một người họ
hàng của chúng tôi, một công tước tiểu thư họ Bonkonxki.
Công tước Vaxili không đáp, nhưng với cái trí xét đoán và cái ký ức rất
nhạy của những người thuộc giới xã giao, công tước liền khẽ nghiêng đầu
để chứng tỏ mình đã lãnh hội và đã quan tâm đến những điều mách bảo của
phu nhân.
- Phu nhân có hiết không, cái thằng Anatol ấy tiêu của tôi mỗi năm đến
bốn vạn rúp, - công tước nói, hẳn là ông ta không đủ sức kìm hãm dòng
tâm tư buồn bã của mình. Công tước im lặng một lúc:
- Cứ như thế này, rồi năm năm nữa không biết sẽ ra sao đây?
- À làm cha thì hơn người ta ở chỗ đấy.
- Thế công tước tiểu thư của phu nhân có giàu không?
- Ông bố cô ta rất giàu nhưng rất hà tiện. Ông cụ hiện nay ở thôn quê.
Đó chính là công tước Bolkonxki nổi tiếng, đã về hưu từ thời tiên đế,
mà người ta thường gọi đùa là ông vua nước Phổ. Ông ta là người rất
thông minh, nhưng có nhiều cái gàn dở rất kỳ quặc, lại rất khó tính.
Tội nghiệp cho con bé, nó thật đến khổ, công tước tiểu thư có một người
anh cách đây ít lâu vừa kết hôn với cô Liza Mainen, và làm sĩ quan phụ
tá cho Kutuzov. Hôm nay người anh cũng đến đây.
Công tước bỗng dưng cầm lấy tay Anna Pavlovna và không hiểu tại sao kéo phu nhân cúi thấp xuống, rồi nói:
- Này, bạn Annet thân mến, bạn dàn xếp hộ tôi việc ấy, tôi sẽ suốt đời
là kẻ nô lệ trung thành của bạn, là kẻ nô lệ, như lão trưởng thôn của
tôi thường viết trong báo cáo, cô ấy con nhà thế gia, cô ấy giàu: tôi
chỉ cần có thế.
Với những cử chỉ thoải mái, thân mật và đẹp mắt mà ông vẫn có, công
tước cầm bàn tay của ngự tiền phu nhân đưa lên môi hôn, và lắc lắc, rồi
ngồi người trên ghế bành, đưa mắt nhìn phía khác.
Anna Pavlovna nghĩ ngợi một lát rồi nói:
- Được, để tôi sẽ nói chuyện với Liza (vợ công tước Bolkonxki trẻ tuổi)
ngay hôm nay. Có lẽ rồi việc này sẽ thành. Gia đình nhà ông sẽ là nơi
tôi tập sự làm gái già.

-------------------------------------------------------------------------

Chú thích:
(1) Họ của Napoleon Bonaparte phát âm theo giọng Corse để tỏ ý khinh miệt.
(2) Sau cuộc cách mạng Pháp 1789, một số quí tộc phản cách mạng trốn
hoặc bị trục xuất ra nước ngoài. Số người đó gọi là những người lưu
vong (emigré)
(3) Lavater (1741-1801) Nhà văn và giáo sĩ Thuỵ Sỹ đã lập ra một thuyết
cho rằng năng khiếu của con người là do hình dáng và đặc biệt là cái u
ở trên đầu quy định. Thành ngữ, có nghĩa là "đó là một tai ách mà số
phải chịu".

Share


Được sửa bởi petterpacker ngày Wed Jan 05, 2011 9:13 pm; sửa lần 2. (Reason for editing : Edit nội dung của truyện)
Về Đầu Trang Go down

Tác giảThông điệp
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 8:58 pm

Gần ba giờ sáng, trong khi chưa có ai ngủ, viên tào trưởng đến báo là có lệnh xuất phát đến làng Oxtrovna.
Vẫn cười nói bô bô như cũ, các sĩ quan hối hả sửa soạn; họ lại đun
một ấm nước bẩn. Nhưng Roxtov không đợi dọn trà xong, lên đường về đại
đội. Trời đã hửng sáng; mưa đã tạnh, mây tan dần. Từ trong quán bước ra,
Roxtov và Ilya đều ghé mắt dòm vào chiếc xe điềm da của ông bác sĩ ướt
sũng nước mưa loang loáng trong ánh bình minh lờ mờ. Hai bàn chân của
ông thày thuốc thòi ra ngoài điềm; ở giữa xe, trên chiếc gối họ trông
thấy chiếc mũ chụp của bà bác sĩ; từ trong xe đưa ra tiếng thở đều đều
của hai người đang ngủ.
- Bà ta dễ thương thật! - Roxtov bảo Ilya bấy giờ cùng đi ra với chàng.
- Thật là một người đàn bà đáng yêu! - Ilya đáp với vẻ nghiêm trang của tuổi mười sáu.
Nửa giờ sau, đại đội kỵ binh đã xếp hàng ngũ chỉnh tề trên đường cái.
Lệnh "lên yên!" vang lên - binh sĩ làm dấu chữ thập và bắt đầu lên
ngựa. Roxtov thúc ngựa lên trước hô: "Tiến!" và trong tiếng vó ngựa giẫm
lép bép trên con đường ướt át, trong chiếc gươm vỗ lách cách và tiếng
nói chuyện khe khẽ, đội phiêu kỵ xuất phát trên con đường lớn hai bên
trồng hai dãy bạch dương, tiến theo đoàn bộ binh và pháo binh đang đi
trước mặt họ.
Những đám mây xơ xác màu xanh tim tím bay nhanh trước gió, đỏ dần lên
dưới ánh mặt trời mới mọc. Trời mỗi lúc một sáng tỏ. Đã thấy rõ những
đám cỏ lăn tăn thường mọc hai bên đường làng, hãy còn ướt đẫm vì trận
mưa đêm qua; những cành bạch dương ủ rũ, cũng ướt đẫm nước mưa, đung đưa
trước gió và hắt những giọt nước mưa sáng trong rơi chênh chếch xuống
mặt đất. Nét mặt của binh sĩ trông mỗi lúc một thêm rõ. Roxtov cưỡi ngựa
đi giữa hai hàng bạch dương, bên cạnh là Ilya bấy giờ không rời chàng
một bước.
Đi chiến dịch lần này Roxtov không dùng ngựa trận mà lại tự ý cưỡi
một con ngựa cô-dắc. Vốn là một tay chơi ngựa sành sỏi và say mê, cách
đây ít lâu chàng đã kiếm được một con ngựa tía lớn vùng sông Đông bờm
trắng; rất hăng và chạy rất nhanh, chẳng con nào bì kịp. Cưỡi con ngựa
này thật là một lạc thú đối với Roxtov.
Chàng nghĩ đến con ngựa, đến buổi ban mai, đến cô vợ ông bác sĩ và không hề nghĩ đến sự nguy hiểm sắp tới.
Trước kia, mỗi lần ra trận, Roxtov thấy sợ; bây giờ chàng chẳng hề
cảm thấy sợ hãi gì cả. Nhưng chàng không sợ không phải vì chàng đã quen
với lửa đạn (không ai có thể quen với sự nguy hiểm) mà vì chàng đã học
được cách làm chủ tinh thần của mình trước nguy hiểm. Chàng đã quen mỗi
khi ra trận nghĩ đến đủ mọi thứ trừ cái điều đáng lẽ phải chú ý nhất;
điều nguy hiểm sắp tới Trong thời gian đầu tòng ngũ, dù có cố gắng bao
nhiêu, dù có tự trách mình là hèn nhát bao nhiêu chàng vẫn không làm chủ
được mình; nhưng với tháng năm, tự nhiên chàng đã có được thói quen đó.
Bây giờ chàng cưỡi ngựa đi cạnh Ilya giữa hai hàng bạch dương, chốc
chốc bứt mấy chiếc lá ở những cành sa trước mặt, thng thoảng lại chạm
chân vào sườn ngựa, thỉnh thoảng lại đưa chiếc tẩu thuốc đã hút hết cho
người lính phiêu kỵ đi sau lưng, không quay người lại, có vẻ điềm tĩnh
và vô tư lự tưởng chừng như đang cưỡi ngựa rong chơi. Chàng thấy chạnh
lòng khi nhìn vẻ mặt lo lắng của Ilya, bây giờ đang nói huyên thiên có
chiều bứt rứt; kinh nghiệm đã cho chàng biết rõ tâm trạng day dứt của
một người đang chờ đời chiều khủng khiếp, chờ đời cái chết, điều mà viên
thiếu uý Ilya đang trải qua. Chàng biết rằng chỉ có thời gian mới có
thể làm cho Ilya thoát khỏi tâm trạng đó.
Mặt trời vừa ló trên trời trong giữa hai tầng mây, thì gió lặng hẳn
tựa hồ như không dám làm hỏng buổi sáng mùa hè tươi đẹp sau cơn giông tố
đêm qua; giọt nước mưa đọng trên cành cây vẫn còn nhỏ giọt, nhưng bây
giờ đã rơi thẳng xuống; mọi vật đều yên tĩnh. Mặt trời đã lên hẳn, hiện
rõ trên chân trời rơi lấp sau dải mây, rực rỡ hơn lúc nãy, xé rách những
đường viền của đám mây. Mọi vật đều sáng lên và long lanh trong ánh
nắng. Và cùng một lức ấy, dường như để trả lời lại ánh nắng, ở phía
trước có những phát súng đại bác vang lên.
Roxtov chưa kịp đoán xem những phát súng cách bao nhiêu, thì từ
Vitebxk đã có một viên sĩ quan phụ tá của bá tước Oxterman - Tolstoy phi
ngựa đến truyền lệnh phóng nước kiệu trên đường cái.
Đại đội kỵ binh vòng qua đoàn bộ binh và pháo binh bấy giờ cũng đang
vội rảo bước, phóng ngựa xuống dốc và sau khi đi ngang một cái làng
vắng vẻ không người ở, lại phóng lên dốc. Ngựa bắt đầu toát mồ hôi, binh
vĩ mặt mày đỏ gay lên.
- Đứng lại, nhìn trước… thẳng! - Ở phía trước vang lên tiếng hô của viên
sư đoàn trưởng rồi có tiếng hô tiếp - Hàng trái tiến lên, bước một…
tiến!
Và đội phiêu kỵ men theo dọc hàng quân chuyển sang bên phía tả vị trí
và dừng lại phía sau đoàn kỵ binh của ta đứng thành một khối dày đặc -
đó là đoàn quân dự bị: phía trên một chút, trên cao một điểm, trong bầu
không khí trong vắt, dưới ánh nắng chênh chếch của buổi ban mai, có thể
trông thấy những khẩu pháo của ta in trên chân trời. Ở phía trước, sau
một thung lũng thấp thoáng, các đạo bộ binh và các khẩu pháo của địch.
Từ phía thung lũng đã nghe tiếng súng trường rộn ràng vui vẻ của quân ta
ở tiền duyên lúc bấy giờ đã nổ súng giáp trận với quân địch.
Nghe những âm hưởng này, những âm hưởng mà đã từ lâu chàng không được
nghe, Roxtov thấy lòng vui hẳn lên như khi nghe tiếng nhạc tưng bừng
nhất. Đùng đì - đùng, đoành - đoành! - mấy tiếng súng nổ dồn, khi lẻ tẻ,
khi liên tiếp. Rồi mọi vật im lặng, rồi lại như có ai giâm lên một
tràng pháo.
Quân phiêu kỵ đứng yên một chỗ trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đại
bác cũng đã lên tiếng gầm gừ. Bá tước Oxterman cùng với đoàn tuỳ tùng
cưỡi ngựa đi ngay phía sau kỵ đội, dừng lại nói mấy câu với viên trung
đoàn trưởng rồi đi vòng lên phía trận pháo bố trí trên núi.
Sau khi Oxterman đi qua, bên đơn vị U-lan có tiếng hô:
- Xếp thành đội ngũ chiến đấu, tiến!
Đoàn bộ binh đứng ở phía trước họ rẽ đôi ra để cho kỵ binh đi qua.
Quân U-lan xuất phát: cờ đuôi nheo ở đầu giáo bay phấp phới, họ phóng
nước kiệu xuống núi tiến về phía kỵ binh Pháp bấy giờ vừa xuất hiện dưới
chân núi, ở phía trái.
Quân U-lan vừa xuống núi thì quân phiêu kỵ được lệnh tiến lên núi để yểm
hộ cho trận địa pháo binh. Trong khi quân phiêu kỵ đến thay chân đội
U-lan, từ tiền duyên có những viên đạn lạc bay đến, kếu ríu rít trong
không trung.
Âm hưởng này, mà đã từ lâu Roxtov không được nghe, lại khiến chàng vui
vẻ và phấn chấn hơn cả tiếng súng lúc nãy. Chàng ngồi thẳng người trên
mình ngựa, đưa mắt nhìn quanh chiến trường trải rộng ra dưới chân núi,
và toàn tâm toàn ý dõi theo cục chuyẻn binh của đơn vị U lan. Quân U-lan
đã phi sát đội long kỵ của Pháp, rồi khói súng che lấp mọi vật, và năm
phút sau quân U-lan phi ngựa trở lại nơi họ xuất phát, nhưng chếch sang
bên trái. Ở giữa những người lính U-lan mặc áo da cam ở phía sau lưng họ
đã thấy những đám long kỵ binh Pháp đông nghịt mặc áo lam cưỡi ngựa xám
đuổi theo.
Với con mắt rất tinh của người đi săn, Roxtov là một trong những
người đầu tiên đã trông thấy đám long kỵ binh Pháp mặc áo lam đuổi theo
quân U-lan của ta. Đội U-lan hàng ngũ rối loạn và đội kỵ binh Pháp đang
đuổi theo họ một lúc một tiến gần chỗ Roxtov đứng. Từ trên núi nhìn
xuống đã có thể thấy rõ những bóng người trông rất nhỏ ở dưới chân đồi
đang xô đẩy nhau, đuổi theo nhau và hoa tay hay vung kiếm.
Roxtov, khi đi săn đuổi, đứng nhìn những việc đang diễn ra trước mắt
mình. Trực giác của chàng đã cảm thấy rằng nếu bây giờ cho quân phiêu kỵ
đánh thốc vào đội long kỵ binh Pháp thì chúng sẽ không bao giờ đương
nổi; nhưng nếu đánh thì đánh ngay bây giờ, ngay phút này, nếu không thì
chậm mất. Chàng đưa mắt nhìn quanh viên quan. Viên thượng uý đứng cạnh
chàng bấy giờ cũng nhìn không chớp mắt vào những người cưỡi ngựa dưới
chân núi.
- Andrey Xevaxtyanyst, - Roxtox nói, - Ta có thể đánh tan được chúng…
- Đúng đấy, - Viên thượng uý nói, - Hay là ta…
Chưa nghe nói hết câu, Roxtox đã thúc ngựa phi ra trước kỵ đội, chàng
chưa kịp ra lệnh tiến quân thì toàn thể đại đội, lúc bấy giờ cũng cảm
thấy như Roxtox, đã thúc ngựa theo chàng. Bản thân Roxtox cũng chẳng
biết tại sao mình làm việc đó, và làm như thế nào. Tất cả những việc đó
chàng đã làm như vẫn thường làm khi đi sẵn, không nghĩ ngợi, đắn đo suy
tính. Chàng thấy bọn long kỵ binh đã đến gần, thấy hàng ngũ của chúng
rối loạn; chàng biết rằng chúng sẽ đương nổi, chàng biết rằng nếu bỏ qua
phút này, thì sẽ không bao giờ trở lại nữa. Tiếng đạn réo quanh chàng
có sức kích động quá mạnh, và con ngựa của chàng hăm hớ muốn tiến lên,
đến nỗi chàng không sao kìm nổi. Chàng thúc ngựa tiến, cất tiếng hô mệnh
lệnh và ngay lức ấy chàng nghe phía sau lưng có tiếng vó ngựa rầm rập
của toàn thể đại đội chàng đang phóng nước kiệu tọả xuống núi về phía
bọn long kỵ binh. Xuống đến gần chân núi, đang nước kiệu họ bất giác
chuyển sang nước đại, càng đến gần quân U-lan ta và quân long kỵ binh
Pháp đang đuổi theo thì lại càng phi nhanh thêm.
Họ đã đến gần bọn long kỵ binh. Những tên ở phía trước trông thấy
quân phiêu kỵ liền quay trở lại, những tên ở phía sau kìm ngựa. Với một
cảm giác giống như khi chàng phi ngựa đi chặn đường con sói, Roxtox cho
con ngựa sông Đông của chàng phóng hết tốc lực, phi chéo vào đám long kỵ
binh Pháp hàng ngũ rối loạn. Một người lính U-lan dừng lại, một người
ngã ngựa phục xuống đất để khỏi bị xéo lên người, một con ngựa không
người cưỡi chen lấn vào hàng ngũ đội phiêu kỵ. Hầu hết cả bọn long kỵ
binh Pháp đều phi trở lại phía sau. Roxtox chọn một tên long kỵ binh
cưỡì ngựa xám, phóng ngựa rượt theo. Dọc đường chàng suýt đâm vào một
bụi cây; nhưng con tuấn mã đưa chàng bay vút qua bụi, phải chật vật lắm
chàng mới ngồi được vững trên yên. Nikolai thấy rằng chỉ trong chốc lát
chàng sẽ đuổi kịp tên địch mà chàng đã chọn làm đích. Tên Pháp này - cứ
trông quân phục thì chắc là một viên sĩ quan cúi rạp mình trên con ngựa
xám, lấy gươm thúc vào mông con ngựa chạy nhanh thêm. Chỉ có một lát,
con ngựa của Roxtox húc vào mông con ngựa của viên sĩ quan suýt làm cho
nó ngã nhoài ra, và ngay lúc ấy, Roxtox - chính chàng cũng chẳng biết
tại sao - vung gươm lên chém vào tên kỵ binh Pháp.
Trong cái giây lát chàng làm như vậy, tất cả mọi hưng phấn của Roxtox
vụt biến mất. Viên sĩ quan Pháp ngã xuống, vì nhát gươm thì ít (lưỡi
gươm chỉ chém đứt một đường nhỏ ở phía trên khuỷu tay) mà vì bị lay mạnh
và sợ thì nhiều. Roxtox kìm ngựa lại, đưa mắt nhìn kẻ thù mình vừa
thắng xem thử hắn là người thế nào. Viên sĩ quan lính kỵ binh Pháp một
chân, nhảy cò trên mặt đất, còn chân kia thì mắc vào bàn đạp. Hắn nheo
nheo mắt như chờ đợi một nhát gươm sắp chém xuống lần nữa, nhăn mặt
ngước nhìn Roxtox ra vẻ kinh hãi, mặt hắn tái mét và lấm bùn: với bộ tóc
vàng, với cái cằm lúm đồng tiền và đôi mắt màu xanh nhạt trong sáng,
khuôn mặt trè trung của viên sĩ quan Pháp thật chẳng hợp chút nào với
chiến trường, thật chẳng có vẻ gì là khuôn mặt của một kẻ địch, mà là
một khuôn mặt của hết sức quen thuộc thường gặp trong phòng khách.
Roxtox chưa kịp quyết định xem mình nên làm gì, thì viên sĩ quan đã kêu
to: "Tôi xin hàng!". Hắn luống cuống vội vàng muốn rút chân ra khỏi bàn
đạp nhưng không sao rút được, và đôi mắt sợ hãi của hắn vẫn giương lên
nhìn Roxtox không chớp: Những người lính phiêu kỵ bấy giờ vừa phi đến
tháo chân hắn ra khỏi bàn đạp và đặt hắn ngồi lên yên. Bốn phía đều nhìn
thấy những người phiêu kỵ đang mải đối phó với những tên long kỵ binh:
có tên bị thương, máu me be bét trên mặt nhưng vẫn không chịu buông ngựa
ra; một tên khác ngồi trên ngựa sau lưng một người lính phiêu kỵ, tay
ôm choàng lấy mình người lính; lại một tên nữa đang được mấy người phiêu
kỵ đỡ cho ngồi lên ngựa. Ở phía trước mặt, bộ binh Pháp vừa chạy tới
vừa bắn. Quân phiêu kỵ vội vàng đem bọn tù binh về hậu tuyến. Roxtox
cũng phi ngựa trở lại về với họ: một cảm giác gì khó chịu làm cho lòng
chàng như thắt lại. Có một cái gì lờ mờ, rối ren mà chàng không sao nhận
thức được rõ ràng đã đẩy lên trong lòng chàng nghĩ đến lúc chàng vung
gươm lên chém hắn.
Bá tước Oxterman - Tolstoy nghênh tiếp đội phiêu kỵ, gọi Roxtox đến
cảm ơn chàng và nói rằng ông ta sẽ trình lên hoàng thượng rõ hành động
dũng cảm của chàng và sẽ xin cho chàng một huân chương chữ thập George.
Khi được lệnh đến gặp bá tước Oxterman, chàng nhớ ra rằng chàng đã cho
đơn vị tấn công mà không có lệnh trên, nên tin chắc rằng cấp chỉ huy gọi
chàng đến là để trừng phạt hành động tự tiện của chàng. Vậy lẽ ra những
lời khen ngợi của Oxterman và lời hứa thăng thưởng càng khiến chàng
ngạc nhiên và vui mừng, nhưng cái cảm giác lờ mờ, khó chịu lúc nấy vẫn
khiến chàng bứt rứt. "Ồ, cái gì làm cho mình băn khoăn thế nhỉ? - Chàng
tự hỏi khi từ giã viên tướng ra về. - Ilya à? Không, cậu ta vẫn bình yên
vô sự. Mình có làm điều gì đáng hổ thẹn chăng? Không, vẫn không phải!" -
Có một cái gì khác day dứt chàng như một mềm hối hận - Phải, phải cái
thằng cha sĩ quan Pháp cằm lúm đồng tiền ấy - Và mình nhớ rất rõ là tay
này mình đã chùn lại khi mình vung gươm lên"
Roxtox thấy đám lù binh đang được giải đi, liền phi ngựa theo để nhìn
lại tên Pháp có cái cằm lúm đồng tiền. Mình mặc bộ quân phục kỳ quặc,
viên sĩ quan Pháp đang ngồi trên một con ngựa của lính phiêu kỵ và lo
lắng đưa mắt nhìn quanh. Vết thương của hắn cũng chẳng đáng gọi là một
vết thương nữa. Hắn gượng gạo mỉm cười với Roxtox và vẫy tay chào chàng.
Roxtox vẫn có một cảm giác ngượng nghịu xấu hổ.
Suốt ngày hôm ấy và ngày hôm sau các bạn bè của Roxtox nhận thấy
chàng tuy không có vẻ buồn bã hay cáu kỉnh nhưng lại trầm lặng, thẫn thờ
và đăm chiêu. Chàng uống rượu một cách miễn cưỡng, cứ tìm cách ngồi một
mình suy nghĩ điều gì.
Roxtox nghĩ mãi đến cái chiến công oanh liệt của mình: lạ thay, nó
lại đem lại cho chàng một tấm huân chương chữ thập George, thậm chí lại
làm cho chàng lừng danh là một tay gan dạ. Chàng nghĩ mãi, mà vẫn có một
điều gì chàng không sao hiểu nổi: "Thế ra chúng nó còn sợ hơn cả bọn
mình nữa ư! - Chàng nghĩ. - Chỉ có thế thôi mà cũng gọi là anh hùng à?
Mà ta làm như vậy có phải vì tổ quốc đâu? Hắn ta có tội tình đâu với cái
cằm lúm đồng tiền và đôi mắt xanh của hắn? Hắn hoảng sợ biết chừng nào!
Hắn tưởng là ta định giết hắn. Việc gì ta phải giết hắn? Tay ta đã run.
Rồi họ lại cứ gắn chữ thập George cho ta. Chả hiểu ra làm sao cả, chả
hiểu tí nào cả!".
Nhưng trong khi Nikolai băn khoăn với những câu hỏi ấy và vẫn không
sao hiểu rõ được cái gì khiến chàng bứt rứt như vậy, thì bánh xe của vận
đỏ(1) vẫn xoay ra thuận chiều, đem lại cho chàng nhiều lợi lộc - Điếu
văn vẫn thường thấy trong đời quân nhân. Sau trận Oxtrovna người ta đã
cất nhắc cho chàng lên chỉ huy một tiểu đoàn phiêu kỵ và mỗi khi cần đến
một viên sĩ quan dũng cảm, người ta đều nhớ đến chàng.

Chú thích:
(1) "vận đỏ" thường được biểu trưng bằng hình ảnh một người đàn bà bị mắt chân đi trên một cái bánh xe có cánh.
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 8:58 pm

Chương 14

Được tin Natasa ốm, bá tước phu nhân bấy giờ vẫn
chưa khỏi bệnh hẳn, người hãy còn yếu, đã đem Petya và cả nhà lên
Moskva, và gia đình Roxtov rời khỏi nhà bà Maria Dmitrevna dọn sang toà
nhà của họ và ở hẳn Moskva.
Bệnh tình của Natasa trầm trọng đến nỗi, thực may cho nàng và cũng
thực may cho cha mẹ nàng, ý nghĩ về những nguyên nhân đã khiến nàng lâm
bệnh, hành động của nàng đoạn tuyệt với vị hôn phu đều lùi ra phía sau.
Nàng ốm nặng đến nỗi không thể nào nghĩ em mình có lỗi đến chừng nào
trong tất cả những việc đã xảy ra, trong khi nàng không ăn, không ngủ,
gầy mòn đi trông thấy, ho sù sụ và như các bác sĩ đã để lộ, bệnh tình
khá nguy kịch. Bây giờ phải nghĩ cách cứu nàng. Các bác sĩ đến thăm
Natasa khi thì từng người một, khi thì họp thành một hội đồng, nói nhiều
bằng tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng La-tinh, phản bác nhau, kê đơn vô
số thuốc chữa đủ các thứ bệnh mà họ biết; nhưng trong bọn họ không ai
thoáng có ý nghĩ đơn giản rằng họ không thể biết được căn bệnh của
Natasa, cũng như không thể biết được một bệnh nào mà một con người sống
có thể mắc phải: vì mỗi con người sống đều có những đặc tính của mình,
và bao giờ cũng có một thứ bệnh riêng của mình, một bệnh mới mẻ phức
tạp, mà y học chưa từng biết, đó không phải là bệnh phổi, bệnh gan, bệnh
tim, bệnh thần kinh, bệnh ngoài da, v.v…, là những thứ bệnh có ghi
trong sách y học, vì bệnh ấy là một trong vô số những cách kết hợp những
bệnh tật của các tạng phủ này. Các bác sĩ không thể thoáng có cái ý
nghĩ rằng mình không biết làm phù phép, bởi vì sự nghiệp của đời họ là
chữa bệnh; bởi vì họ được trả tiền để làm việc đó, và bởi vì họ đã tiêu
phí những năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời họ vào việc ấy. Nhưng cái
chính khiến cho các bác vĩ không thể có ý nghĩ ấy được là vì họ thấy
mình chắc chắn là có ích, và quả nhiên họ rất có ích cho tất cả những
người trong gia đình Roxtov. Họ có ích không phải vì họ bắt người ốm
nuốt những chất phần lớn là có hại (cái hại này cũng khó thấy, vì những
chất có hại thường cho uống với một liều lượng rất ít) nhưng họ có ích,
họ thấy là cần thiết, không thể nào thiếu được (chính vì thế cho nên
trước đây cũng như sau này bao giờ cũng có những ông lang băm, những ông
thầy màn và nhưng người chữa bệnh tương tự); bởi vì họ thoả mãn nhu cầu
tinh thần của người ốm và của những người yêu thương người ốm. Họ thoả
mãn cái nhu cầu muôn thủa của con người là mong được khỏi ốm, được người
khac xót thương và ân cần săn sóc. Họ thoả mãn một nhu cầu muôn thủa mà
con người ta có thể nhận thấy hình thức nguyên thuỷ nhất ở đứa trẻ, là
cái những cầu xoa chỗ đau. Đứa trẻ va phải cái gì thì lập tức chạy đến
mẹ, đến u già để người ta xoa chỗ đau cho nó, vấu khi đã được vỗ về như
vậy thì nó đỡ đau.Đứa trẻ không hình dung được rằng những người mạnh hơn
và khôn ngoan hơn nó không làm gì cho nó thấy đỡ đau. Và lòng nó được
an ủt vì nó hy vọng được khỏi đau, vì mẹ nói thương xót nó và xoa chỗ
đau cho nó. Nếu các bác sĩ có ích cho Natasa thì cũng là vì họ quả quyết
rằng nàng sẽ khỏi nếu anh xà ích đánh xe ra hiệu thuốc phố Arbatxkaya
mua một đồng bảy thuốc bột và thuốc viên đựng trong chiếc hộp xinh xắn,
và nếu người ốm uống các thứ thuốc này pha nước đun sôi đúng hai giờ một
lần, không hơn không kém.
Sonya, bá tước và phu nhân sẽ làm gì bây giờ, họ làm sao có thể
khoanh tay đứng nhìn; nếu không có những viên thuốc uống đúng giờ đúng
giấc ấy, nếu không có những thứ nước uống hâm nóng, những miếng gà hầm
và tất cả những điều mà họ phải tuân theo và cũng làm cho họ có công
việc được an ủi? Bá tước làm sao chịu đựng nổi bệnh tình của cô con gái
yêu, nếu như ông không biết rằng bệnh của Natasa tốn hết hàng nghìn rúp,
và dù có phải tiêu thêm hàng nghìn nữa để nàng khỏi bệnh ông cũng không
tiếc, nếu như thế nàng vẫn không khỏi thì ông sẽ không ngần ngại tiêu
thêm hàng nghìn nữa và vẫn sẽ đưa nàng ra nước ngoài rồi triệu tập một
hội đồng danh y; nếu ông không có dịp để kể tỉ mỉ rằng Metivie và Feller
không hiểu, nhưng Friz hiểu rõ, mà Mudrov còn chẩn đoán được rõ ràng
hơn? Bá tước phu nhân còn biết làm gì, nếu bà ta không có dịp gây gổ với
Natasa vì nàng không theo cho thật đúng những lời dặn của bác sĩ?
- Cứ thế này thì còn phải làm sao được, - bá tước phu nhân nói, và nỗi
bực mình làm cho phu nhân quên lãng nỗi buồn, - nếu con không chịu nghe
lời bác sĩ và uống thuốc không đúng giờ giấc! Có phải chuyện đùa đâu, nó
có thể biến chứng thành bệnh viêm phổi đấy, - Bá tước phu nhân nói
thêm, và ngay trong khi nói ra cái danh từ mà bà không hiểu (mà cũng
chẳng phải một mình bà là không hiểu), bà cũng được an ủi rất nhiều rồi.
Sonya còn biết làm gì, nếu nàng không vui mừng nhận thấy nàng đã không
cởi áo ngoài suốt ba đêm đầu để sẵn sàng làm tròn tất cả những lời dặn
dò của bác sĩ, và bây giờ đây đêm đêm nàng không ngủ để khỏi nhỡ giờ cho
Natasa uống những viên thuốc chẳng có hại gì mấy đựng trong hộp mạ
vàng? Mà ngay cả Natasa cũng vậy, tuy nàng nói rằng không có thuốc nào
có thể chữa cho nàng khỏi bệnh và tất cả những thứ kia đều là nhảm nhí,
nàng cũng không hài lòng khi thấy người ta hy sinh vì mình nhiều như
vậy, và phải uống thuốc đúng giờ giấc. Thậm chí nàng còn thấy vui khi
không chịu làm theo lời dặn của bác sĩ để tỏ ra rằng mình không tin là
bệnh có thể khỏi và không có ý tiếc rẻ đời mình.
Bác sĩ đến hàng ngày, bắt mạch, xem lưỡi, không hề để ý đến vẻ mặt ủ
dột của nàng, và cứ đùa với nàng. Nhưng khi ông sang phòng bên bá tước
phu nhân hấp tấp đi theo ông, ông làm ra vẻ nghiêm nghị và lắc đầu ra
dáng tư lự, nói rằng liều thước vừa rồi sẽ có tác dụng, rằng cần phải
chờ xem; rằng bệnh này chủ yếu là bệnh tinh thần, song…
Bá tước phu nhân, cố giấu giếm hành động này với bản thân mình và
với cả thầy thuốc nữa, dúi cho ông ta một đồng tiền vàng, và mỗi lần như
vậy phu nhân trở vào phòng con, lòng yên tĩnh hơn.
Những chứng bệnh của Natasa là ăn kém, ngủ kém, thường hay ho và lúc
nào cũng ủ ê, phờ phạc. Thầy thuốc nói rằng thế nào cũng phải để Natasa
ở một nơi có thể chạy chữa khi cần thiết, cho nên họ giữ nàng ở lại
trong một không khí ngột ngạt của thành phố. Thế là mùa hè năm 1812 gia
đình Roxtov không về quê nữa.
Tuy đã uống rất nhiều thuốc viên, thuốc bột đựng trong những chiếc
lọ và những chiếc hộp con con mà bà Schoss, một người rất thích các thứ
này, đã gom góp lại được thành một bộ sưu tập đầy đủ, tuy nàng bị tước
mất cảnh sống hương thôn mà nàng đã quen thuộc, nhưng cuối cùng tuổi trẻ
vẫn thắng: nỗi buồn của Natasa bắt đầu bị những ấn tượng của cuộc sống
hằng ngày che mờ, nó không còn đè nặng lên lòng nàng nữa, nó bắt đầu lùi
về quá khứ, và thể lực Natasa bắt đầu bình phục.
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 8:59 pm

Chương 15

Natasa đã bình tĩnh hơn trước, nhưng không phải là vui hơn. Không những
nàng còn tránh tất cả những dịp chơi, như những buổi khiêu vũ những cuộc
dạo chơi, những buổi hoà nhạc, những tối xem kịch; và hễ nàng cười thì
bao giờ trong tiếng cười cũng thấy có nước mắt.
Nàng không sao hát được. Hễ nàng cất tiếng cười hay thử hát những
khi ngồi một mình, thì nước mắt lại trào lên nghẹn ngào trong cổ: những
giọt nước mắt hối hận, nhớ những ngày trong sáng không bao giờ còn trở
lại nữa, những giọt nước mắt tủi cực vì thấy mình đã phí hoài tuổi thanh
xuân lẽ ra có thể tràn đầy hạnh phúc. Tiếng cười và tiếng hát đối với
nàng thật như một lời báng bổ đối với nỗi buồn của nàng. Nàng không hề
nghĩ đến việc làm duyên làm dáng nữa. Nàng nói và cảm thấy rằng lúc bấy
giờ đàn ông đối với nàng cũng chẳng khác nào lão hề Naxtaxya Ivanovna.
Trong lòng nàng như có một tên cảnh binh cấm nàng không được hưởng một
niềm vui nào. Vả chăng tâm tư nàng cũng chẳng còn những thích thú trước
kia của cuộc sống vô tư lự, tràn đấy hy vọng của người con gái. Nàng
thường xót xa nhớ lại những tháng mùa thu, những buổi đi săn, ông chú và
lễ Giáng sinh, những ngày đã sống cạnh Nikolai ở Otradnoye. Giá được
sống lại dù chỉ là một ngày của quãng thời gian đó thôi, thì dẫu có phải
hy sinh gì nàng cũng cam. Nhưng thời ấy đã vĩnh viễn trôi qua rồi. Dạo
ấy linh tính đã báo cho nàng biết rằng cuộc sống thoải mái và tâm trạng
sẵn sàng đón lấy mọi niềm vui sướng sẽ không bao giờ trở lại nữa: quả
nhiên linh tính đã không lừa dối nàng. Nhưng vẫn cứ phải sống.
Nàng thấy lòng nguôi nguôi khi nghĩ rằng nàng không phải là người
tốt nhất như trước kia nàng đã từng nghĩ, mà là người xấu xa nhất xấu xa
hơn tất cả mọi người ở trên đời. Nhưng như thế vẫn chưa đủ Nàng biết
như vậy và tự hỏi: "Thế rồi sao nữa?" Nhưng chẳng có gì nữa hết. Cuộc
sống chẳng cho nàng lấy một niềm vui, và cuộc sống cứ trôi qua. Natasa
hình như chỉ cố sao dừng làm phiền ai, đừng làm cho ai phải cực nhọc vì
mình, còn riêng nàng thì nàng chẳng cần gì cho mình cả. Nàng xa lánh mọi
người trong gia đình, chỉ riêng với Petya là nàng thấy dễ chịu. Nàng
thích bầu bạn với em trai hơn là với những người khác; và đôi khi ngồi
nói chuyện riêng với Petya, nàng lại cất tiếng cười. Nàng hầu như không
ra khỏi nhà, và tổng số những người khách đến thăm chỉ có một người có
thể làm cho nàng vui mừng: người ấy là Piotr. Không còn ai có thể dịu
dàng, trân trọng và nghiêm trang hơn bá tước Bezukhov đối với nàng.
Natasa bất giác nhận thấy lòng dịu dàng của chàng. Và thấy thích thú khi
được nói chuyện với chàng. Nhưng nàng cũng chẳng cảm kích lòng dịu dàng
của chàng. Đối với nàng, hình như tất cả những chỉ tốt đẹp Piotr đều
không cần một sự cố gắng nào cả tốt. Hình như cư xử tốt mọi người là một
điều tự nhiên đối với Piotr cho nên điều đó chẳng có gì đáng khen ngợi
cả. Đôi khi Natasa nhận thấy chàng ngượng nghịu và lúng túng trước mặt
mình, nhất là khi chàng sợ rằng trong câu chuyện có điều gì nhắc nhở cho
Natasa những kỷ nịêm đau đớn. Nàng nhận thấy như vậy và cho rằng đó là
vì chàng tốt bụng nhút nhát, theo như nàng quan niệm thì đối với ai
chàng cũng tốt bụng và nhút nhát như đối với nàng.
Sau hôm chàng thốt ra rằng nếu chàng tự do chàng sẽ quỳ xuống xin
nàng tình yêu và xin kết hôn với nàng (những lời này nói ra trong một
phút nàng đang kích động mạnh) Piotr không bao giờ nói gì về những tình
cảm của mình đối với Natasa: và nàng thấy rõ rằng những lời ấy, những
lời đã an ủi nàng rất nhiều, chẳng qua cũng như bất cứ những lời vẩn vơ
nào thường nói để dỗ một đứa trẻ đang khớc. Đó không phải là vì Piotr là
một người có vợ, mà là vì Natasaa cảm thấy mình và Piotr có một trơ lực
đạo đức ngăn cản - Trước kia nàng không thấy có trở lực này giữa mình
đối với Kuraghin - Nàng không bao giờ thoáng có ý nghĩ rằng những quan
hệ với Piotr có thể đưa đến chỗ nàng yêu chàng, lại càng không bao giờ
nghĩ rằng nó đưa đến chỗ chàng yêu nàng, nhưng ngay cả cái loại tình bạn
dịu dàng và nên thơ giữa một người đàn ông và một người đàn bà mà nàng
đã từng biết qua một vài trường hợp cũng thế.
Vào cuối cữ chay thánh Piotr, Agrafena Ivanovna Belova, bà láng
giềng của gia đình Roxtov ở Otradnoye đến Moskva chiêm bái các thánh
đường. Bà ta bàn với Natasa là nên đi lễ với bà. Natasa vui mừng đón lấy
ý kiến ấy. Tuy các bác sĩ đã cấm nàng không được ra khỏi nhà vào buổi
sáng sớm, Natasa vẫn cứ một mực xin đi lễ, và lần này chịu lễ không
giống như những lần chịu lễ thông thường trong gia đình của Roxtov, tức
là xem lễ ba lần ở nhà mà là chịu lễ như bà Agrafena Ivanovna, tức xem
lễ một tuần không bỏ qua buổi nào, lễ sớm, lễ trưa, hay lễ chiều cũng
vậy.
Thấy Natasa hăng hái như vậy, bá tước phu nhân rất hài lòng; sau
thời gian hoài công chạy chữa thuốc thang, trong thâm tâm phu nhân hy
vọng rằng câu chuyện bổ ích cho nàng hơn là thuốc men, cho nên tuy thầm
lo sợ và phải dấu diếm thầy thuốc, bà cũng thuận cho Natasa đi và giao
nàng cho bà Belova. Cứ đến ba giờ đêm bà Agrafena Ivanovna lại đến đánh
thức Natasa và thường thường khi bà ta đến thì nàng đã dậy rồi. Natasa
sợ lỡ mất buổi lễ. Nàng hối hả rửa mặt và mặc chiếc áo xấu xí nhất,
ngoài khoác một chiếc áo choàng cũ kỹ rồi run cầm cập vì khí lạnh ban
mai, nàng bước ra, ngoài phố vắng tanh, lờ mờ dưới ánh bình minh trong
vắt. Theo lời khuyên của bà Agrafena Ivanovna, Natasa không xem lễ trong
nhà thờ xứ quen thuộc, mà lại đến một nhà thờ khác: theo lời bà Belova
là người rất sùng đạo, vị linh mục ở đây sống một cuộc đời rất khổ hạnh
và cao quý. Trong nhà thờ này lúc nào cũng có ít người; Natasa và bà
Belova đến đứng chỗ quen thuộc trước bức ảnh Đức mẹ treo ở cuối bàn thờ
bên trái, và một niềm vui phục tùng trước một cái vĩ đại và không hiểu
được, một tình cảm mới mẻ tràn ngập lòng nàng, khi trong buổi sáng sớm
tinh mơ này, nàng nhìn lên khuôn mặt đen sẫm của Đức mẹ sáng mờ mờ dưới
ánh nến và ánh ban mai từ cửa sổ lọt vào nghe những lời cầu nguyện mà
nàng cố dõi theo và cố hiểu. Khi nàng hiểu được những lời đó thì những
tình cảm sâu kín của nàng với đủ mọi màu sắc cũng hoà theo lời cầu
nguyện. Khi nàng không hiểu nàng lại càng thấy lòng dịu lại vì nghĩ rằng
muốn hiểu tất cả là một sự kiêu căng, rằng không thể nào hiểu được tất
cả, rằng chỉ cần tin và phó thác bản thân mình cho Chúa là Đấng nàng cảm
thấy giờ đây đang ngự trị linh hồn nàng. Nàng làm dấu chữ thập, cúi đầu
làm lễ và những khi không hiểu nàng chỉ thấy sợ hãi trước sự thấp hèn
của mình và cầu xin cầu Chúa tha thứ cho nàng tất cả, tất cả, và rủ lòng
thương nàng. Những câu kinh mà nàng cầu nguyện nhiệt thành hơn cả là
những câu kinh sám hối. Trở về nhà khi hãy còn sớm, và chỉ gặp những
người thợ nề đi làm, những người phu đang quét đường, còn trong các nhà
thì mọi người còn yên giấc. Natasa có một cảm giác mới mẻ khiến nàng tin
rằng mình còn cổ thể sửa đổi các thói xấu và sống một cuộc sống đời
mới, trong sạch và có hạnh phúc.
Suốt trong tuần chịu lễ, cảm giác ấy mỗi ngày một tăng thêm. Đối với
nàng thì cái hạnh phúc "giao lưu" hay như Agrafena Ivanovna thương vẫn
thích nói, "hoà nhập", cái hạnh phúc ấy to lớn đến nỗi nàng có cảm tưởng
sẽ không còn sống được cho đến ngày chủ nhật diễm phúc kia.
Nhưng ngày vui đã đến, và khi Natasa mặc chiếc áo bạch sa từ buổi lễ ra
về trong ngày chủ nhật đáng ghi nhớ ấy, lần đầu tiên sau bao tháng trời
nàng đã cảm thấy mình yên tĩnh và không buồn chán khi nghĩ đến tương lai
nữa.
Hôm ấy, thầy thuốc đến thăm bệnh cho Natasa và dặn uống tiếp những liều thuốc bột mà ông ta đã kê đơn từ hai tuần trước.
- Thế nào cũng phải uống liên tiếp, sáng một lượt, chiều một lượt ông ta
nói, hẳn lấy làm hài lòng về kết quả cách chữa bệnh. Chỉ xin uống thật
đúng giờ giấc. Xin bá tước phu nhân yên tâm, - Ông nói giọng hóm hỉnh
trong khi nắm gọn lấy đồng tiền vàng mà phu nhân dúi vào lòng bàn tay, -
Chả bao lâu nữa tiểu thư lại ca hát vui đùa như con sáo cho mà xem: Đơn
thuốc sau cùng này hiệu nghiệm lắm, hiệu nghiệm lắm. Tiểu thư trông
tươi hẳn ra.
Bá tước phu nhân nhìn đầu móng tay và nhổ nước bọt(1), rồi trở về phòng khách, gương mặt tươi hẳn lên.

Chú thích:
(1) Để yểm trừ vận xấu.
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 8:59 pm

Chương 16

Vào đầu tháng
bảy ở Moskva có những tin đồn mỗi ngày một kinh hoảng hơn về tình hình
chiến sự: người ta bàn tán về lời hiệu triệu dân chúng của hoàng thượng,
về việc nhà vua rời quân đội và thân hành trở về Moskva. Và vì cho đến
ngày 11 tháng bảy, bản tuyên cáo và bản triệu hiệu vẫn chưa gửi về đến
nơi, cho nên có những tin đồn đại quá đáng nhất về các văn bản này và về
tình hình nước Nga. Người ta kháo nhau rằng hoàng thượng ra đi là vì
quân đội đang lâm nguy, người ta lại đồn rằng Smolensk đã bỏ ngỏ,
Napoléon có đến một triệu quân và bây giờ thì chỉ có phép thần thông mới
cứu được nước Nga.
Ngày thứ bảy mười một tháng bảy, bản tuyên cáo đã về đến Moskva,
nhưng chưa được in ra. Hôm ấy Piotr đến chơi nhà Roxtov chàng hứa là đến
hôm sau, ngày chủ nhật, sẽ ăn bữa chiều, mang theo cả bản tuyên cáo và
bản hiệu triệu mà chàng sẽ xin của bá tước Roxtopsin.
Ngày chủ nhật hôm ấy, gia đình Roxtov vẫn như thường lệ đi xem lễ ở
nhà thờ riêng của ông Razumovxki. Hôm ấy là một ngày tháng bảy oi bức.
Ngay từ lúc mười giờ, khi gia đình Roxtov đỗ xe bước xuống thềm nhà thờ,
thì trong bầu không khí nóng nực, trong tiếng nao của những người bán
hàng rong, trong những chiếc áo dài mùa hạ màu nhạt và tươi của đám
đông, trong khóm lá lấm tấm bụi của cây cối trên đường đi, trong tiếng
nhạc và trong màu quần trắng toát của một tiểu đoàn đang kéo qua, trong
tiếng bánh xe lăn ầm ầm trên đá lát đường và trong ánh nắng rực rỡ và
nóng bức đã có cái cảm gtác uể oải của mùa hè, một cảm giác vừa hài lòng
vừa bất mãn đối với hiện tại đặc biệt da diết vào một ngày hè oi bức ở
thành phố. Trong ngôi nhà thờ của nhà Razumovxki có đủ các nhân vật
thượng lưu ở Moskva, đủ những mặt người quen của gia đình Roxtov (rất
nhiều gia đình giàu có mọi năm vẫn thường về thôn quê nghỉ mát, năm nay
lại ở Moskva, dường như để chờ đợi một việc gì). Đang đi cạnh mẹ theo
sau một người nô bộc mặc áo đầu đi trước để đẹp dường, Natasa chợt nghe
tiếng một người nhỏ tuổi nói về nàng, tuy nói thì thầm nhưng nghe rất
rõ:
- Cô Roxtov đấy, chính là cái cô đã…
- Gầy đi nhiều quá, nhưng vẫn xinh!
Nàng nghe hay mường tượng nghe thấy họ nhắc đến tên Kuraghin và
Bolkonxki. Vả chăng lúc nào nàng cũng có cảm tưởng là khi nhìn nàng ai
cũng chỉ nghĩ đến việc xày ra với nàng. Lòng bứt rứt khổ sở và hội hộp
như mỗi khi nàng đứng trước đám đông, mình mặc chiếc áo dài lụa tím viền
đăng ten đen, Natasa bước đi, như phụ nữ vẫn thường biết cách đi: trong
lòng càng thấy hổ thẹn bao nhiêu thì dáng đi của nàng càng trang trọng
và đường hoàng bấy nhiêu. Nàng biết mình xinh đẹp, và quả đúng như vậy,
nhưng bây giờ điều đó không làm cho nàng vui mừng như trước nữa. Trái
lại điều đó gần đây đã dằn vặt nàng rất nhiều, nhất là trong ngày hè rực
rỡ và nóng bức này. - Thêm một ngày chủ nhật nữa, thêm một tuần lễ nữa,
- nàng tự nhủ khi nhớ lại rằng chủ nhật tuần trước mình cũng ở đây, -
và vẫn cái cuộc sống không ra sống ấy, vẫn những hoàn cảnh ấy, những
hoàn cảnh mà trước khi ta có thể sống một cách dễ dàng như vậy. Ta trẻ,
ta đẹp, và ta biết bây giờ ta còn là người tốt nữa. Trước kia là người
xấu, nhưng bây giờ ta tốt rồi, ta biết như vậy, - nàng nghĩ. - Thế mà
những năm tốt đẹp nhất lại trôi qua một cách phí hoài như thế này, không
bổ ích cho ai cả. Nàng đứng cạnh mẹ và gật đầu chào mấy người quen đứng
gần. Natasa theo thói quen đưa mắt nhìn cách phục sức của các cô các
bà, nàng thầm chỉ trích dáng bộ và cái lối làm dấu chữ thập quá hẹp của
một phu nhân đứng gấn nàng, rồi lại bực bội nghĩ rằng người ta đang bình
phẩm mình ti tiện quá, thấy mình lại mất sự trong sạch trước kia một
lần nữa.
Vị linh mục, một ông già nhỏ nhắn, nghiêm trang và gọn gàng, đang
làm lễ với cái vẻ điểm đạm, uy nghi vốn có một tác dụng an ủi cao hơn cả
đối với tâm hồn con chiến. Hai cánh cửa thánh đóng lại, bức màn từ từ
vén lên; từ đây buông ra một giọng nói êm êm huyền bí.
Những giọt nước mắt không biết nguyên do từ đâu bỗng nghẹn ngào
trong lồng ngực Natasa, và một niềm vui hớn hở xáo động lòng nàng.
"Xin Chúa dạy cho con biết phải làm gì, phải sống ra sao, để sửa chữa cho mình suốt đời, suốt đời?" - Nàng thầm khấn nguyện.
Người thầy dòng giúp lễ bước ra giảng đàn, chìa rộng ngón tay cái ra sửa
lại mái tóc dài vướng trong bộ áo lễ, rồi đặt cây thánh giá lên ngực,
cất tiếng sang sảng trang nghiêm đọc câu kinh:
"Ta hãy cùng nhau cầu nguyện Chúa".
"Hãy cùng nhau, không phân biệt đẳng cấp, không thù hằn, cùng chung một
tình hữu ái huynh đệ - ta sẽ cùng nhau cầu nguyện" - Natasa thầm nghĩ.
"Hãy cầu nguyện cho coi thanh tịnh ở thiên đường và cho linh hồn của chúng ta được cứu vớt!"
"Hãy cầu nguyện cho thế giới các thiên thần và các linh hồn của tất cả
các đấng không hình hài sống ở trên kia" - Natasa cầu nguyện.
Khi họ cầu nguyện cho quân đội, nàng nhớ đến anh nàng và Denixov. Khi họ
cầu nguyện cho những người lữ hành đang đi trên mặt bể và trên đường
bộ, nàng nhớ đến công tước Andrey và cầu nguyện cho chàng, và xin Chúa
tha thứ cho nàng về những nỗi khổ đau mà nàng đã đem lại cho chàng. Khi
họ cầu nguyện cho những người thương yêu của chúng ta, nàng cầu nguyện
cho những người thân thuộc của nàng, cho thầy mẹ nàng, cho Sonya. Lần
đầu tiên nàng hiểu hết được tội lỗi của mình đối với họ. Khi người cầu
nguyện cho những người thù ghét mình, Natasa cố nghĩ ra những người thù
ghét nàng để cầu nguyện cho họ. Nàng liệt vào hạng này những người chủ
nợ và tất cả những ai có chuyện lôi thôi với cha nàng, và cứ mỗi lần
nghĩ đến kẻ thù và những người ghét mình, nàng lại nhớ đến Anatol, người
đã gây cho nàng bao nhiêu tủi nhục, và tuy Anatol chẳng phải là người
thù ghét nàng, nàng cũng vui mừng cầu nguyện cho hắn như cầu nguyện cho
một kẻ thù. Chỉ trong khi cầu nguyện nàng mới thấy mình đủ sức nhớ lại
một cách bình tĩnh và rõ ràng cả công tước Andrey và Anatol cùng một
lúc.
Nhưng tình cảm của nàng đối với cảm giác sợ hãi và tôn sùng đối với
Thượng đế. Khi họ cầu nguyện cho hoàng gia và toà thánh Sinod(1), nàng
cúi lạy rất thấp làm dấu chữ thập, tự nhủ rằng dù mình không hiểu, nàng
cũng không thể nào hoài nghi và dù sao mình cũng yêu mến toà thánh Xinođ
đang nắm giáo quyển, và nàng vẫn cầu nguyện cho họ.
Đọc kinh cầu nguyện xong, ông thầy dòng làm dấu chữ thập trên ngực và cất tiếng xướng lên:
"Ta hãy phó thác mình và đời mình cho Jesus Cơ đốc, Chúa của chúng ta".
"Ta hãy hiến dâng mình cho Chúa - Natasa thầm nhẩm lại trong lòng. - Lạy chúa, con xin phó mình theo ý muốn của Chúa.
- Con không ước mong gì hết; xin Chúa dạy cho con rõ phải làm thế nào,
phải dùng ý chí của con như thế nào! Xin chúa nhận lấy con, xin chúa
nhận lấy con!" - Natasa thầm cầu nguyện với một niềm phấn khởi nôn nóng
nhưng êm dịu trong lòng. Nàng không làm dấu chữ thập, nàng buông thõng
hai cánh tay mảnh dẻ và có vẻ như đang chờ đợi một sức mạnh vô hình chỉ
trong giây lát nữa sẽ đến đón nàng và giúp cho nàng thoát khỏi mình,
thoát khỏi những luyến, tiếc, những ước mong, những hối hận, những hy
vọng và những thói xấu của nàng.
Trong buổi lễ, bá tước phu nhân mấy lần bất giác đưa mắt nhìn gương
mặt cảm động và đôi mắt sáng long lanh của con gái, và xin cầu Chúa giúp
nàng. Đột nhiên, đang giữa chừng buổi lễ người thầy dòng bưng ra một
chiếc ghế dài nhỏ thường dùng để quỳ đọc kinh vào ngày lễ Ba ngôi (điều
này không đúng với trình tự thường lệ mà Natasa thuộc rất kỹ) và đặt
chiếc ghế trước cửa thánh đàn. Vị linh mục mặc chiếc áo chùng bằng nhung
tím bước ra, sửa lại mái tóc và khó nhọc quỳ xuống. Mọi người đều làm
theo và bỡ ngỡ đưa mắt nhìn theo. Đó là lễ cầu nguyện theo lời kinh toà
Sinod vừa gửi xuống, lời kinh cầu nguyện cho nước Nga thoát khỏi nạn xâm
lăng.
"Lạy chúa, đấng chúa tể uy vũ vô cùng, lạy Đấng cứu tinh của chúng
tôi! Xin chúa mở rộng lòng khoan dung quảng đại cho những con chiến hèn
mọn của Chúa, xin Chúa rủ lòng nhân ái nghe lời cầu nguyện của chúng
con, xin Chúa đoái thương gia ân cho chúng con. Kẻ thù gieo rắc rối loạn
trên trái đất của Chúa và muốn biến cả thế giới thành bãi sa mạc trong
hoang vu đã đấy lên uy hiếp chúng con bọn vô đạo đã họp lại để tàn phá
tài sản của Chúa, tàn phá đất, Jerusalem trung thành của Chúa; để tàn
phá tài sản của Chúa, tàn phá nước Nga yêu dấu của Chúa; để làm ô uế
những đền đài của chúng con. Đến bao giờ, lạy Chúa, bọn có tội sẽ còn
hoành hành cho đến bao giờ chúng nó còn sử dụng các quyền lực tội ác của
chúng cho tới bao giờ"
"Lạy Đức Chúa Trời! Xin Chúa trời nghe chúng con, những kẻ đang van xin
Chúa; xin Chúa dùng uy lực của Chúa phù hộ cho đức vua rất tinh thành,
cho quyền chủ Sa hoàng và đại đế Alekxandr, xin Chúa hãy đoái thương
lòng trung thực và nhân từ của Người. Xin Chúa hãy khoan hậu với người
cũng như người đã khoan hậu với chúng con, là dân Israel yêu cầu của
Chúa. Xin Chúa ban phước lành cho những quyết định, những mưu đồ và
những sáng kiến của Người và giúp cho người thắng quân thù địch, như đã
giúp Moise thắng Amelek, Ghedeon thắng Madiam và David thắng Goliath(2).
"Xin chúa che chở cho quân đội của Người, xin Chúa thắt vào người họ
cái đai của sức chiến đấu kiên cường. Xin Chúa đặt cây cung đồng trong
tay những người đứng lên vì danh Chúa. Xin Chúa cầm lấy khí giới và kiên
mộc đứng lên cứu giúp chúng con; sao cho những kẻ toan hại chúng con
phải bị sỉ nhục và bại vong; sao cho trước mắt những quân lữ trung thành
với Chúa, chúng chỉ như đám bụi trước cơn gió; sao cho vị thiên thần
dũng mãnh của Chúa đánh đuổi chúng chạy dài; sao cho chúng sa lưới mà
không biết; sao cho những âm mưu đen tối của chúng quay trở lại hại
chúng; sao cho chúng ngã xuống dưới chân những kẻ tôi tớ của Chúa; sao
cho quân đội của chúng con giày xéo lên chúng nó. Lạy Chúa! Chúa có thể
cứu vớt kẻ lớn cũng như người bé. Chúa là thượng đế, và loài người không
thể nào chống lại Chúa.
"Lạy đấng thượng đế của tổ tiên chúng tôi! Lòng khoan hồng của Chúa
vĩnh viễn vô cùng, xin Chúa đừng ngoảnh mặt đi, xin Chúa đừng ghét bỏ
chúng con là những kẻ không xứng đáng; vì Chúa khoan dung và quảng đại
vô cùng, xin Chúa hãy rộng lòng tha thứ những hành vi bất nghĩa và những
tội lỗi của chúng con.
"Xin Chúa hãy ban cho chúng con một tấm lòng trong sạch, một tinh
thần chinh phục; xin Chúa vũ trang cho chúng con và gắn bó chúng con lại
với nhau trong cuộc bảo vệ đi sản mà Chúa đã ban cho chúng con và cha
ông chúng con; sao cho cây quyền trượng của kẻ vô dạo không dựng lên
trên phần đất của những người được Chúa ân sủng.
"Lạy Chúa của chúng con. Đấng Thượng đế mà chúng con hãng tin và hy
vọng, xin Chúa đừng phụ lòng chúng con và hãy giáng xuống một điềm lành
cứu giúp chúng con, những người chính trực, để cho những kẻ thù hằn
chúng con và thù hằn tín ngưỡng chính giáo của chúng con thấy rõ; sao
cho chúng phải nhục nhã và tử vong, sao cho mọi dân tộc đều thấy rằng
tên của Chúa là Thượng đế và thấy rằng chúng con là con của Chúa. Lạy
Chúa, hôm nay xin Chúa hiển lộ cho chúng con thấy lòng sủng huệ của Chúa
và cứu giúp chúng con; xin Chúa gia ân cho những kẻ tôi tớ của Chúa
được hởi lòng; xin Chúa trừng trị kẻ thù của chúng con và ném chúng
xuống dưới chân những con chiến của Chúa. Vì Chúa là nơi nương tựa là
cứu tinh, là thắng lợi của những người hy vọng ở Chúa.
Chúng con ca ngợi Đức Chúa Cha. Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh thần, giờ đây, về sau và ngàn muôn thế kỷ. A men".
Vì Natasa đang ở trong một trạng thái nhạy cảm đến cực độ, nên lời
cầu nguyện này xúc động lòng nàng rất mạnh. Nàng lắng nghe từng lời nói
về tích Moïse thắng Amalet, Ghedeon thắn Madiam, David thắng Goliath, về
việc phá thành Jerusalem của Chúa, và nàng cầu xin Thượng đế với tất cả
niềm ái mộ và nhiệt thành đang tràn ngập lòng nàng; nhưng nàng không
hiểu rõ mình đang cầu xin gì trong khi cầu nguyện Chúa.
Nàng dốc lòng tham gia vào lời cầu xin cho tinh thần chính trực, cho
lòng tin, cho niềm hy vọng và tình yêu thương cổ vũ lòng người. Nhưng
nàng không thể cầu cho quân thù bị giày xéo dưới chân chúng ta, vì trước
đây có mấy phút nàng vừa ước mong được có nhiều kẻ thù hơn, để yêu
thương họ, để cầu nguyện cho họ. Nhưng nàng cũng không thể hoài nghi lời
cầu nguyện quỳ gối vừa rồi là không đúng. Nàng cảm thấy trong lòng một
niềm sợ hãi thiêng liêng, và run rẩy trước sự trừng phạt dành cho loài
người vì những tội lỗi của họ, nhất là vi tội lỗi của nàng, và cầu xin
Chúa tha thứ cho tất cả mọi người và tha thứ cho nàng, ban cho mọi người
và cho nàng mọi sự bình yên và hạnh phúc trong cuộc sống. Và nàng cảm
tương là Chúa đang nghe lời câu nguyện của nàng.

Chú thích:
(1) Có nghĩa là "chỉ thánh", "toàn quyển", cơ quan tối cao của giáo hội chính giáo.
(2) Moise. Ghedeon, David: tên những nhân vật trong Thánh kinh đã lãnh đạo dân Do Thái chiến thắng kẻ thù.
Amalek, Madiam, Goliath: Tên những kẻ thù của dân tộc Do Thái.
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 730
Birthday : 08/02/1985
Cầm Tinh : Tý
Age : 39
Ngày nhập học : 17/09/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : Giáo Viên
Tài Sản Cá Nhân : Tàu siêu tốc

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 8:59 pm

Giờ bận quá nên chưa có thơi gian để đọc bài này, nhưng cũng cảm ơn bạn rất nhiều nhé!
Về Đầu Trang Go down
http://thptxuanloc.tk
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:09 pm

Vâng !! Nếu có thời gian thì Thầy nên đọc thử


Vâng và em giới thiệu tác phẩm này luôn :

Chiến tranh và hòa bình ([You must be registered and logged in to see this link.]: Война и мир, Voyna i mir) là một bộ [You must be registered and logged in to see this link.] sử thi của [You must be registered and logged in to see this link.], được nhà xuất bản Russki Vestnik in lần đầu từ năm [You must be registered and logged in to see this link.] đến [You must be registered and logged in to see this link.]. Đây là tác phẩm phản ánh một giai đoạn bi tráng của toàn xã hội [You must be registered and logged in to see this link.],
từ giới quý tộc đến nông dân, trong thời đại Napoléon, và được coi là
một trong hai kiệt tác chính của Tolstoy (tác phẩm thứ hai là [You must be registered and logged in to see this link.]). Chiến tranh và hòa bình cũng đồng thời được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của [You must be registered and logged in to see this link.].


Nội dung

[You must be registered and logged in to see this link.]: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng của giới quý tộc [You must be registered and logged in to see this link.] của [You must be registered and logged in to see this link.]. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của [You must be registered and logged in to see this link.] và cuộc [You must be registered and logged in to see this link.]
sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công
tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ
Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách
khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezoukhov, vừa từ nước
ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí,
một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và
đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống.
Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn
bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân
chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham
gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt-Peterburg vì tội du
đãng. Pierre trở về [You must be registered and logged in to see this link.],
nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezoukhov rất giàu có, không
có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà
con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài.
Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm
với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung
thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để
lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức.
Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm
cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy
và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng
lẳng lơ và vô đạo đức.
Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó
gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hy vọng có thể có
thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường.
Chàng tham gia trận đánh [You must be registered and logged in to see this link.]
lừng danh, thương nặng, bị bỏ lại chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn
dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con
người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng
coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống.
Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ
khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự
tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết
định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán
cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong
muốn làm việc có ích cho đời.
Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng
gặp Natalia (Natasha) con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn
trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei.
Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn
Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha
chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei)
buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một
năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách
Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc
chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng
đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vassili, nên Natasha
và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ
và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre
đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc
và người thông cảm cho nàng lúc này là Pierre.
Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa [You must be registered and logged in to see this link.][You must be registered and logged in to see this link.]
ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga,
quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến
tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Koutouzov được cử làm tổng tư lệnh
quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp [You must be registered and logged in to see this link.]
và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân
đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch,
nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến, bị cuốn vào tinh thần yêu
nước của nhân dân. Trong trận [You must be registered and logged in to see this link.],
dưới sự chỉ huy của vị tướng Koutouzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng
cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng.
Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì
vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi
thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường
di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha
đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất.
Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được
Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng
thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được
thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một
triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp
Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa.
Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui
trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga
chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Koutouzov hiểu còn
Napoléon thì không.
Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại
Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì
bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ.
Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám
cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một
cô gái vô tư hồn nhiên mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre
sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản. Chàng tham gia
vào những hội kín - đó là các tổ chức cách mạng của những người tháng
Chạp.
wikipedia
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:10 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần IX

Chương - 17 -


Từ ngày Piotr chia tay với gia đình Roxtov, và lòng còn vấn vương
hình ảnh đôi mắt chan hoà cảm kích của Natasa, nhìn ngôi sao chổi lơ
lửng trên bấu trời và cảm thấy có một cái gì mới mẻ đã được mở ra trong
lòng mình, thì ý nghĩ về sự hư ảo và vô nghĩa của cả cuộc sống trần thế,
ý nghĩa xưa vẫn luôn day dứt chàng, không còn hiện lên trong tâm trí
chàng nữa. Cái câu nói khủng khiếp: "Để làm gì? Đi đến đâu" trước kia
vẫn bất chợt hiện ra trong khi chàng đang làm bất cứ việc gì, bây giờ
đối với chàng đã được thay thế không phải bằng một câu hỏi khác hay bằng
một một lời giải đáp cho câu hỏi trước kia, mà bằng hình ảnh của nàng.
Dù là chàng đang nghe hay đang nói những câu chuyện vẩn vơ, dù là chàng
đang đọc sách, hay nghe lời người ta nói đến cái hèn hạ và ngu xuẩn của
con người, chàng cũng không hề hoảng sợ như trước kia nữa, cũng không tự
hỏi xem sao người ta phải chạy ngược xuôi trong khi tất cả đều ngắn
ngủi và chẳng ai biết việc gì sẽ đến; trái lại chàng hồi tưởng lại hình
ảnh nàng như khi chàng gặp nàng lần cuối cùng, và tất cả những mối nghi
ngờ của chàng đều tiêu tan, không phải vì nàng đã giải đáp được những
câu hỏi ám ảnh chàng, mà là vì hình ảnh nàng chỉ trong khoảnh khắc đã
đưa chàng sang một lĩnh vực khác, các lĩnh vực sáng sủa của sinh hoạt
tinh thần, trong đó không thể có ai là phải, là trái, sang lĩnh vực của
cái đẹp và tình yêu, một lĩnh vực đáng cho người ta sống vì nó. Dù có
gặp một chuyện gì hèn hạ đến đâu trong cuộc sống, chàng cũng tự nhủ: "Cứ
mặc cho ai kia bòn một, biển thủ của nhà nước Sa hoàng, mặc cho nhà
nước và Sa hoàng trọng vọng kẻ đó; nhưng hôm qua nàng đã mỉm cười với ta
và mời ta đến chơi, và ta yêu nàng, và sẽ không bao giờ có ai biết điều
đó" - chàng thầm nghĩ.
Piotr vẫn đi lại giao du với những nơi hội họp thượng lưu như trước
vẫn uống rượu nhiều và sống cuộc sống nhàn hạ và phóng túng trước kia,
vì ngoài những giờ chàng ngồi chơi ở gia đình Roxtov ra, cũng phải kiếm
cách sống cho qua thời gian còn lại, và những thói quen cũng như những
người quen của chàng ở Moskva đã lôi cuốn chàng vào cuộc sống ấy một
cách không sao cưỡng lại được. Nhưng thời gian gần đây, khi càng ngày
càng có nhiều tin đồn kinh hoảng từ chiến trường đưa về, và cũng là khi
sức khoẻ của Natasa bắt đầu bình phục và chàng không còn cảm thấy ái
ngại thương xót nàng như trước nữa, một cảm giác lo âu mỗi lúc một thêm
khó hiểu bắt đầu xâm chiếm lòng chàng. Chàng cảm thấy cách sống hiện nay
của chàng không thể kéo dài thêm bao lâu nữa, rằng sẽ có một tai hoạ
thảm khốc đến thay đổi cả cuộc đời của chàng, và trong việc gì chàng
cũng sốt ruột tìm kiếm những dấu hiệu của mối tai hoạ sắp tới này. Một
đạo huynh trong hội Tam điểm có cho Piotr biết một lời sấm như sau,
trích trong thiên Apocalypxo của thánh Joan tông đồ.
Trong thiên Apocalypxo(1), chương mười ba, câu mười tám, có nói:
"Đây là trí tuệ; kẻ nào có óc thông minh hãy đếm số mục của con thú:
vì đó chính là mục của con người. Số đó là sáu trăm sáu mươi sáư.
Cũng ở chương ấy, câu năm: "Và cửa miệng hắn tuôn ra những lời kiêu căng
và báng bổ; và hắn có sức chinh chiến trong vòng bốn mươi hai tháng
trời".
Các chữ cái của tiếng Pháp, nếu theo cách viết số của chữ Do Thái cổ cứ mười chữ đầu thì chỉ số chục, sẽ có ý nghĩa như sau:
A, b, c, d, e, g, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s, t, u, v, n, x, v, z
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 20, 30, 40, 50, 80, 90, 100, 110, 120, 130, 140, 150, 160
Nếu viết bằng số theo cách trên đây chữ L Empereur Napoléon thì tổng số
các con số đó sẽ bằng 666 và do đó Napoléon chính là con thú nói trong
lời sấm truyền của thiên Apocalypxo. Ngoài ra, nếu vẫn dùng chữ số trên
để viết chữ quarante deux (42)tức là thời hạn của sự kiêu căng và báng
bổ của con thú nọ, thì tổng cộng những con số ấy lại bằng 666, do đó có
thể thấy rằng giới hạn cầm quyền của Napoléon là năm 1982: đến năm nay
Hoàng đế Pháp vừa tròn bốn mươi hai tuổi.
Lời sấm này kích thích trí tưởng tượng của Piotr rất mạnh, và
chàng thường tự đặt cho mình câu hỏi là cái gì sẽ chấm dứt thời hạn
quyền lực của cơn thú, tức là Napoléon, và cũng trên cơ sở cách biểu
trưng chữ cái bằng chữ số và cách tính toán như vậy, chàng cố tìm ra
cách giải đáp câu hỏi này, Piotr viết: L Empereur Alekxandr? Lanation
resse? Chàng tính các chữ số, nhưng tổng cộng những con số đó hoặc lớn
hơn hoặc nhỏ hơn 666. Có một lần ngồi tính toán như vậy, chàng viết tên
mình ra - Comte Peirre Besouhoff tổng cộng các con số cũng rất xa 666.
Chàng bèn thay đổi cách viết, dùng 3 thay cho s, thêm chữ de, thêm quán
từ, nhưng vẫn không có kết quả mong muốn.
Đến đây, chàng chợt nghĩ ra rằng nếu tên họ chàng có thể giải đáp
được câu hỏi này thì trước đó nhất định phải có quốc tịch của chàng.
Chàng liền viết Le Russ Besuhof và sau khi tính toán chàng có được số
671. Chỉ thừa có 5,5 tức là "e", chính chữ "e" bị bỏ bớt trong quán từ
le trước chữ empereur. Sau khi bỏ "e" (tuy bỏ như vậy không hợp cách)
trong tên mình, Piotr có được lời giải đáp đang tìm: "L Russe Besouhoff -
bằng 666. Khi khám phá này khiến Piotr xúc động mạnh.
Chàng có dính líu đến cái sự kiện vĩ đại được tiên đoán trong thiên
Apocalypxo như thế nào chàng không biết: nhưng chàng không có giây phút
nào hồi nghi về mối liên quan này. Tình yêu của chàng đối với cô Roxtov,
tên Ma vương quản Cơ đốc, cuộc xâm lãng của Napoléon, ngôi sao chổi,
con số 666, L Emprieur Napoléon và L Russe Besuhof - Tất cả những cái đó
phải cùng chín mùi, phải cùng mở tung ra cái kéo chàng khỏi cái thế
giới mê muội, vô nghĩa của những thói quen Moskva trong đó chàng cảm
thấy mình bị cầm tù, và đưa chàng đến một chiến công oanh liệt và một
hạnh phúc lớn lao.
Trước ngày chủ nhật làm lễ cầu kinh một hôm, Piotr có hứa với gia
đình Roxtov là sẽ đến gặp bá tước Roxtopsin mà chàng quen rất thân để
xin một bản hiệu triệu nước Nga và hỏi thăm những tin cuối cùng từ quân
đội đưa về.
Sáng hôm ấy, ghé qua nhà bá tước Roxtopsin, Piotr bắt gặp viên tin sứ
vừa ở quân đội về. Viên tín sử đó là một người chuyên khiêu vũ trong
các dạ hội mà Piotr vẫn quen.
- Tôi van ông, ông có thể giúp tôi một tay không? Viên tín sứ nói, - Tôi có cả một túi đầy những thư từ gửi về cho gia đình.
Trong số các thư từ đó bức thư của Nikolai Roxtov gửi cho cha.
Piotr lấy bức thư ấy. Bá tước Roxtopsin lại còn cho Piotr một bản
hiệu triệu của hoàng đế gửi dân Moskva vừa in xong, những bản nhật lệnh
mới trong quân đội và tờ tuyên cáo mới nhất của hoàng đế. Xem qua các
bản nhật lệnh, Piotr thấy trong một bản, ở chỗ ghi tên những người tử
trận, bị thương và được hưởng công có ghi tên Nikolai Roxtov, được hưởng
huân chương George bậc bốn vì đã tỏ ra dũng cảm trong trận Otrovna, và
cũng trong bản nhật lệnh ấy có ghi là công tước Andrey Bolkonxki, nhưng
Piotr không thể cưỡng lại ý muốn đem tin con trai họ được hưởng cho họ
mừng, cho nên chàng giữ bản hiệu triệu, tờ tuyên cáo và các tờ nhật lệnh
khác lại, để đến bữa ăn chiều tự mình đem đến, bản nhật lệnh có nói đến
Nikolai và bức thư của Nikolai thì Piotr gửi ngay đến cho ông bà
Roxtov.
uộc nói chuyện với bá tước Roxtopsin, cái giọng lo âu và vội vã của
ông ta, cuộc gặp gỡ với viên tín sứ ung dung kể lại tình hình bi quan
trong quân đội, những tin đồn là vừa bắt được gián điệp ở Moskva, là có
một tờ giấy lưu hành trong thành phố nói rằng Napoléon hẹn trước mùa thu
này sẽ có mặt ở cả hai kinh đô, tin hoàng thượng sẽ trở về Moskva vào
ngày mai - tất cả những thứ đó càng làm tăng thêm cái cảm giác khích
động và đợi chờ luôn ám ảnh chàng từ khi ngôi sao chổi xuất hiện và nhất
là từ khi khai chiến.
Đã từ lâu Piotr có ý tòng quân, và lẽ ra chàng đã thực hiện ý đó,
nhưng trước hết chàng thuộc hội Tam điểm là hội truyền bá tư tưởng hoà
bình vĩnh viễn và tiêu diệt chiến tranh, và chàng đã tuyên thệ sẽ trung
thành với tư tưởng của hội, sau nữa khi trông thấy cái đám người Moskva
đông đúc đua nhau mặc quân phục và rêu rao tuyên truyền lòng ái quốc,
chẳng hiểu tại sao chàng cảm thấy ngượng nếu cũng làm như họ. Nhưng cái
nguyên nhân chính khiến chàng không thực hiện ý định tòng quân là những ý
nghĩ mơ hồ rằng chàng là LRussie Besouhoff, cùng có con số 666 như con
thú kia, rằng việc chàng tham dự vào cái sự nghiệp vĩ đại sẽ chấm dứt
quyền lực của con thú kiêu căng và báng bổ kia là đã được định sẵn từ
trước, cho nên chàng không được mưu đồ một việc gì cả và phải chờ đợi
những việc sẽ diễn ra.

Chú thích:
(1) Apocalypxo (tiếng Hy Lạp có nghĩa là "truyền báo"), - Thiên cuối
trong sách Tân ước, có tính chất tượng trưng và thần bí, gồm những lời
tuyên về lương lại đạo Cơ đốc, về sự toàn thắng của đạo Cơ đốc sau khi
Ma vương phản Cơ đốc xuất hiện. Trong thiên này có nói nhiều đến một con
thú quái đản, về sau được gọi là "con thú Apocalypxo". Tác giả thiên
này là Thánh Joan một trong mười hai tông đồ của Jesus.
hết: Chương - 17 -, xem tiếp: Chương - 18 -
Đánh máy: Nguyễn Học ( Mõ Hà Nội )
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:15 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần IX

Chương - 18 -


Cũng như thường lệ vào ngày chủ nhật, có mấy người quen thân đến ăn
chiều ở nhà gia đình Roxtov. Piotr đến sớm hơn để được gặp riêng những
người trong nhà.
Năm ấy Piotr béo ra đến nỗi trông sẽ xấu xí lắm nếu như thân hình
chàng không cao lớn, vai chàng không rộng như vậy và nếu chàng không có
một sức khoẻ phi thường cho phép chàng chịu đựng cái khối người phì nộn
của mình một cách dễ dàng như vậy.
Chàng bước lên bậc thềm, vừa thở hổn hển vừa nói lẩm bẩm cái gì trong
mồm không rõ. Người đánh xe của chàng cũng chẳng hỏi xem có cần đợi nữa
không. Anh ta biết rằng bá tước đã đến nhà Roxtov thì phải đến mười hai
giờ mới về. Mấy người nô bộc nhà Roxtov vui mừng đến cởi áo khoác và
cất gậy mũ cho chàng. Theo thói quen ở câu lạc bộ, gậy và mũ chàng đều
để lại ở phòng ngoài.
Người đầu tiên trong gia đình Roxtov mà chàng gặp là Natasa. Từ
nãy, chưa trông thấy nàng, khi đang cởi áo khoác ở phòng ngoài, chàng đã
nghe tiếng nàng. Nàng đang hát một bài luyện giọng trong phòng lớn.
Chàng biết rằng từ ngày nàng ốm đến nay Natasa không hát, cho nên tiếng
hát của nàng làm cho chàng ngạc nhiên và mừng rỡ.
Chàng khe khẽ mở của và trông thấy Natasa trong chiếc áo dài tím mà
nàng đã mặc sáng nay khi đi xem lễ, đang đi đi lại lại trong phòng, vừa
đi vừa hát. Nàng đang quay lưng về phía chàng khi chàng mở cửa, nhưng
khi nàng bỗng quay phắt người lại trong thấy khuôn mặt béo tốt ngạc
nhiên của chàng, nàng đỏ mặt và đi nhanh về phía chàng.
- Tôi muốn thử hát lại xem, - nàng nói - Dù sao đây cũng là một cách tiêu khiển, - nàng nói thêm như muốn thanh minh.
- Ô như thế tốt lắm chứ.
- Anh đến tôi mừng quá! Hôm nay tôi sung sướng lắm! - Nàng nói với vẻ hồ
hởi trước kia mà lâu Piotr không thấy nàng có. Anh biết không, Nikolai
đã được thưởng huân chương chữ thập George. Tôi thấy hãnh diện cho anh
ấy quá.
- Biết chứ, chính tôi đã gửi bản nhật lệnh đến. Thôi, tôi không muốn làm phiền cô, - Chàng nói thêm và toan đi vào phòng khách.
Natasa ngăn chàng lại.
- Bá tước ạ, tôi hát thế này có làm sao không, có cái gì không tốt
không? - nàng đỏ mặt nói, nhưng mắt vẫn ngước lên nhìn thẳng vào Piotr
có ý dò hỏi.
- Không sao… Sao lại không tốt? Trái lại ấy chứ… Nhưng sao cô lại hỏi tôi như thế?
- Chính tôi cũng không biết, - Natasa đáp nhanh - Nhưng tôi không muốn
không làm một điều gì mà anh không thích. Việc gì tôi cũng tin anh. Anh
không rõ đối với tôi anh quan trọng đến thế nào và anh đã giúp tôi nhiều
đến thế nào!… - Nàng nói rất nhanh và không để ý thấy Piotr đỏ mặt khi
nghe mấy lời này. - Trong bản nhật lệnh ấy tôi còn được biết là anh ấy
hiện đang ở Nga và đã nhập ngũ trở lại. Anh nghĩ thế nào, - nàng nói
nhanh, hẳn là vội nói cho hết vì sợ mình không đủ sức, - Sau này anh ấy
có thể tha thứ cho tôi được không? Anh ấy oán ghét tôi không? Anh ấy thế
nào. Anh ấy thế nào?
- Tôi nghĩ rằng… - Piotr nói, - Chẳng có chuyện gì mà anh ấy phải tha
thứ cả… Giá tôi ở địa vị anh ấy… - Trong khoảnh khắc ký ức của Piotr đã
lướt nhanh theo dòng kỷ niệm xưa đưa chàng trở lại ngày nào chàng an ủi
nàng và nói với nàng rằng giá chàng không phải là chàng, mà là người tốt
nhất trên đời và hãy còn tự do, thì chàng sẽ quỳ xuống xin kết hôn với
nàng, và cũng cái cảm giác thương xót trìu mến. yêu đương ấy bao trùm
lấy chàng, và cũng những lời nói ấy chỉ chực bật ra khỏi miệng chàng.
Nhưng Natasa không để cho chàng kịp nói.
- Phải, anh, anh - nàng nói tiếng anh này một cách say sưa. - Anh thì
khác. Tôi không biết một người nào, và không thể có một người nào tốt
bụng, rộng lượng và thương người hơn anh được. Nếu không có anh dạo ấy,
mà bây giờ cũng thế, thì không biết tôi sẽ ra sao, vì… - nước mắt bỗng
dâng trào lên mắt nàng; nàng quay mặt đi, đưa quyển vở nhạc lên mặt, cất
tiếng hát và lại đi đi lại lại trong phòng.
Vừa lúc ấy Petya từ trong phòng khách chạy ra.
Petya bấy giờ là một cậu bé mười năm tuổi hồng hào, khôi ngô, có đôi
môi dày và đỏ, trông giống Natasa. Cậu ta đang chuẩn bị vào trường đại
học, nhưng gần đây cậu ta với một người bạn học là Obolenxki đã bí mật
quyết định với nhau là sẽ vào quân phiêu kỵ.
Petya chạy đến tìm anh bạn lớn trùng tên với mình(1) để bàn về việc
này. Petya đã nhờ chàng hỏi xem liệu họ có nhận cậu vào quân phiêu kỵ
không.
Piotr đi trong phòng khách, không nghe Petya nói gì. Petya kéo tay chàng để chàng chú ý đến mình.
- Kìa anh Piotr Kilyts, việc em ra sao rồi! Trời ơi, anh cho em biết đi! Chỉ còn hy vọng vào anh thôi đấy, - Petya nói.
- À việc này của cậu à! Xin vào phiêu kỵ ấy à? Tôi sẽ nói, tôi sẽ nói cho. Ngay hôm sau tôi sẽ nói tất cả.
- Thế nào đấy, anh bạn, thế nào đây, kiếm được bàn tuyên cáo rồi chứ? -
Lão bá tước hỏi. - bá tước phu nhân nhà tôi vừa đi xem lễ bên nhà
Razumovxki, nghe một bài kinh cầu nguyện mới. Nghe nói bài kinh này hay
lắm thì phải.
- Kiếm được rồi ạ. - Piotr đáp. - Ngày mai hoàng thượng sẽ về - sẽ có
một cuộc họp bất thường của các giới quý tộc và nghe đâu cứ một nghìn
dân thì tuyển mười người. Phải xin có lời mời bá tước.
- Phải, phải, đội ơn Chúa. Này thế có tin gì về quân đội không?
- Quân ta lại rút lui. Nghe nói đã rút về đến gần Smolensk rồi. - Piotr đáp.
- Trời ơi, Trời ơi! - bá tước nói. - Thế bản tuyên cáo đâu?
- Lời triệu tập ấy à? À, vâng! - Piotr bắt đầu lục túi tìm mấy tờ giấy
nhưng chẳng thấy đâu cả. Trong khi vẫn tiếp tục nắn túi, chàng hôn tay
bá tước phu nhân bấy giờ mới vào, và đưa mắt lo lắng nhìn quanh, hẳn là
có ý chờ đợi Natasa, bấy giờ đã thôi hát, nhưng vẫn không thấy vào phòng
khách.
- Quả tình tôi cũng chả biết tôi nhét nó vào chỗ nào nữa, - chàng nói.
- Cái anh này, suốt đời chỉ thấy mất với quên, - bá tước phu nhân nói.
Natasa bước vào, vẻ mặt xúc động và dịu hẳn lại; nàng ngồi xuống và im
lặng đưa mắt nhìn Piotr. Nàng vừa vào phòng thì gương mặt rầu rĩ của
Piotr bông rạng rỡ hẳn lên, và trong khi vẫn lục tìm mấy tờ giấy, chàng
mấy lần đưa mắt nhìn nàng.
- Quả thật, chắc tôi để quên ở nhà mất rồi. Tôi về lấy đây. Nhất định…
- Không kịp về dự bữa ăn mất.
- Ô mà anh đánh xe lại đi mất rồi.
Nhưng Sonya đã ra phòng ngoài tìm và thấy mấy tờ giấy trong mũ của
Piotr, chàng đã cẩn thận nhét vào vành nón mũ. Piotr toan mang ra đọc.
- Khoan đã, để ăn xong hẵng hay. - lão bá tước nói, - Hẳn là ông thấy trước rằng cuộc tuyên phạt này sẽ là một cái thú rất lớn.
Trong bữa ăn, họ uống sâm banh chúc mừng sức khoẻ người mới được huân
chương George, Sinsin kể lại những tin tức trong thành phố: nào là một
nữ công tước già người Gruzi bị ốm, nào là Netivie đi đâu biết tích, nào
là có mấy người dẫn đến cho Roxtopsin một anh chàng người Đức nào đấy,
và tuyên bố với ông ta rằng đây là một "săm-pi-nhông"(2) (chính bá tước
Roxtopsin kể như vậy), và bá tước Roxtopsin đã cho tha cái anh
săm-pi-nhông ấy và nói với dân chúng rằng đó không phải là một
săm-pi-nhông, mà chỉ là một cây nấm Đức già tầm thường thôi.
- Họ bắt đầu, họ bắt đầu, - bá tước nói, - Tôi cũng nói mãi với bá tước
phu nhân là nói tiếng Pháp in ít chứ. Thời buổi này nói tiếng Pháp không
hợp đâu.
- Thế chú có nghe tin gì không? - Sinsin nói, - Công tước Golixyn đã
rước một ông thầy về để học tiếng Nga rồi đấy; bây giờ nói tiếng Pháp ở
ngoài phố đã bắt đầu thành nguy hiểm.
- Thế nào, bá tước Piotr Kirilovich, đến khi họ tuyển mộ dân binh chắc
chắn bá tước cũng phải lên ngựa chứ? - Bá tước quay sang Piotr nói.
Piotr có vẻ lầm lì và trầm ngâm suốt bữa ăn hôm ấy. Nghe hỏi, Piotr ngơ ngác nhìn bá tước, như không hiểu sao cả.
- À vâng đi đánh giặc, - chàng nói. - Không! Tôi thì đánh chác gì! Kể ra
cũng lạ thật, lạ thật! Chính tôi cũng chẳng hiểu ra làm sao nữa. Tôi
không biết, tôi vốn chẳng có chút sở thích gì về quân sự, nhưng thời
buổi bây giờ không ai dám chắc mình ra sao.
Sau bữa ăn bá tước ngồi thoải mái trong chiếc ghế bành và với vẻ mặt
nghiêm trang, ông bảo Sonya, vốn được tiếng là người đọc rất hay, đọc
lời hiệu triệu lên.
"Gửi Moskva, đệ nhất kinh đô của chúng ta.
Quân thù với những lực lượng rất lớn: đã tiến vào nội địa nước Nga. Chúng đang tàn phá tổ quốc thân yêu của chúng ta".
Sonya chăm chú đọc với cái giọng thanh thanh của nàng. Bá tước nhắm
mắt lắng nghe, đến một vài đoàn nào đó ông lại thở dài mấy tiếng dứt
quãng.
Natasa ngồi thẳng người trên ghế, khi thì nhìn cha, khi thì nhìn Piotr như có ý dò hỏi.
Piotr cảm thấy cái nhìn của nàng đặt lên người mình và cố gắng không
quay mặt lại. Bá tước phu nhân chốc chốc lại lắc đầu ra vẻ chê trách và
bực bội mỗi khi trong bản tuyên cáo dùng những lời lẽ long trọng. Trong
tất cả những lời lẽ ấy phu nhân chỉ thấy có một điểu là những nguy cơ đe
doạ con bà hãy còn lâu mới hết. Sinsin thì nhếch môi thành một nụ cười
ngạo nghễ, hẳn là ông ta chỉ đợi dịp để chế giễu: Chế giễu cách đọc của
Sonya, chế giễu những gì bá tước sẽ nói, thậm chí chế giễu cả lời hiệu
triệu nữa nếu không có cớ gì lớn.
Sau những đoạn nói về những nguy cơ đang đe doạ nước Nga, đến những
niềm hy vọng mà hoàng thượng đặt vào Armfeld, và nhất là vào giới quý
tộc vẻ vang, Sonya, giọng run run, chủ yếu là vì mọi người nghe nàng
chăm chú quá, đọc những lời cuối cùng: "Chính trẫm sẽ thân hành đứng
giữa thần dân của trẫm ở chốn kinh đô này và những nơi khác trên đất
nước chúng ta để hội đàm và để chỉ đạo tất cả các đội dân binh của ta,
những đội hiện nay đang ngăn bước tiến của quân thù cũng như những đội
mới thành lập, để đánh bại chúng ở bất cứ nơi nào chúng xuất hiện. Sao
cho cái thảm hoạ mà chúng muốn trút lên đầu chúng ta quay lại đổ vào đầu
chúng, sao cho châu Âu được giải phóng khỏi ách nô lệ và ca ngợi tên
tuổi vinh quang của nước Nga!".
- Có thế chứ - Bá tước mở to đôi mắt ướt kêu lên, rồi nói, giọng mấy lần
đứt quãng vì những tiếng hít như có ai đưa sát mũi ông ta một lọ dấm cô
đặc. - Hoàng thượng chỉ cần nói một tiếng là chúng ta hy sinh tất cả và
không tiếc cái gì hết.
Sinsin chưa kịp buông ra một câu nói đùa đã chuẩn bị săn để giễu cợt
lòng ái quốc của bá tước thì Natasa đã đứng phắt dậy chạy lại gần cha.
- Ba của con tuyệt quá! - Nàng vừa nói vừa hôn cha và đưa mắt nhì Piotr
với cái kiểu làm dáng bất tự giác đã trở lại với nàng cùng với tâm trạng
phân chấn của nàng.
- Chà cô này yêu nước quá nhỉ? - Sinsin nói.
- Chả yêu nước gì cả, nhưng… - Natasa giận dỗi đáp. - Bác thì cái gì
cũng cho là buồn cười, nhưng đây hoàn toàn, không phải là chuyện đùa…
- Đùa thế nào được! - Bá tước nhắc lại. - Ngài chỉ cần nói một tiếng, là
tất cả chúng ta sẽ đi… Chúng ta có phải là người Đức đâu…
- Thế các vị có để ý Piotr nói, - trong lời hiệu triệu có viết: "để bàn bạc" không? Thì để làm gì thế…
Trong khi đó Petya mà chẳng ai chú ý đã lại gần cha và, mặt đỏ gay, cất cái giong mới vỡ khi thì ồ ồ khi thì the thé lên nói:
- Ba ạ bây giờ thì con xin nói quả quyết - nhân có cả mẹ đây con cũng
xin nói một thể, - con xin quả quyết rằng ba và mẹ phải để cho con nhập
ngũ, vì con không thể chịu được nữa… Thế thôi.
Bá tước phu nhân sợ hãi ngước mắt lên trời, chắp tay lên ngực và tức giận bảo chồng:
- Đấy đã thấy chưa!
Nhưng ngay lúc đó bá tước đã trấn át được nỗi xúc động.
- Chà chà, - Ông nói, - Mày thì đánh chác gì! Đừng có nói vớ vẩn! Phải học chứ.
- Đây không phải là chuyện vớ vẩn đâu cha ạ. Thằng Fedya Obolenxki còn
ít tuổi hơn con mà nó cũng đi đấy, và cái chính là bây giờ con không thể
học hành được khi… - Petya ngừng lại, đỏ mặt đến toát cả mồ hôi ra
nhưng vẫn nói - Khi tổ quốc đang lâm nguy.
- Thôi đi thôi đi, chỉ vớ vẩn.
- Thì chính ba vừa nói rằng chúng ta sẽ hy sinh tất cả kia mà.
- Petya! Tao bảo mày im ngay. - bá tước vừa quát vừa đảo mặt nhìn vợ.
Bây giờ bá tước phu nhân tái mặt đi, mắt đờ đẫn nhìn trừng trừng vào đứa
con út.
- Nhưng con cũng xin nói với ba rằng… Đây có cả Piotr Kirilyts cũng sẽ nói…
- Tao bảo mày - vớ vẩn miệng chưa ráo sữa mà đã muốn tòng quân! Thôi,
thôi, tao bảo mày, - và bá tước cầm lấy mấy tờ giấy, chắc là để đọc lại
một lần nữa trong phòng giấy trước khi đi nghỉ, rồi bước ra khỏi phòng. -
Piotr Kirilovich, thôi ta vào đây hút thuốc…
Piotr lúng túng và hoang mang không biết nên nói gì. Sở dĩ chàng lâm
vào tình trạng ấy là vì đôi mắt sáng một cách khác thường và đầỷ vẻ phấn
chấn của Natasa luôn luôn nhìn chàng một cách dịu dàng âu yếm.
- Không tôi, có lẽ tôi xin về…
- Sao lại về, anh đã định ở lại chơi buổi tối kia mà… Dạo này anh lại ít
đến chơi đấy. Thế mà cái con này… - Bá tước chỉ vào Natasa nói một cách
vui vẻ, - chỉ khi nào có anh nó mới vui được…
- Vâng, nhưng tôi quên… Tôi nhất định phải về… Có việc bận… - Piotr nói vội.
- Thôi thế thì chào anh vậy - Bá tước nói đoạn đi thẳng ra khỏi phòng.
- Tại sao anh lại bỏ về? Tại sao anh có vẻ bối rối thế? Tại sao? -
Natasa hỏi Piotr, mắt nhìn thẳng vào mắt Piotr như muốn thách thức.
"Tại vì anh yêu em!" - Chàng muốn nói thế, nhưng chàng không nói, đỏ mặt lên đến ứa nước mắt và nhìn xuống đất.
- Vì tôi bớt đến chơi nhà thì tốt hơn… Vì… Không, chẳng qua vì tôi có việc.
- Vì sao? Không, anh nói đi, - Natasa bắt đầu hỏi vặn, vẻ cương quyết nhưng rồi bỗng im bặt.
Hai người sợ hãi và e thẹn nhìn nhau. Chàng cố gắng mỉm cười nhưng không
được: Nụ cười của chàng để lộ vẻ đau khổ. Chàng im lặng hôn tay nàng và
đi ra.

Piotr tự nhủ lòng nhất định sẽ không đến chơi nhà Roxtov nữa.

Chú thích:
(1) Pie và Petya đều là những cách gọi tên Piotr
(2) săm-pi-nhông (tiếng Pháp: champignon) là cây nấm. Ở đây dân chúng
nhầm chữ này với chữ Spion (gốc tiếng Đức) có nghĩa là mật thám, gián
điệp
hết: Chương - 18 -, xem tiếp: Chương - 19 -
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:17 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần IX

Chương - 19 -


Sau khi bị khước từ dứt khoát như vậy, Petya lui về phòng riêng và
khoá trái cửa lại ngồi khóc chua xót một mình. Mọi người đều làm ra vẻ
như không để ý thấy gì khi cậu ra uống nước trà với một vẻ mặt lầm lì ủ
dột, đôi mắt sưng húp.
Ngày hôm sau hoàng thượng đến. Mấy người trong gia đình nhà Roxtov
liền xin phép đi xem Sa hoàng. Sáng hôm ấy Petya mặc áo quần rất lâu;
cậu ta chải đầu và bẻ cổ áo như người lớn. Cậu đứng trước gương, cau
mày, hoa tay, nhún vai, và cuối cùng, chẳng nói gì với ai, cậu đội mũ
lưỡi trai và đi ra cổng sau, cố sao dừng ai trong thấy. Petya quyết định
đi thẳng đến nơi hoàng thượng sẽ tới, và nói thẳng với một viên thị
thần nào đấy (Petya cho rằng chung quanh hoàng thượng lúc nào cũng có
những viên thị thần) rằng tuổi trẻ không thể là một trở ngại cho lòng
tận trung với nước, và với cậu sẵn sàng… Trong khi sửa soạn, Petya đã
sắp sẵn nhiều câu rất hay để nói với viên thị thần.
Petya hy vọng rằng mình ra mắt hoàng thượng sẽ có kết quả chính vì
mình hãy còn nhỏ tuổi (Petya còn tưởng tượng thấy mọi người ngạc nhiên
đến nhường nào khi thấy cậu ta trẻ tuổi như vậy), nhưng đồng thời trong
cách bẻ cổ áo, cách chải đầu và dáng đi ung dung chững chạc cậu lại muốn
làm ra vẻ một người lớn. Nhưng Petya càng đi, càng mải mê nhìn những
đám người lũ lượt kéo đến điện Kreml thì lại càng quên giữ vẻ ung dung
chững chạc đặc biệt của người lớn. Đến gần điện Kreml cậu đã bắt đầu lo
lắng mình sẽ bị xô lấn, bèn làm ra vẻ quả quyết và dữ tợn khuỳnh hai
khuỷu tay ra hai bên: nhưng đến cửa Troijxki, mặc dầu quả quyết như vậy,
đám người, chàc hắn là không biết rô cậu đến diện Kreml với một mục
đích ái quốc như thế nào, cứ dồn ép cậu vào tường đến nỗi cậu đành phải
đứng lại, trong khi một dãy xe ngựa tiến vào, tiếng bánh xe lăn ầm ầm
vang dội dưới vòm, cổng. Cạnh Petya, có một người đàn bà với một người
gia đình quý tộc, hai người lái buôn và một người lính về hưu. Đứng ở
cổng được một lúc, Petya không đợi cho xe cộ qua hết đã muốn vào trước
mọi người, bèn ra sức vận dụng hai khuỷu tay, nhưng người đàn bà đứng
cạnh cũng là người đâu tiên tiếp xúc với khuỷu tay của cậu, tức giận
quát lên:
- Này, cậu kia, đi đâu mà xô đẩy người ta thế. Cậu xem người ta đứng cả đây. Xô lấn làm gì!
- Thế này thì ai cũng muốn xô ra trước, - người gia đình quý tộc nói và
cũng bắt đầu cho hai khuỷu tay hoạt động, đẩy Petya vào một cái xó hôi
hám ở trong cổng.
Petya đưa tay lên quệt mồ hôi trên mặt, xốc lại cái cổ áo thấm; ướt
mồ hôi mà ở nhà cậu đã ra công bẻ nắn cho giống cổ áo người lớn.
Petya cảm thấy bộ dạng của mình chẳng tươm tất chút nào và sợ rằng
nếu cứ thế này mà ra mắt các thị thần thì họ sẽ không để cho cậu đến gặp
hoàng thượng mất. Nhưng bây giờ không tài nào nắn sửa được gì nữa, hay
tìm cách chuyển sang chỗ khác cũng thế.
Trong số các vị tướng đi xe qua cổng, Petya thấy có một người quen
với nhà mình, Petya đã toan cầu cứu ông ta, nhưng lại nghĩ rằng mình làm
như vậy chẳng trượng phu tí nào. Khi xe cộ đã qua hết, đám đông ùa tới
và dồn Petya vào quảng trường bấy giờ đã chật ních những người là người.
Không phải chỉ có trên quảng trường mà ngay cả trên vỉa hè, trên các
mái nhà, đâu đâu cũng có người.
Petya vừa thấy mình đứng trên quảng trường đã nghe rõ mồn một tiếng
chuông vang khắp thành Kreml và tiếng nói chuyện ồn ào vui vẻ của đám
đông.
Được một lát, trên quảng trường thấy bớt xô lấn, nhưng bỗng nhiên
mọi người đều cất mũ, ai nấy đều xô về phía trước, không hiểu đi đâu. Họ
xô lấn Petya đến nỗi cậu không thể thở được nữa.
Mọi người đều hô: "Ura! Ura! Ura!", Petya kiễng chân lên, huých
người này, véo người nọ, nhưng chẳng trông thấy gì ngoài những người
đứng quanh cậu ta.
Trên khuôn mặt đều thấy phản ánh một niềm cảm khích và cổ vũ giống
nhau. Một bà lái buôn đứng gần Petya khóc nức nở, nước mắt chảy ròng
ròng.
- Cha của chúng tôi, vị thiên thần của chúng tôi! - Bà ta vừa nói vừa lấy ngón tay quẹt nước mắt.
- Ura! - khắp bốn phía có tiếng hô.
Trong khoảng một phút đám đông đứng yên một chỗ; rồi lại ùa ra phía trước.
Petya không còn biết gì nữa; cậu nghiến răng, mắt long lên sòng sọc,
xông lên phía trước, vừa huých khuỷu tay vừa hô: "Ura!", tưởng chừng như
cậu ta sẵn sàng giết hết mọi người và giết luôn cả mình nữa trong phút
này, nhưng bên cạnh sườn Petya lại thấy nhô ra những vẻ mặt cũng hung
hãn như thế và cũng hô: "Ura!".
"Đấy hoàng thượng là thế đấy, Petya nghĩ - Không ta không thể đưa đơn
tận tay hoàng thượng được, như thế táo bạo quá!". Tuy vậy, Petya cũng
vẫn cố sống cố chết lần về phía trước, và từ sau mấy cái lưng ở trước
mặt, Petya thoáng trông thấy một khoảng trống có trải tấm thảm đỏ làm
lối đi: nhưng vừa lúc ấy đám đông lại dồn lại phía sau (vì cảnh binh đẩy
lùi những người đến quá gần lối đi của hoàng thượng đang từ cung điện
đi ra nhà thờ Đức Bà lên trên Trời), và bỗng nhiên Petya bị huých vào
sườn một cái rất mạnh và bị chèn dữ dội đến nỗi cậu ta hoa mắt lên rồi
ngất đi. Khi cậu ta tỉnh lại, một người giáo sĩ có một chùm tóc hoa râu
sau gáy, mặc một chiếc áo chùng xanh đã sờn bạc, chắc là một ông thầy
giúp lễ, đưa một tay xốc nách Petya, còn tay kia thì giơ ra cản đám đông
đang lấn tới.
- Họ giẫm bẹp nát cậu bé rồi - Ông thầy giúp lễ nói - Làm sao thế này
này!… Nhè nhẹ tí chứ… Họ giẫm bẹp mất cậu bé rồi, giẫm bẹp mất rồi!
Hoàng thượng bước vào nhà thờ Đức Bà. Đám đông lại giãn ra một bên,
và ông thầy giúp lễ dẫn Petya lúc ấy mặt tái nhợt, thở không ra hơi, về
phía khẩu súng Thần công lớn(1). Có mấy người động lòng thương hại
Petya, và đột nhiên cả đám đông quay về phía cậu ta, ở xung quanh người
ta lại bắt đầu xô đẩy nhau. Những người đứng gần ân cần cởi khuy áo cho
Petya, đặt cậu ta ngồi lên bệ súng và lên tiếng trách móc những người đã
xô cậu.
- Cứ thế này họ có thể xô người ta chết mất chứ chẳng chơi, làm sao thế
không biết! Thật là đồ giết người! Chao ôi, cậu bé mặt tái nhợt cắt
không ra hột máu kia kìa, - Có tiếng lao xao.
Được một lát Petya đã hoàn hồn, mặt đã có máu, cảm giác đau đã giảm
bớt, và nhờ việc không may trong chốc lát này cậu đã được một chỗ ngồi
trên súng thần công, có hy vọng được trông thấy hoàng thượng lúc ngài
quay về. Bây giờ Petya không còn nghĩ đến việc đưa đơn nữa. Miễn sao
được trông thấy hoàng thượng là Petya có thể tự xem mình là người diễm
phúc rồi.
Khi trong nhà thờ Đức Bà lên Trời làm lễ - một buổi lễ cầu nguyện kết
hợp, vừa là lễ mừng hoàng thượng đến vừa là lễ tạ ơn trong dịp kí hoà
ước với Thổ - đám đông tản mát ra; những người bán hàng rao nào là
kvax(2), nào là bánh ngọt, nào là bánh kẹo phù dung là thứ kẹo mà Petya
rất thích, và những câu chuyện bình thường ngày lại nở ra rôm rả. Một bà
lái buôn đưa cho bạn bè xem chiếc khăn san vừa bị rách và nói cho mọi
người biết mình đã mua chiếc khăn này hết bào nhiêu tiền, một bà khác
bảo hàng tơ lụa lúc bấy giờ rất đắt đỏ. Ông thầy giúp lễ người đã cứu
Petya, nói chuyện với một ông viên chức về những vị lịnh mục hôm nay
cùng làm lễ với đức cha tổng giám mục. Ông thầy giúp lễ mấy lần nhắc đến
chữ Xobornie(3), mà Petya không hiểu là cái gì. Hai người thị dân trẻ
tuổi đùa cợt với mấy chị thị nữ đang cắn hạt dẻ. Đối với lứa tuổi của
Petya, những câu chuyện này, nhất là những lời đùa cợt với mấy người con
gái là có một sức hấp dân đặc biệt, nhưng bây giờ Petya không hề để ý
đến; cậu ta ngồi trên cao điểm của mình đối với ngài. Cái cảm giác đau
và sợ khi bị lấn pha lẫn nhau với mềm phấn khởi lại càng làm cho cậu có ý
thức rõ rệt hơn về tầm quan trọng của giờ phút này.
Bỗng từ phía bờ sông vọng lại những tiếng súng đại bác (bắn để mừng
việc ký hoà ước với Thổ Nhĩ Kỳ). Đám đông liền xô nhau chạy ùa ra bờ
sông để xem bắn súng. Petya cũng muốn chạy ra đấy, nhưng ông thầy giúp
lễ đã đảm nhiệm việc che chở cho cậu không để cho cậu đi. Tiếng súng hãy
còn tiếp tục nổ, thì thấy từ nhà thờ Đức Bà lên Trời chạy ra như những
viên sĩ quan, những vị tướng, những viên thị thần, rồi sau đó có mấy
người nữa đi ra, nhưng vội vàng như những người kia. Đám đông lại cất
mũ, và những người chạy ra xem bắn súng vội quay trở lại. Cuối cùng có
bốn người đàn ông mặc quân phục và đeo dây thao từ trong nhà thờ bước
ra. Đám đông lại hô: "Ura! Ura!".
- Người nào thế? Người nào thế? Petya hỏi những người đứng xung quanh
với một giọng gần như khóc, nhưng không ai trả lời cậu cả; ai nấy đều
đang mải nhìn. Petya bèn chọn lấy một trong bốn người ấy, một người mà
cậu trông thấy rõ vì những giọt nước mắt vui mừng đã trào lên mờ cả mắt
cậu ta dồn hết vào người ấy tấi cả tấm lòng hâm mộ của mình, tuy đó
không phải là hoàng thượng, và gào lên như điên: "Ura!" định tâm là ngay
ngày mai, dù có thế nào cũng mặc, nhất định sẽ trở thành một quân nhân.
Đám đông chạy sau hoàng thượng, theo ngài đến tận cung điện rồi bắt
đầu giải tán. Bây giờ đã trưa lắm rồi, Petya chưa ăn gì cả, và mồ hôi
cậu đổ ra như tắm. Nhưng cậu không về nhà, và cùng với đám người đã giảm
bớt nhưng hãy còn khá đông đứng trước cung điện trong khi hoàng thượng
dùng bữa trưa, nhìn lên các cửa sổ, chờ đợi một cái gì nữa không biết,
thèm thuông địa vị những vị thân đi xe đến bến đỗ bên thềm để vào dự bữa
chiều với nhà vua, cũng thèm thuồng cái địa vị những người hầu bàn cho
hoàng thượng đi lại thấp thoáng trong các khung cửa sổ.
Trong bữa ăn của hoàng thượng, Valuyev nhìn ra cửa sồ nói:
- Dân chúng vẫn còn hy vọng được trông thấy bệ hạ.
Bấy giờ tiệc đã xong; nhà vua đứng dậy vừa ăn nốt chiếc bánh bích quy và đi ra bao lơn.
Đám dân chúng, trong đó có cả Petya đứng ở giữa, chồm về phía bao lơn.
- Vị thiên thần của chúng tôi, cha của chúng tôi! Ura!… - dân chúng hô to, và Petya cùng hô với họ.
Những người đàn bà và mấy người đàn ông dễ xúc cảm, trong số đó có cả
Petya, khóc lên vì sung sướng. Một mảnh bánh bich quy khá to mà nhà vua
đang cầm trên trong tay rã ra và rơi xuống lan can bao lơn rồi từ lan
can rơi xuống đất. Người đứng gần hơn cả là một người đánh xe mặc áo lúp
lao người về phía miếng bánh và chộp lấy. Trông thấy thế, nhà vua bảo
đem ra một đĩa bánh bich quy và bắt đầu ném bánh từ trên bao lơn xuống.
Mắt Petya đỏ ngầu; mối nguy cơ bị giẫm đạp lại càng kích thích cậu thêm.
Cậu ta lao đến cướp bánh. Cậu cũng chẳng biết làm như vậy để làm gì,
chỉ biết rằng thế nào cũng phải lấy cho kỳ được một chiếc bánh từ tay
nhà vua ném xuống, phải cố giành cho được, không chịu thua ai. Cậu chồm
tới và xô ngã một bà già sắp bắt được một chiếc bánh bích quy. Nhưng bà
già vẫn chưa chịu thua tuy đã nằm dưới đất: bà ta vẫn giơ tay ra bắt
bánh.
Petya dùng đầu gối chặn tay bà ta, chộp lấy chiếc bánh và dường như
sợ chậm trễ mất, cậu cất tiếng hô "Ura!" với một giọng đã khàn đặc.
Nhà vua trở vào phòng, và sau đó phần lớn dân chúng bắt đầu ra về.
- Đấy tôi đã bảo là đợi một chút mà - thấy chưa, y như rằng! - bốn phía có tiếng nói vui vẻ.
Tuy lòng Petya vô cùng sung sướng, nhưng cậu cũng vẫn thấy buồn buồn
khi phải về nhà, biết rằng tất cả những nỗi vui thú của ngày hôm nay
thế là đã hết. Từ điện Kreml, Petya không về nhà mà lại đến nhà
Obolenxki năm ấy mười lăm tuổi và cũng đã nhập ngũ. Về đến nhà, Petya
tuyên bố một cách dứt khoát và rắn rói rằng nếu không cho cậu ta đi, cậu
sẽ bỏ nhà trốn đi. Và mấy ngày hôm sau, tuy vẫn chưa nhượng bộ hoàn
toàn, bá tước Ilya Andrevich cũng đi đò hỏi xem có nơi nào an toàn nhất
để xin cho Petya nhập ngũ.

Chú thích:
(1) Một di tích lịch sử của thế kỷ 16 để ở điện Kreml. Nòng súng dài
5m34, cỡ nòng 890mm: nặng 40 tấn. Một vài mẫu đáng chú ý của nghệ thuật
đúc đồng Nga.
(2) Nước giải khát làm bằng lên men bột mỳ, vị hơi chua.
(3). Buổi lễ nhiều linh mục cùng hành lễ
hết: Chương - 19 -, xem tiếp: Chương - 20 -
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:18 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần IX

Chương - 20 -


Sáng ngày mười lăm, tức hai ngày sau, có vô số xe cộ đến đỗ ở trước diện Xlolodxki.
Các phòng đều chật ních những người. Trong gian phòng thứ nhất có những
thương gia đeo huân chương, để râu dài và mặc áo kanan xanh. Trong gian
phòng của những người quý tộc tụ họp, người ta đi lại rộn rịp và nói
chuyện rất ồn ào. Bên một cái bàn lớn, dưới bức chân dung của hoàng
thượng, những vị huân tước trọng yếu nhất ngồi trên những chiếc ghế có
lưng tựa rất cao, nhưng phần lớn những quý tộc đều đi đi lại lại trong
phòng.
Tất cả những người quý tộc, chính những người hàng ngày vẫn gặp
Piotr hoặc ở câu lạc bộ hoặc ở nhà họ, - tất cả đều mặc phẩm phục, người
thì mặc theo kiểu thời Ekterina, người thì mặc theo kiểu thời Pavel,
người thì mặc theo kiểu mới của thời Alekxandr, người thì mặc theo kiểu
quý tộc phổ thông, và tính chất trung của những bộ phẩm phục này khiến
cho các nhân vật già có trẻ có, rất đa dạng và rất quen thuộc này có
thêm một vẻ gì thật lạ lùng và huyền hoặc. Đập vào mắt người ta mạnh
nhất là mấy ông già, mù loà, móm mém, hói trơn hói trụi, núc ních những
mỡ, da căng và vàng, hoặc trái lại gầy gò, nhăn nheo. Số đông những
người này ngồi yên một chỗ và im lặng, nếu có đi lại và nói những chuyện
bình thường của ngày hôm qua: ván bài boston, tài năng của anh đầu bếp
Petruska hay sức khoẻ của bà Zinaida Dmitrievna v.v…
Piotr cũng có mặt ở trong văn phòng: từ sáng sớm chàng thắng bộ phẩm phục nay đã chật cứng khiết cho chàng rất vướng víu.
Chàng rất hồi hộp: cuộc hội họp bất thường này không phải chi gồm có
giới quý tộc, mà còn gồm cả giới thương gia nữa - các estats généraux -
(Tam cấp hội nghị) này đã thức tỉnh trong lòng chàng cả một loạt tư
tưởng mà chàng đã xao lãng từ lâu nhưng vẫn khắc sâu trong tâm trí
chàng: những tư tưởng về Khế ước xã hội và về cuộc cách mạng Pháp. Những
lời trong bản hiệu triệu mà chàng đã chú ý, nói rằng hoàng thượng sẽ về
thủ đô để bàn bạc với thần dân, khiến cho chàng càng thêm tin chắc vào
quan điểm này. Chàng cho rằng đang có một cái gì quan trọng, một cái gì
mà chàng đã chờ đợi từ lâu, sắp diễn ra theo hướng này. Chàng đi đi lại
lại, chú ý nhìn, lắng nghe những câu chuyện chung quanh, nhưng không hề
tìm thấy một dấu hiệu gì biểu hiện những ý nghĩ đang khiến chàng bận
tâm.
Bản tuyên ngôn của nhà vua đọc lên khiến ai nấy đều nức lòng, rồi sau đó
mọi người đều tản ra nói chuyện. Ngoài những chuyện thường ngày, Piotr
còn nghe họ bàn tán không biết các đại biểu quý tộc sẽ đứng ở chỗ nào
khi vua vào, đến hôm nào sẽ mở vũ hội mời nhà vua, nên phân chia như thế
nào, từng huyện hay từng tỉnh, v v; nhưng hễ cứ nói đến chiến tranh hay
đến mục đích buổi họp quý tộc hôm nay, là câu chuyện trở nên lúng túng
và mập mờ. Ai cũng muốn nghe nhiều hơn là nói.
Một người đứng tuổi, đẹp vóc, rắn rỏi, mặc bộ quân phục sĩ quan hải
quân về hưu đang đứng nói trong một gian phòng trong điện, và xung quanh
có một đám người xúm lại nghe. Piotr lại gần và lắng tai.
Bá tước Ilya Andreyevich mặc chiếc áo kaftan của đại biểu quý tộc
thời Ekaterina, miệng mỉm một nụ cười đáng yêu, đi giữa đám người mà ông
ta cũng quen, lại gần nhóm đó và bắt đầu nghe với nụ cười hiền hậu mà
ông thường có mỗi khi nghe có ai nói chuyện, thỉnh thoảng lại gật đầu
với người đang nói để tỏ ý tán thành. Viên sĩ quan hải quân về hưu nói
rất bạo miệng; điều đó thấy rõ qua vẻ mặt các thính giả. Hơn nữa, những
người mà Piotr vốn biết là thuộc số hiền lành và phục tòng nhất đều lảng
đi, ra vẻ không tán thành, hoặc cãi lại. Piotr len vào giữa đám đông,
lắng nghe một lát và thấy rõ rằng quả nhiên người đang nói là một người
có tư tưởng tự do, nhưng theo một lối khác hẳn với quan niệm của chàng.
Viên sĩ quan hải quán nói với cái giọng trầm trầm của những người quý
tộc, vang vang như tiếng hát, với một lối uốn lưỡi dễ nghe, luôn luôn bỏ
bớt các phụ âm, cái giọng mà người ta thường dùng để gọi gia nhân: "Dọn
trà! Đưa tẩu thuốc đây!" v.v…
Ồng ta nói với cái giọng của một người đã quen sống phóng khoáng và quen chỉ huy.
- Dân Smolensk đề nghị nộp dân binh lên hoàng thượng à? Thế thì đã làm
sao! Lời của người Smolensk có phải là mệnh lệnh cho chúng ta đâu? Nếu
những người quý tộc ở Moskva thấy cần, thì họ có thể bày tỏ lòng tận
trung với hoàng thượng bằng những cách khác.
- Chẳng nhẽ chúng ta quên chuyện quân binh năm 1807 rồi sao? Chỉ được một dịp cho bọn quân nhu và bọn ăn cắp làm giàu thôi.
Bá tước Ilya Andreyevich mỉm cười dịu dàng và gật đầu tỏ ý tán thành.
- Thế dân binh của chúng ta đã đem lại lợi ích cho nhà nước nào? Chẳng
đem lại lợi ích gì hết! Chỉ tổ cho các trang trại của ta kiệt quệ. Thà
mộ lính còn hơn… nếu không, khi họ trở về với chúng ta thì lính chẳng ra
lính, nông dân chả ra nông dân, chỉ là một thứ vô lại Người quý tộc
không hề tiếc tính mạng, bản thân chúng ta sẽ đi không hề xót người nào,
chúng ta sẽ tuyển thêm tân binh, và hoàng thượng chỉ cần hô lên một
tiếng là tất cả chúng ta sẽ chết vì Ngài, - diễn giả nói thêm, sôi nổi
hẳn lên.
Ilya Andreyevich nuốt nước bọt vì thích thú và lấy khuỷu tay huých
Piotr, nhưng bấy giờ Piotr cũng đang muốn nói. Chàng bước lên phía
trước, lòng thấy hứng khởi, nhưng chính chàng cũng chưa rõ vì sao và
cũng chưa biết mình sẽ nói gì. Chàng vừa mở miệng ra để nói thì một vị
nguyên lão, mồm không còn một cái răng nào, vẻ mặt thông minh và cáu
kỉnh, bấy giờ đang đứng cạnh diễn giả, đã ngắt lời Piotr. Hẳn là đã quen
tiến hành những cuộc tranh luận, ông ta nói khẽ, nhưng nghe rất rõ.
- Thưa ngài, - vị nguyên lão móm mém nói. - Tôi thiết tưởng chúng ta
được triệu tập tại đây không phải để bàn xem nên mộ lính hay nên tuyển
dân binh, đằng nào có lợi cho nhà nước lớn hơn. Chúng ta đến đây là để
đáp lại lời kêu gọi mà hoàng thượng đã ban xuống cho chúng ta. Còn về
việc mộ lính hay tuyển dân binh đằng nào có lợi ích hơn thì ta hãy để
cho chính quyền tối cao…
Piotr chợt tìm được một cơ hội để cho tâm trạng hứng khởi của chàng
phát tiết. Chàng căm tức vị nguyên lão đã đưa những quan niệm chính
thống và hẹp hòi này vào những công việc sắp tới của giới quý tộc, Piotr
bước lên và ngăn ông ta lại. Chàng cũng chẳng biết mình sẽ nói gì,
nhưng chàng vẫn bắt đầu nói rất hăng, thỉnh thoảng lại chêm vào những
tiếng Pháp, và nói tiếng Nga như trong sách.
- Xin đại nhân thứ lỗi cho, - chàng mở đầu, (Piotr quen khá thân vị
nguyên lão này, nhưng ở đây chàng cần phải dùng một giọng trang trọng
như vậy). - tuy tôi không tán thành ý kiến của vị này… - Piotr lúng
túng. Chàng muốn nói vị rất đáng kính đã phát biểu trước tôi, vị này mà
tôi chưa có vinh dự được quen biết, nhưng tôi cho rằng tầng lớp quý tộc,
ngoài việc biểu lộ sự đồng cảm và lòng phấn khởi của mình ra, còn được
triệu tập lại đây để thảo luận những biện pháp mà ta có thể dùng để giúp
ích cho tổ quốc.
- Tôi thiết tưởng, - chàng hăng lên nói, - rằng chính hoàng thượng cũng
sẽ không được hài lòng, nếu ngài thấy chúng ta chỉ là những người làm
chủ nông nô, làm chủ một mớ thịt làm mồi cho đại bác, mà không tìm thấy ở
chúng ta một… một… một ý kiến gì cả.
Nhiều người lảng ra khỏi nhóm khi thấy nụ cười khinh bỉ của vị
nguyên lão và thấy Piotr nói năng quá tự do; chỉ có một mình Ilya
Andreyevich hài lòng về lời lẽ của chàng, cũng như ông đã hài lòng về
những lời mà mình nghe sau cùng.
- Tôi thiết tưởng trước khi thảo luận những vấn đề này. - Piotr nói tiếp
- chúng ta phải xin hoàng thượng cho chúng ta biết hiện nay có bao
nhiêu quân lính, tình hình của quân đội ta hiện nay ra sao: và được như
vậy thì…
Nhưng Piotr chưa kịp nói xong đã bị công kích tới tấp từ ba phía. Người
công kích mạnh hơn cả là một người mà chàng đã quen từ lâu một người rất
ham đánh bài boston, xưa nay vẫn có thiện cảm với chàng, là Stepan
Stepanovich Aprakxin. Stepan Stepanovich mặc phẩm phục, và vì bộ phẩm
phục này hoặc vì những nguyên nhân nào khác, Piotr có cảm tưởng như
trước mặt mình là một người khác hẳn. Gương mặt già nua của Stepan
Stepanovich bỗng lộ vẻ hằn học. Ông ta quát bảo Piotr.
- Trước hết xin ngài cho biết chúng ta không có quyền hỏi hoàng thượng
về việc đó, và sau bữa ăn, dù cho giới quý tộc Nga có quyền như vậy,
hoàng thượng cũng không thể trả lời cho chúng ta được. Quân ta đi chuyền
tuỳ theo cách hành quân của địch - số quân giảm bớt hay tăng lên…
Người thứ hai công kích Piotr là một người tầm thước, trạc bốn mươi
tuổi, mà trước kia Piotr vẫn gặp ở các nhà Di-gan và biết rõ là một tay
rất máu me cờ bạc. Trong bộ phẩm phục trông ông ta cũng khác hẳn. Ông ta
bước tới và ngắt lời Aprakxin.
Mà bây giờ không phải là lúc nghị luận, bây giờ là lúc phải hành
động: chiến tranh đang diễn ra trên đất Nga. Quân thù đang manh tâm tiêu
diệt nước Nga, giầy xéo lên mồ mả tổ tiên chúng ta bắt vợ con chúng ta
đi. - Nói đến đây ông ta đấm ngực. - Chúng ta sẽ nhất loạt đứng lên,
chúng ta sẽ cùng hy sinh vì Sa hoàng, người cha yêu quý của chúng ta! -
Ông ta quát lên, đôi mắt đỏ ngầu trợn ngược. Trong đám đông ấy có những
tiếng xôn xao tỏ ý tán thành. - Chúng ta là người Nga, chúng ta sẵn sàng
đổ máu để bảo vệ tín ngưỡng ngai vàng và tổ quốc. Nếu chúng ta là những
người con của tổ quốc thì không nên nói những chuyện vẩn vơ nữa. Chúng
ta sẽ cho châu Âu thấy rõ nước Nga đứng lên bảo vệ nước Nga như thế nào.
- Người quý tộc lớn tiếng quát.
Piotr muốn cãi lại, nhưng chàng không nói được câu nào cả.
Chàng cảm thấy lời mình nói ra bất luận nội dung ra sao cũng sẽ
không có tác dụng bằng những lời lẽ khí khái của người quý tộc kia. Ilya
Andrevich đứng ở phía sau tỏ ý tán thành; sau khi diễn giả nói hết một
câu có mấy người hăm hở quay về phía ông ta nói:
- Đúng thế đấy! Đúng đấy!
Piotr muốn nói rằng chàng không có ý phản đối việc hy sinh tiền của hay
nông nô, hay ngay cả bản thân mình cũng vậy, nhưng cần phải biết tình
trạng hiện nay để tìm cách cải thiện nó, nhưng chàng không nói được.
Nhiều người cùng ta ó và cùng nói một lúc, đến nỗi Ilnya Andreyevich
không kịp gật đầu tán thành hết được. Nhóm người lớn lên tản ra, rồi
lại họp lại, vừa nói chuyện ồn ào vừa kéo vào phòng rộng, đến cạnh chiếc
bàn lớn. Không những Piotr không nói được gì, người ta lại còn ngắt lời
chàng một cách thô bạo, quay phắt đi và xa lánh chàng như xa lánh một
kẻ thù chung. Sở dĩ như vậy không phải là vì họ không bằng lòng với
những lời lẽ của chàng, - sau chàng có rất nhiều người nói, cho nên họ
cũng quên khuấy đi - mà là vì, muốn kích thích đám đông, phải có một đối
tượng cụ thể để yêu mến hay để căm thù. Piotr đã thành cái đối tượng
căm ghét này. Sau người quý tộc hăng hái kia có rất nhiều người nói, và
ai nấy đều cùng nói một giọng như vậy. Nhiều người nói rất hay và rất
độc đáo.
Ông chủ nhiệm báo "Tín sứ Nga" là Glinka(1) (người ta nhận được ông ta
ngay, trong đám đông có tiếng xôn xao: "nhà vua đấy!") bàn rằng phải lấy
địa ngục, rằng ông ta đã từng trông thấy một đứa trẻ mỉm cười trong ánh
chớp và trong tiếng sấm ầm ầm, "nhưng chúng ta sẽ không như đứa trẻ
này".
- Phải, phải, trong tiếng sấm! - Ở các hàng sau có tiếng người hưởng ứng.
Đám đông lại gần chiếc bàn lớn, nơi có những vị huân tước bảy mươi
tuổi mặc phẩm phục: đeo dây thao, tóc bạc, đầu hói đang ngồi. Hầu hết
những người này, Piotr đã gặp ở nhà với những thăng hề của họ hay ở câu
lạc bộ trong khi họ đang đánh bài boston. Đám đông lại đến gần bàn, vẫn
nói chuyện ồn ào như cũ. Các diễn giả bị ô đẩy vào những chiếc lưng tựa
rất cao so với mấy chiếc ghế, lần lượt lên tiếng. Đôi khi hai diễn giả
cùng nói một lúc. Những người đứng sau chốc chốc lại nhìn thấy diễn giả
nói sót ý và vội vàng nói chen vào cho đủ. Những người khác, mặc dầu
đứng chen chúc trong gian phòng chật chội và nóng nực này, cũng cố bới
óc tìm xem có ý nghĩ gì không và vội vàng nói ra. Những vị huân tước già
mà Piotr quen biết ngồi yên, hết đưa mắt nhìn người này lại nhìn sang
người kia; và vẻ mặt phần lớn các vị đó chỉ biểu lộ một điều, là họ thấy
nóng bức quá. Tuy vậy, Piotr cũng thấy cảm động, và lòng mong mỏi của
mọi người muốn tỏ ra rằng không có gì có thể ngăn cản chúng ta - một
lòng mong mỏi biểu lộ ra trong vẻ mặt và trong giọng nói nhiều hơn là
trong nội dung những lời phát biểu - cũng truyền sang chàng. Chàng không
từ bỏ những ý nghĩ của mình, nhưng cũng cảm thấy như mình có lỗi và cứ
muốn thanh minh.
- Tôi muốn nói rằng chúng ta có thể hy sinh tốt hơn khi nào chúng ta đã
rõ nhà nước cần những gì, - Piotr cố nói cho to hơn những người khác.
Một ông già nhỏ bé đứng sát chàng đưa mắt nhìn chàng, nhưng vừa lúc ấy có tiếng quát ở cuối bàn.
- Phải, Moskva sẽ bị bỏ ngỏ! Nó sẽ hy sinh để cứu nhân loại? - Một người quát lên.
- Hắn là kẻ thù của loài người! - một người khác kêu lên. - Tôi xin nói… Thưa các vị, các vị làm tôi nghẹn thở mất.

Chú thích:
(1) Tạp chí có xu hướng yêu nước do Glinka (xem phụ lục) xuất bản ở Moskva trong khoảng 1808 - 1824.
hết: Chương - 20 -, xem tiếp: Chương - 21 -
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:18 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần IX

Chương - 21 -

Vừa lúc ấy bá tước Roxtopsin bước vào, mình mặc quân phục cấp tướng:
đeo dây thao quàng qua vai, cái cằm nhô ra đôi mắt linh lợi đi nhanh
qua đám đông đang giãn ra để nhường lối.
- Hoàng thượng sắp đến, - Roxtopsin nói, - tôi vừa ở đấy ra. Tôi cho
rằng trong tình cảnh chúng ta hiện nay không việc gì phải bàn luận
nhiều. Hoàng thượng đã có lòng triệu tập chúng ta và giới thương nhân
lại đây. Họ sẽ cúng bạc triệu (ông ta chỉ sang phòng họp của thương
nhân) còn việc của chúng ta cũng phải làm như thế.
Mấy vị huân tước ngồi trước bàn bắt đầu bàn bạc với nhau. Họ nói thì thầm rất khẽ. Cuộc bàn bạc còn có vé buồn bã nữa là khác.
Sau những tiếng ồn ào ban nãy, bây giờ chỉ nghe lẻ tẻ những tiếng
nói phều phào đóng một: "đồng ý", hay có khác chăng cũng chỉ là: "Tôi có
ý kiến như vậy" v.v, cho đỡ nhầm.
Họ ra lệnh cho viên bí thư thảo ra một bản quyết nghị của giới quý
tộc Moskva nói rằng người Moskva, cũng như người Smolensk, cứ một nghìn
người sẽ tuyển mười người vào quân đội và cung cấp toàn bộ quân trang.
Các vị huân tước đứng dậy, có vẻ như vừa trút được một gánh nặng, xô ghế
ầm ầm và đi đi lại lại trong phòng cho đỡ chồn chân, chốc chốc lại
khoác tay một người quen để nói chuyện.
- Hoàng thượng! Hoàng thượng! - Trong các phòng bỗng có tiếng kêu lên, và cả đám đông xô ra phía cửa.
Đám người quý tộc giãn ra hai bên chừa một lối đi rất rộng, và nhà
vua bước vào phòng. Trên mọi gương mặt đều hiện lên một vẻ mặt tò mò
sùng kính và sợ hãi. Piotr đứng cách đấy khá xa nên không nghe hết được
lời của nhà vua. Qua những câu nghe được chàng chỉ hiểu rằng nhà vua nói
về mối nguy cơ đang đe doạ nước nhà về những hy vọng mà ngài đặt vào
giới quý tộc Moskva. Một người trong đám quý tộc lên tiếng phúc đáp,
truyền đạt lên nhà vua nghị quyết vừa rồi của giới quý tộc.
- Thưa các vị! - Nhà vua nói, giọng run run. Đám đông bỗng xôn xao lên
một lúc rồi im lặng, và Piotr nghe rõ giọng nói cảm động và rất gần gũi
của nhà vua - Không bao giờ tôi hoài nghi lòng tận tuỵ của giới quý tộc
Nga. Nhưng ngày hôm nay lòng tận tuỵ đó đã vượt quá những điều tôi mong
đợi. Tôi xin thay mặt cho tổ quốc cảm tạ các vị. Thưa các vị chúng ta
phải hành động - thời gian rất quý.
Nhà vua im lặng, đám đông bắt đầu chen chúc xung quanh ngài. Và từ phía đều có những tiếng hoan hô phấn khởi.
- Phải quý hơn cả… là lời của hoàng thượng. - từ phía sau có tiếng nói
nghẹn ngào của Ilya Andreyevich. Ông ta không nghe thấy gì cả, nhưng cái
gì cũng hiểu theo ý mình. Từ phòng họp của giới quý tộc, nhà vua đi
sang gian phòng của thương nhân. Ngài ở lại đây, chừng mười phút. Piotr
trông thấy nhà vua ở phòng họp của giới thương nhân bước ra với những
giọt nước mắt cảm động trên mí mắt. Về sau người ta được biết rằng nhà
vua vừa cất tiếng nói với các thương nhân thì nước mắt đã trào ra, và
giọng ngài run run trong khi ngài nói hết câu.
Khi Piotr trông thấy nhà vua, ngài đang cùng hai người thương nhân
đi ra ngoài. Một trong hai người đó Piotr có quen, đó là một người to
béo lĩnh trưng thuế, người kia thì mặt gầy gò và vàng võ, cằm nhọn: đó
là người cầm đầu giới thương nhân. Cả hai đều khóc.
Người gầy thì ứa nước mắt, nhưng người béo thì khóc nức nở như trẻ con, mồm nói đi nói lại:
- Xin hoàng thượng cứ lấy cả tính mạng, cả tài sản của chúng tôi!
Trong giờ phút này, lòng Piotr chỉ còn thèm muốn được tỏ ra rằng
không có gì có thể ngăn trở chàng, và chàng sẵn sàng hy sinh tất cả.
Chàng thấy áy náy về những câu nói có khuynh hướng lập hiến của
mình và cố tìm một cơ hội để chữa lại. Được tin bá tước Mamonev cùng một
đoàn, Bezukhov lập tức tuyên bố với bá tước Raxlopsin rằng chàng sẽ
cúng mười nghìn quân và cung cấp đủ tiền ăn mặc cho họ.
Lão bá tước Roxtov không thể nào cầm lại nước mắt khi kể lại cho vợ nghe
những điều vừa xảy ra, ông cụ lập tức chuẩn y lời cầu xin của Petya và
tự mình thân hành đi đăng ký cho con nhập ngũ.
Ngày hôm sau nhà vua ra đi. Tất cả những người quý tộc đã đến hội
họp hôm ấy cởi bỏ phẩm phục, trở về nhà hoặc đến câu lạc bộ; họ vừa thở
dài ra lệnh cho bọn quản lý lo việc tuyển mộ dân binh, vừa ngạc nhiên về
những việc họ đã làm.
hết: Chương - 21 -, xem tiếp: Phần X- Chương -1-
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:18 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên

Phần X- Chương -1-

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 CA042064CB194CD5B755021A3BACAC22


Napoléon đã khai chiến với nước Nga, vì ông ta không thể nào không
đến Dresden, không thể nào không bị những nghi thức nghênh tiếp long
trọng làm choáng váng, không thể nào không mặc quân phục Ba Lan, không
thể nào cưỡng lại những ấn tượng thôi thúc của một buổi sáng tháng Sáu,
vì ông ta không thể nào kìm nổi những cơn thịnh nộ trước mặt Kurakin và
sau đó trước mặt Balasov.
Alekxandr đã cự tuyệt mọi cuộc thương quyết bởi vì ông ta cảm thấy
cá nhân minh bị lăng nhục. Barclay de Tolly cố gắng chỉ huy quân đội cho
thật tốt để làm tròn nhiệm vụ của mình và để được tiếng là một tướng
tài, Roxtov đã lao vào chém viên sĩ quan Pháp, bởi vì chàng không sao
kìm hãm nổi ý muốn phi ngựa trên cánh đồng bằng phẳng. Và vô số những
con người kia đã tham dự vào cuộc chiến tranh này cũng đều hành động như
vậy, tuỳ theo những đặc tính riêng, những tập quán, những điều kiện
sống và mục đích riêng của họ. Họ sợ hãi, vênh vang, mừng rỡ, phẫn nộ,
suy luận, và tưởng đâu hiểu rõ việc minh làm lắm, tưởng đâu mình làm như
vậy là để mưu lợi ích cho bản thân; kì thực, tất cả những con người này
chẳng qua là những công cụ bất tự giác của lịch sử, và họ làm một việc
mà bản thân họ không hiểu ý nghĩa, nhưng chúng ta thì lại hiểu. Đó là
cái số phận không thể tránh khỏi của tất cả những con người thực tế tham
gia hoạt động, và địa vị của họ càng cao thì lại càng mất tự do. Ngày
nay, những nhân vật thời 1812 đã từ lâu rời khỏi sân khấu, các quyền lợi
cá nhân của họ đã biến mất không còn để lại dấu vết gì, và trước mắt
chúng ta chỉ còn lại những hậu quả lịch sử của thời bấy giờ.
Nhưng nếu ta giả định rằng những con người châu Âu kia, dưới sự lãnh
đạo của Napoléon, thế là cũng phải đi sâu vào nội địa nước Nga và chết ở
đấy, thì ta có thể hiểu hết những hành động điên rồ, mâu thuẫn, tàn
nhẫn kia của những người đã tham dự cuộc chiến tranh này.
Trời bắt tất cả những con người này, trong khi vẫn đeo đuổi những
mục đích riêng tây, phải cùng góp phần thực hiện một kết quả duy nhất và
to lớn mà không một ai - kể cả Napoléon và Alekxandr - mảy may nghĩ
đến.
Ngày nay ta đã thấy rõ đâu là nguyên nhân khiến cho quân Pháp bị
tiêu diệt năm 1812. Không ai phủ nhận rằng sở dĩ quân đội Pháp của
Napoléon bị tiêu diệt là vì, một mặt, họ đã xâm nhập nội địa nước Nga
khi thời tiết đã quá muộn mà không chuẩn bị chiến dịch mùa đông, và mặt
khác, tính chất khốc liệt của cuộc chiến tranh sau khi nhân dân Nga đã
đốt cháy những thành phố của họ và lòng căm thù quân địch đã được kích
thích mạnh mẽ. Nhưng lúc bấy giờ không ai đoán trước được cái điều mà
ngày nay có vẻ hiển nhiên, là đạo quân ưu tú nhất thế giới gồm tám mươi
vạn người và do một tướng tài bậc nhất chỉ huy lại có thể bị tiêu diệt
trong cuộc xung đột với quân đội Nga yếu gấp hai lần, không có kinh
nghiệm và dưới quyền chỉ huy của những viên tướng cũng không có kinh
nghiệm. Không những không ai thấy trước được điều đó, mà về phía quân
Nga, người ta còn tìm đủ cách để ngăn cản cái điều duy nhất có thể cứu
vãn được nước Nga, còn về phía quân Pháp thì mặc dầu kinh nghiệm và cái
gọi là thiên tài quân sự của Napoléon, bao nhiêu cố gắng của họ đều nhằm
làm sao đến Moskva vào cuối mùa hạ, tức là nhằm thực hiện cái điều sẽ
làm cho họ bị tiêu diệt.
Trong các tác phẩm sử học bàn về năm 1812 các tác giả Pháp rất thích
nói rằng Napoléon đã cảm thấy cái nguy cơ của việc kéo dài chiến tuyến,
rằng ông ta cứ lo tìm một cơ hội để giao chiến, rằng các thống chế của
ông ta đã khuyên ông dừng lại ở Smolensk, và họ đưa ra nhiều luận cứ
chứng minh rằng lúc bấy giờ người ta đã nhận thức được tình hình nguy
hiểm của chiến dịch; còn các tác giả Nga lại còn thích nói hơn nữa đến
sự tồn tại của một thứ kế hoạch quân sự theo kiểu chiến tranh của ngờỉ
Skyth ngay từ đầu chiến dịch; mục đích của nó là nhử Napoléon đi sâu vào
nội địa nước Nga, và người thì gán cho Pful; người thì gán cho một
người khác, người thì gán cho Tolly, người thì gán cho bản thân hoàng đế
Alekxandr, và họ đa ra những bút ký, những dự án, những bức thư trao
đổi, trong đó quả tình cũng có ám chỉ đến kế hoạch hành động ấy. Nhưng
sở dĩ ngày nay về phía Pháp cũng như về phía Nga đều có nói rằng người
ta đã dự kiến trước những điều đã xảy ra, thì đó chẳng qua là vì sự kiện
lịch sử đã xác nhận điều đó. Giả sử việc này không xảy ra thì những lời
ám chỉ này sẽ bị quên đi cũng nh ngày nay người ta đã quên hàng ngàn
hàng vạn những điều ám chỉ và giả thiết trái ngược lúc bấy giờ vẫn lưu
hành nhưng vì về sau tỏ ra không đúng sự thực nên đã bị bỏ rơi. Mỗi biến
cố xảy ra bao giờ cũng nảy sinh nhiều giả thiết khác nhau, khiến cho dù
sự việc diễn ra như thế nào đi nữa thì bao giờ cũng có những người nói:
"Thì ngay từ dạo ấy tôi đã bảo là sự việc sẽ như thế mà", quên hẳn rằng
trong vô số những giả thiết được đưa ra có những giả thiết hoàn toàn
mâu thuẫn.
Những giả thiết nói rằng Napoléon đã nhận thức được nguy cơ của việc
kéo dài chiến tuyến và quân Nga có ý định nhử quân địch vào sâu trong
nội địa của mình hiển nhiên là thuộc vào loại giả thiết này. Và các sứ
giả đã phải gò ép sự thực nhiều mới có thể gán nhận thức kia cho
Napoléon và các thống chế của ông ta, hoặc gán những ý định nọ cho các
tướng Nga. Sự thực hoàn toàn trái ngược những giả thiết này. Về phía
quân Nga, qua suốt cuộc chiến tranh, không những người ta không hề có ý
muốn nhử quân Pháp vào nội địa mà trái lại người ta còn tìm mọi cách
chặn họ lại ngay lúc họ mới xâm nhập vào nước Nga; còn Napoléon thì
không những không hề sợ chiến tuyến của mình kéo dài mà còn mừng rỡ xem
mỗi bước tiến về phía trước là một thắng lợi, và trái với các chiến dịch
trước đây, lần này ông ta thờ ơ, không muốn tìm cơ hội giao chiến.
Ngay từ đầu chiến dịch, quân đội ta đã bị cắt ra làm đôi và mục đích
duy nhất của chúng ta là nối hai bộ phận này lại, tuy việc nối liền này
chẳng có ích lợi gì cho việc rút lui và nhử quân địch vào nội địa.
Hoàng đế đi với quân đội để cổ vũ binh sĩ bảo vệ từng tấc đất của nước
Nga, chứ không phải để rút lui. Người ta xây dựng doanh trại Drissa đồ
sộ theo kế hoạch của Pful và không hề nghĩ đến việc rút lui xa hơn nữa.
Sau mỗi bước rút lui, hoàng đế lại khiển trách các vị tổng tư lệnh.
Không những hoàng đế không thể quan niệm được về việc thiêu huỷ Moskva,
mà thậm chí cũng không thể nào hình dung rằng có thể để cho quân địch
đến Smolensk, và khi hai đạo quân đã hợp được với nhau thì ngài lại bất
bình về Smolensk đã bị chiếm và bị đốt cháy mà không có một trận đánh
toàn quân nào diễn ra ở trước thành này. Hoàng để nghĩ như vậy, nhưng
các tướng Nga và toàn thể nhân dân Nga thì lại càng bất bình hơn nữa khi
nghĩ rằng quân ta rút sâu vào nội địa.
Sau khi đã cắt đôi quân ta, Napoléon tiến sâu vào nội địa và bỏ lỡ
nhiều cơ hội giao chiến. Tháng tám, ông ta ở Smolensk và chỉ nghĩ đến
việc tiến xa hơn nữa mặc dầu, như ngày nay ta đã thấy rõ cuộc tiến quân
này hiển nhiên là tai hại cho ông ta.
Các sự kiện đã chứng minh hiển nhiên rằng Napoléon không hề thấy
trước nguy cơ của việc tiến quân về Moskva, và Alekxandr cũng như các
tướng Nga lúc bấy giờ không hề nghĩ đến việc nhử Napoléon vào nội địa mà
còn tìm cách làm ngược lại. Việc Napoléon bị nhử vào nội địa đã xảy ra
không do một kế hoạch nào cả (lúc bấy giờ không ai tin rằng có thể có
một kế hoạch như vậy), nó đã xảy ra do sự kết hợp phức tạp của những âm
mưu, những mục đích, những ý muốn của những con người tham dự cuộc chiến
tranh trong khi họ không hề đoán trước được điều phải làm, ấy thế mà
chính điều này lại là điều duy nhất đã cứu nước Nga. Mọi việc đã xảy ra
một cách ngẫu nhiên. Quân đội ta ngay từ đầu chiến dịch đã bị cắt làm
đôi. Chúng ta tìm cách nối lại hai bộ phận này, rõ ràng là nhằm mục đích
mở trận chiến đấu và chặn cuộc xâm lăng của quân địch, nhưng trong khi
tìm cách nối liền hai bộ phận, đồng thời chúng ta lại tránh không giao
chiến với một kẻ địch mạnh hơn gấp bội, do đó buộc lòng cứ phải rút lui
theo góc nhọn và đã nhử quân địch đến Smolensk. Nhưng nói rằng chúng ta
rút lui theo một góc nhọn vẫn chưa đủ bởi vì quân Pháp tiến ở giữa hai
đạo quân của ta: điều đó làm cho cái góc nhọn này càng nhọn thêm và
chúng ta lại càng rút lui xa hơn nữa. Chúng ta đã làm như vậy vì
Bagration, tư lệnh đạo quân thứ hai căm ghét Barclay de Tolly, con người
Đức(1) đã mất tín nhiệm (trong quân đội Bagration phải ở dưới quyền chỉ
huy của de Tolly) nên tìm mọi cách trì hoãn việc nối liền hai đạo quân
để khỏi ở dưới quyền chỉ huy của ông ta. Bagration trì hoãn không thực
hiện việc nối liền hai cánh quân, quân mặc dầu đó là mục tiêu chủ yếu
của tất cả các vị chỉ huy, vì ông cảm thấy làm như thế tất sẽ đặt quân
đội của mình vào một tình thế hiểm nghèo, và đối với ông ta, tốt nhất là
rút xa hơn nữa về phía bên trái và phía nam, trong khi vẫn quấy rối
cạnh sườn và sau lưng quân địch, đồng thời bổ sung quân số của mình ở
Ukrain. Nhưng người ta lại tưởng ông nghĩ ra cách đó là vì không muốn ở
dưới quyền chỉ huy của Barclay, con người Đức mà ông căm ghét và cấp bậc
lại thấp hơn ông.
Hoàng đế ở cạnh quân đội để cổ vũ nó, nhưng sự có mặt và thái độ
lưỡng lự của ngài, bây giờ không biết nên quyết định ra sao, cũng như cổ
vũ và những kế hoạch, đã làm tiêu ma sức chiến đấu của đạo quân thứ
nhất: thế là quân ta vẫn phái rút lui.
Người ta dự định dừng lại ở doanh trại Drissa: nhưng đột nhiên
Paolusti, vì muốn làm tổng tư lệnh, đã dùng tính cương nghị của mình để
gây ảnh hưởng với Alekxandr, thế là kế hoạch của Pful bị vứt bỏ và công
việc được giao phó hết cho Barclay.. Nhưng vì Barclay không được tin cậy
nên người ta hạn chế quyền lực ông ta lại.
Quân đội bị phân tán, không có sự chỉ huy thống nhất, Barclay mất tín
nhiệm; nhưng do tình hình hỗn loạn, phân tán này, và do viên tổng tư
lệnh Đức không được tín nhiệm, một mặt đã xảy ra tình trạng hoài nghi,
lưỡng lự và việc tránh giao chiến (lẽ ra không thể tránh giao chiến được
nếu hai cánh quân đã tập hợp và do một người khác chỉ huy chứ không
phải Barclay), mặt khác là nỗi bất bình đối với những người ngoại quốc
mỗi ngày một tăng lên và tinh thần yêu nước được kích thích mạnh mẽ.
Cuối cùng, hoàng đế rời khỏi quân đội, và chỉ có một cách giải thích
duy nhất và thuận tiện nhất về việc này, là nói rằng ngài cần phải về
để cổ vũ tinh thần nhân dân ở hai thủ đô và xúc tiến cuộc chiến tranh
nhân dân. Và việc hoàng đế bỏ về Moskva đã làm cho sức mạnh của quân đội
Nga tăng lên gấp ba lần.
Nhà vua rời khỏi quân đội để khỏi ngăn trở việc thống nhất quyền
hành trong tay vị tổng tư lệnh, và hy vọng người ta sẽ thi hành những
biện pháp kiên quyết hơn; nhưng tình hình bộ tư lệnh quân đội lại càng
rắc rối và suy yếu hơn nữa. Benrigxen, đại công tước(2) và cả một đoàn
phó tướng vẫn ở cạnh quân đội để theo dõi những hành động của vị tổng tư
lệnh và thúc giục cho ông ta thêm phần hăng hái, và Barclay ở dưới sự
kiểm soát của những người làm tai mắt cho hoàng để lại càng thấy mình
mất tự do, càng thận trọng đối với những hành động có tính chất quyết
định, và tìm cách tránh cơ hội giao chiến.
Barclay chủ trương phải thận trọng. Thái tử ám chỉ rằng ông ta phản bội
và dòi mở một trận đánh toàn quân. Lyubomirxki Branixki, Vloxki và những
người khác làm cho cái tin đốn ấy càng ầm ĩ. Đến nỗi Barday phải mượn
cớ đệ trình giấy tờ cho nhà vua để phái mấy viên phó tướng người Ba Lan
đến Petersburg, và công khai chống lại Benrigxen và đại công tước.
Cuối cùng, hai đạo quân đã gặp nhau ở Smolensk mặc dầu Bagration
không muốn. Bagration đi xe ngựa đến nhà Barclay ở. Barclay đeo băng tay
ra đón và báo cáo với Bagration, vị tướng cao cấp hơn mình. Bagration
muốn tỏ ra đại độ, chịu phục tùng Barclay mặc dù ông ta cấp cao hơn
Barclay, nhưng trong khi phục tùng như vậy Bagration lại càng ít nhất
trí với Barclay hơn trước. Theo mệnh lệnh của hoàng đế, Bagration báo
cáo trực tiếp với hoàng đế, ông viết cho Arkdeyev: "mặc dầu đó là ý muốn
của hoàng đế, tôi thực không sao cộng tác với "Ông tổng trưởng"
(Barclay) được. Xin ngài gia ân phái tôi đi đâu cũng được, dù là đi chỉ
huy một trung đoàn thôi, nhưng tôi không thể ở đây, khắp tổng hành dinh
đầy rẫy những người Đức, đến nỗi mỗi người Nga không thể nào sống ở đây
được và công chuyện sẽ chẳng ra sao hết. Tôi tưởng mình phục vụ hoàng đế
và tổ quốc nhưng khi nhìn lại thì thấy tôi chỉ phục vụ cho ông Barclay.
Xin thú thực là tôi không muốn như vậy".
Cả bè lũ những bọn Baranitxki, Vintxingherot vân vân càng làm cho
những quan hệ giữa các vị tư lệnh thêm bất hoà và kết quả là sự chỉ huy
lại càng ít thống nhất hơn trước.
Người ta đã sửa soạn tấn công quân Pháp trước thành Smolensk.
Người ta phái một viên tướng vốn ghét Barclay, ông ta đến nhà người
bạn làm chỉ huy quân đoàn và ở đấy suốt cả ngày rồi trở về gặp Barclay
và phê phán từng điểm một cái trận địa tương lai mà ông ta chưa hề trông
thấy.
Trong khi người ta tranh cãi và tính toán, mưu mô về chiến trường
tương lai, trong khi ta đi tìm quân Pháp mà lại lầm lẫn không biết nó ở
đâu thì quân Pháp đã chạm trán sư đoàn Neverovxki và tiến đến sát chân
thành Smolensk.
Quân ta đành phải mở một trận bất ngờ trước Smolensk để bảo vệ đường
giao thông. Trận đánh đã diễn ra. Cả hai bên có hàng ngàn người chết.
Smolensk bị bỏ rơi trái hẳn với ý muốn của hoàng đế và toàn dân.
Nhưng chính nhân dân bị viên tỉnh trưởng của họ đánh lừa đã đốt cháy
Smolensk, và những con người phá sản kia đi về Moskva, trong lòng chỉ
nghĩ đến những tổn thất của riêng mình: nhưng cũng khêu gợi lòng căm thù
quân địch, làm thành một tấm gương sáng cho những người Nga khác.
Napoléon tiếp tục tiến quân, chúng ta cứ rút lui, và kết quả là cái điều
làm cho Napoléon bại trận đã xảy ra.


Chú thích:
(1) Thực ra Barclay là người Scotland, nhưng ngày xưa ở Nga danh tử
"Đức", thường dùng để chỉ tất cả những người ngoại quốc nói chung.
(2) Tức thái tử hoàng đế.
hết: Phần X- Chương -1-, xem tiếp: Chương - 2 -
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:18 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần X

Chương - 2 -

Công tước Andrey vừa đi được một hôm thì hôm sau lão công tước Nilolai Andreyevich cho gọi tiểu thư Maria đến.
- Đấy bây giờ cô đã bằng lòng chưa? - Lão công tước nói - Cô đã làm cho
cha con tôi xích mích với nhau thế đã vừa ý chưa? Cô chỉ cần có thế thôi
mà. Bây giờ thì hả rồi chứ? Chuyện này làm tôi khổ tâm. Tôi thì già yếu
rồi, thế mà cô lại muốn thế, thôi, tha hồ mà mừng.
Và sau đó, suốt cả tuần lễ nữ công tước Maria không thấy mặt cha. Lão công tước ốm và không ra khỏi phòng làm việc.
Có một điều làm công tước Maria ngạc nhiên là trong thời gian ốm,
ngay cả cô Burien lão công tước cũng không cho đến thăm. Chỉ một mình
Tikhon được phép săn sóc ông cụ thôi.
Một tuần sau, công tước lại ra khỏi phòng, lại tiếp tục sinh hoạt
theo nếp cũ, tỏ ra đặc biệt hăng hái trong việc xây dựng, làm vườn và
chấm dứt tất cả các quan hệ trước kia với cô Burien. Vẻ mặt cũng như
giọng nói lạnh lùng của ông mỗi khi tiếp xúc với nữ công tước Maria hình
như muốn nói với nàng: "Đấy cô đã bịa đặt đủ điều, cô đã nói xấu tôi
với công tước Andrey về thái độ của tôi đối với cô gái Pháp kia, và cô
đã làm cho chúng tôi xích mích với nhau, nhưng cô thấy đấy, tôi chẳng
cần gì đến cô, cũng như chẳng cần gì đến cái cô gái Pháp ấy!"
Nữ công tước Maria sống nửa ngày với cậu bé Nikolusa, trông coi cậu
bé học, thân hành dạy tiếng Nga và âm nhạc cho cậu, và nói chuyện với
Dexal, còn một nửa ngày thì nàng sống với mấy quyển sách, người u già và
với những con người nhà trời thỉnh thoảng đánh bạo đi cửa sau vào thăm
nàng.
Còn về chiến tranh, nữ công tước Maria cũng nghĩ như phụ nữ vẫn
thường nghĩ đến chiến tranh. Nàng lo cho anh nàng hiện nay đang ở ngoài
mặt trận, nàng không hiểu vì sao lại có chiến tranh, nàng kinh hãi trước
sự tàn ác của loài người đã khiến cho họ chém giết lẫn nhau; nhưng nàng
không hiểu tầm quan trọng của cuộc chiến tranh này mặc dầu Dexal, người
vẫn thường ngày nói chuyện với nàng và rất thiết tha chú ý đến tình
hình diễn biến của chiến sự, vẫn tìm mọi cách cắt nghĩa cho nàng biết
quan điểm của mình, mặc dầu những con người nhà trời đến thăm nàng đều
kinh hãi kể lại mỗi người một cách những tin đồn đại của nhân dân về
cuộc xâm lăng của tên Ma vương Cơ đốc và mặc dầu Juyly, hiện nay là công
tước phu nhân Drubeskaya, lại thư từ với nàng và gửi từ Moskva đến
những bức thư đầy tinh thần yêu nước. Juyly viết:
"Tôi viết thư cho bạn bằng tiếng Nga, bạn ạ, vì tôi căm thù tất cả
bọn Pháp cũng như ngôn ngữ của chúng, và hễ nghe ai nói tiếng Pháp là
tôi không sao chịu nổi. Ở Moskva, chúng tôi đều say sưa ngưỡng mộ vị
hoàng đế mà chúng ta hằng sùng bái.
Ông chồng tội nghiệp của tôi đang chịu cảnh nhọc nhằn đói khổ ở
trong những lữ điếm Do Thái, nhưng những tin tức tôi nhận được lại càng
làm cho tôi nức lòng.
Chắc thế nào bạn cũng nói đến hành động anh hùng của Raievxki đã ôm
hôn hai đứa con trai của mình mà nói: "Tôi sẽ cùng chết với hai con tôi,
chứ chúng tôi quyết không nao núng". Và thực vậy mặc dầu quân địch mạnh
gấp đôi, quân ta vẫn không hề nao núng. Chúng tôi cũng tìm cách tiêu
khiển nhì nhằng cho qua ngày tháng, nhưng thời buổi chiến tranh vẫn là
thời buổi chiến tranh! Hai công tước tiểu thư Alina và Sophia cùng ngồi
với tôi suốt ngày, và chúng tôi, những người quả phụ bất hạnh của những
người chồng đang sống, chúng tôi vừa làm xơ vải băng vừa nói những câu
chuyện thú vị; bạn ạ, tôi chỉ thiếu có bạn thôi…".
Nguyên nhân chính khiến nữ công tước Maria không hiểu hết tầm quan
trọng của cuộc chiến tranh này là lão công tước không bao giờ nói đến
nó, không thừa nhận nó, và trong bữa ăn vẫn thường chế nhạo Dexal mỗi
khi ông này nói đến nó. Giọng nói của công tước điềm nhiên và tự tin đến
nỗi nữ công tước Maria cứ một mực tin cha, không cần suy nghĩ gì nữa.
Suốt cả tháng Bảy năm ấy, lão công tước hoạt động rất hăng hái và
thậm chí còn rất phấn chấn nữa. Ông sai dọn một khu vườn cây mới và khởi
công xây một ngôi nhà mới cho gia nô ở.
Chỉ có một điều làm nữ công tước Maria lo lắng: độ này ông ít ngủ
và đã bỏ cái thói quen ngủ trong phòng làm việc: mỗi đêm ông ngủ ở một
chỗ khác nhau, khi thì ông bảo đặt giường ở hành lang, khi thì ông nằm
trên đi-văng hay trên chiếc ghế bành kiểu Volte trong phòng khách, và cứ
mặc cả áo mà ngủ, trong khi cậu bé Petruska thay cô Burien đọc sách cho
ông nghe; có khi ông lại nằm ngủ trong phòng ăn.
Ngày mồng một tháng Tám, nhận được bức thư thứ hai của công tước
Andrey. Trong bức thư thứ nhất nhận được ít hôm sau khi ra đi, công tước
Andrey kính cẩn xin cha tha lỗi về những điều chàng đã cả gan nói và
xin cha vẫn yêu thương chàng như trước. Lão công tước đã viết một bước
thư thân ái trả lời bức thư này, và từ đó không gần gũi với cô gái Pháp
nữa. Bức thư thứ hai công tước viết ở gần Vitebxk, sau khi quân Pháp đã
chiếm thành phố này, trong thư sơ lược miêu tả lại chiến dịch vừa qua,
có kèm theo cả một bản đồ, và có những dự đoán về những diễn biến sau
nay của chiến dịch. Trong bức thư này công tước Andrey trình bầy cho cha
chàng thấy rằng ở lại Lưxye Gorư thật là bất tiện vì gần chiến trường,
lại ngay trên con đường hành quân của quân đội và khuyên cha nên đi
Moskva.
Hôm ấy, trong bữa ăn chiều, nhân lúc Dexal nói rằng nghe đâu quân Pháp
đã vào Vitebxk, lão công tước bỗng sực nhớ đến bức thư của công tước
Andrey. Ông nói với nữ công tước Maria.
- Hôm nay vừa nhận được thư của công tước Andrey, con đã xem chưa?
- Thưa cha chưa ạ. - Nữ công tước Maria hoảng hốt đáp. Nàng làm sao có thể đọc một bức thư mà nàng chưa hề nghe nói đến.
- Ô ! Anh ấy viết về cuộc chiến tranh này - lão công tước nói với nụ
cười khinh bỉ vẫn thường có mỗi khi nói đến chiến tranh hiện tại.
- Chắc phải thú lắm - Dexal nói - Công tước có thể biết được…
- Ồ thú vị lắm! - cô Burien nói.
- Cô đi lấy bức thư ấy ra đây cho tôi, - lão công tước nói với cô Burien. - Nó ở trên bàn con dưới cái chặn giấy ấy.
Cô Burien vui vẻ nhổm dậy.
- A thôi, - Ông cau mày gọi - Mikhail Ivanyts, anh đi lấy cho ta.
Mikhail Ivanyts đứng dậy và đi vào phòng làm việc. Nhưng ông ta vừa
ra khỏi phòng ăn thì lão công tước đưa mắt nhìn quanh có vẻ lo lắng, vứt
cái khăn ăn xuống và thân hành đi lấy.
- Chúng chẳng biết làm gì hết, chỉ độc làm xáo lộn lên cả.
Trong khi ông đi, nữ công tước Maria, Dexal, cô Burien và cả cậu bé
Niloluska nữa đều im lặng đưa mắt nhìn nhau. Một lát sau, lão công tước
trở lại, chân bước vội vàng, tay cầm bức thư và tấm bản đồ, theo sau là
Mikhail. Lão công tước đặt cả hai thứ đó bên cạnh mình, không cho ai xem
trong bữa ăn.
Sau khi mọi người vào phòng khách, ông trao bức thư cho nữ công tước
Maria và trong khi trải bàn thiết kế ngôi nhà mới ở trước mặt và nhìn
chăm chú vào đấy, ông bảo nàng đọc to bức thư lên.
Đọc xong, nữ công tước Maria đưa mắt nhìn cha có ý dò hỏi. Ông nhìn vào bản thiết kế, rõ ràng là ông đang suy nghĩ miên man.
- Thưa công tước, ngài thấy việc ấy thế nào ạ? - Dexal đánh bạo hỏi.
- Tôi, tôi ấy à… - Lão công tước đáp, vẻ như vừa tỉnh đậy một cách khó chịu, mắt không rời khỏi bản thiết kế.
- Rất có thể chiến trường lan đến gần chúng ta…
- Ha, ha, ha!… Chiến trường - công tước nói. Tôi đã bảo và tôi vẫn bảo
ràng chiến trường là ở Ba Lan là không bao giờ quân địch tiến qua sông
Neman.
Dexal sửng sốt nhìn công tước đang nói đến sông Neman trong khi
quân địch đã ở trên sông Dniepr, nhưng nữ công tước Maria không biết vị
trí địa lý của sông Dniepr nên cứ đinh ninh là cha nàng nói đúng sự
thực.
Khi nào tuyết bắt đầu tan là chúng sẽ chết đuối trong những dầm lầy
ở Ba Lan. Chỉ có chúng mới không thấy điều đó, lão công tước nói hẳn là
ông nghĩ đến chiến dịch năm 1807 mà ông cảm thấy rất gần đây. - Đáng lý
Benrigxen phải tiến vào nước Phổ sớm hơn, nếu thế thì công việc đã có
thể chuyển biến khác rồi.
- Nhưng thưa công tước, - Dexel nói dè dặt, - trong thư nói đến Vitebxk.
- A! Bức thư à! Phải rồi! - công tước nói, có vẻ bực mình. - Phải rồi,
phải rồi… - vẻ mặt ông ta bỗng sa sầm lại. Ông im bặt một lát. - Phải
rồi, anh ấy nói rằng quân Pháp đã bị đánh bại ở gần sông nào thế nhỉ?
Dexel cúi mặt, hạ thấp giọng đáp:
- Công tước không nói gì về việc ấy cả.
- Chả nhẽ công tước Andrey lại không nói gì? Có phải ta bịa ra đâu?
Mọi người im lặng hồi lâu.
- Phải rồi, phải rồi… Này Mikhail Ivanyts, - đột nhiên ông ngẩng đầu lên
nói và đưa tay chỉ bản thiết kế, - Ông thử bảo tôi xem ông muốn sửa đổi
lại như thế nào nào…
Mikhail Ivanyts đến bên cạnh bản thiết kế. Sau khi nói với ông ta kế
hoạch xây dựng, lão công tước đưa mắt nhìn nữ công tước Maria và Dexal
có vẻ giận dữ rồi lui về phòng riêng.
Nữ công tước Maria đã trông thấy cái nhìn lúng túng và kinh hãi của
Dexal hướng về phía cha mình, nàng nhận thấy lão công tước im lặng, và
ngạc nhiên khi thấy ông để quên bức thư của con trai trong phòng khách;
nhưng nàng sợ, không những không dám nói chuyện và hỏi Dexal xem tại sao
cha mình lại im lặng và lúng túng, mà thậm chí nàng còn sợ không dám
nghĩ đến điều đó nữa.
Buổi tối, lão công tước sai Mikhail Ivanyts đến phòng tiểu thư Maria
lấy bức thư công tước Andrey mà ông bỏ quên ở phòng khách.
Nữ công tước Maria trao bức thư cho Mikhail Ivanyts. Mặc dầu cảm
thấy ngường ngượng nàng vẫn đánh bạo hỏi Mikhail Ivanyts xem cha nàng
đang làm gì.
- Cụ vẫn bận bịu - Ông ta mỉm một nụ cười vừa kính cẩn vừa châm chọc làm
cho nữ công tước Maria tái xanh mặt. - Cụ rất băn khoăn về việc xây toà
nhà mới. Cụ vừa đọc sách một lát và bây giờ - Mikhail Ivanyts hạ thấp
giọng nói - cụ đang ngồi ở bàn giấy, chắc là đang bận viết chúc thư.
(Trong thời gian gần đây, một trong những công việc công tước thích nhất
là sắp xếp những giấy tờ mà ông sẽ để lại sau khi chết, mà ông gọi là
chúc thư).
- Cha tôi định phái Alpaytys đến Smolensk phải không? - nữ công tước Maria hỏi.
- Vâng. Alpaytys đợi lệnh cụ đã lâu.
hết: Chương - 2 -, xem tiếp: Chương - 3 -
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:18 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần X

Chương - 3 -


Khi Mikhail Ivanyts cầm bức thư quay trở lại phòng làm việc thì lão
công tước đang ngồi trước bàn giấy, mắt đeo kính, trước mặt và trên mấy
ngọn nến có một cái chao đèn. Trên bàn la liệt những giấy má, ông đang
đọc các bản thủ cảo của mình với một cử chi hơi long trọng, tay cấm
những tờ giấy đưa ra rõ xa; đó là "những nhận xét của ông", như ông vẫn
nói, mà ông muốn để lại cho hoàng đế sau khi chết.
Khi Mikhail Ivanyts bước vào, ông đang rơm rớm nước mắt hồi tưởng lại cái thời ông viết những điều ông đang đọc hôm nay.
Ông cầm lấy bức thư ở trên tay Mikhail Ivanyts, bỏ nó vào túi, xếp
giấy má lại và cất tiếng gọi Alpatyts nãy giờ vẫn đợi ngoài cửa. Ông đã
ghi trên một mảnh giấy những thứ phải mua ở Smolensk và trong khi đi đi
lại lại trong phòng, ông dặn dò Alpatyts đang đứng đợi ở cửa.
- Thứ nhất là giấy viết thư, mày nghe rõ chứ, tám xếp, mép giấy thiếp
vàng theo mẫu như thế này, mua sơn, mua xi gắn phong bì, theo tờ danh
sách của Mikhail Ivanyts.
Ông bước vài bước đi lại lại trong phòng, liếc mắt nhìn quyển sổ ghi chép:
- Sau đó mày trao bức thư của ta đến tận tay tỉnh trưởng về vấn đề tập hồi ký của ta.
Rồi còn phải mua mấy cái then cài cho những cánh cửa của ngôi nhà
mới theo đúng kiểu mẫu của công tước bày ra. Lão công tước còn bảo mua
một cái hộp bìa đặc biệt để đựng di chúc.
Việc dặn bảo Alpatyts kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ. Nhưng công tước vẫn
chưa chịu để Alpatyts đi. Cuối cùng ông ngồi xuống, bắt đầu suy nghĩ,
đoạn nhắm mắt lại, ngủ gà ngủ gật. Alpatyts khẽ cử động.
- Thôi được, mày cứ đi ra, khi cần ta sẽ gọi.
Alpatyts đi ra. Công tước quay trở lại bàn giấy, đưa mắt nhìn lên bàn,
sửa soạn giấy tờ một lát đoạn đóng bàn lại và ngồi viết thư cho viên
tỉnh tưởng.
Khi ông gắn xi vào phong bì và đứng dậy thì đêm đã khuya. Ông muốn
ngủ, nhưng biết rằng mình không thể nào ngủ được, và những ý nghĩ đen
tối nhất bao giờ cũng đến với ông khi ông nằm xuống giường. Ông gọi
Tikhon đến, cùng y đi khắp các gian phòng để chỉ chỗ đặt giường cho ông
đêm nay. Ông xem xét cẩn thận từng góc nhà. Ông thấy chẳng có chỗ nào
thích hợp, nhưng cái đi văng thường ngày ông vẫn ngủ ở trong phòng làm
việc lại có vẻ bất tiện hơn. Cái đi văng này làm cho ông sợ, chắc hẳn nó
làm cho ông nảy sinh những ý nghĩ nặng nề mỗi khi nằm ở đấy. Ông chẳng
thấy nơi nào ổn, nhưng dù sao cái góc nhỏ ở trong phòng đi-văng sau
chiếc dương cầm ông vẫn thấy vừa ý hơn cả vì ông chưa bao giờ ngủ ở đấy.
Tikhon và một người đầy tớ mang giường đến và bắt đầu dọn giường.
-Kê thế không được, kê thế không được! - Công tước quát, đoạn tự tay
đẩy cái giường ra cách góc phòng một quãng, rồi lại kéo lùi về chỗ cũ.
"Thôi được, bây giờ thì đâu vào đấy cả rồi, ta có thể đi ngủ" - Công tước nghĩ thầm và để cho Tikhon cởi áo.
Ông bực mình nhăn mặt trong khi cố gắng cởi áo ngoài và quần đùi rồi
cởi quần áo xong, ông buông mình rơi phịch xuống giường và có vẻ như
trầm ngâm suy nghĩ trong khi đưa mắt nhìn cặp chân gầy guộc và vàng võ
của mình một cách khinh bỉ. Ông không nghĩ ngợi gì nhưng chỉ chần chừ
thấy ngài ngại không muốn giơ cặp chân kia lên và nằm duỗi mình trên
giường. "Sao mà khó khăn nhọc mệt thế. Chà, miễn sao cái trò dằn vặt này
chấm dứt sơm sớm một chút, và chúng mày buông tha ra cho tao yên cái
thân" - ông nghĩ thầm. Ông mím môi cố gắng làm động tác ấy, lần này là
lần thứ hai mươi nghìn, rồi nằm duỗi thẳng. Nhưng ông vừa mới nằm xuống
thì cái giường đã bắt đầu đu đưa từ phía sau ra phía trước, dường như
đang thở một cách nặng nhọc. Cứ đêm nào cũng thế, ông nhắm mắt một lát
nhưng lại mở ngay ra ngay.
- Chẳng làm sao yên thân được, cái quân chết tiệt! - Ông càu nhàu như
bực mình với ai. "Phải rồi, phải rồi còn có một việc gì quan trọng, một
việc rất quan trọng mà ta định dành một đến lúc nằm trên giường sẽ nghĩ
đến. Then cửa à? Không, ta đã nói rồi. Không, có một cái gì đây đã xảy
ra ở phòng khách. Nữ công tước Maria có nói điều gì nhảm nhí chăng? Hay
là cái lão phải gió Dexal kia nói điều gì, à trong túi áo ta có cái gì,
ta quên khuấy đi mất.
- Taska! Lúc ăn cơm họ nói việc gì thế?
- Nói về lão công tước Mikhail…
- Thôi im đi, im đi!… - công tước lấy tay đập lên bàn. - Tao biết rồi.
Đó là bức thư của công tước Andrey. Nữ công tước Maria đã đọc bức thư
này cho ta nghe. Dexal có nói điều gì về Vitebxk ấy.
Bây giờ ta phải xem mới được.
Ông sai lấy bức thư ở trong túi áo lại và bảo kéo chiếc bàn con có
đặt cốc nước chanh và cầm lấy một cây nến lại cạnh giường rồi đeo mục
kỉnh và bắt đầu đọc. Đến lúc này, trong đêm khuya tịch mịch, trong khi
đọc bức thư dưới ánh sáng leo lét của ngọn đèn chao xanh, lần đầu tiên
ông mới vỡ nhẽ thấy tầm quan trọng của nó.
"Quân Pháp đã ở Vitebx. Sau bốn ngày hành quân, chúng có thể đến Smolensk, có thể chúng đã đến đây rồi?"
- Tiska!
Tikhon giật mình đứng phắt dậy, nhưng ông lại nói:
- Thôi không cần, không cần!
Ông đặt bức thư ở dưới cọc đèn sáp và nhắm mắt. Ông thấy lại con
sông Donao, một buổi trưa rạng rỡ, những đám lau, doanh trại quân Nga,
và bản thân ông lúc bấy giờ là một viên tướng trẻ tuổi, mặt không có một
nếp nhăn, hoạt bát, vui vẻ, da dẻ tươi tắn, đang bước vào cái doanh
trường lộng lẫy của Potyomkin, và đột nhiên một tình cảm ghen tuông cũng
mạnh liệt như ngày xưa khi ông trông thấy người sùng thần của nữ hoàng
lại sôi sục trong lòng ông.
Rồi ông thấy trước mắt ông hiện ra một người đàn bà dáng hơi thấp,
người đẫy đà, khuôn mặt đầy đặn, da vàng - Đó là hoàng thái hậu - Ông
thấy lại những nụ cười, nghe vọng lại những lời nói ân cần của hoàng
thái hậu khi người tiếp kiến ông lần đầu, và sực nhớ đến khuôn mặt của
hoàng thái hậu trong linh cữu, nhớ lại cuộc xung đột giữa ông và ông
Zubov(1) ở trước quan tài về quyền được hôn bàn tay của người.
"Ôi! Giá có cách gì sớm quay về thời ấy, làm sao cho tất cả hiện tại chấm dứt chong chóng đi, để cho ta được yên thân!".
Lưxye Gorư, trang viên của công tước Nikolai Andreyevich ở cách
Smolensk sáu mươi dặm Nga về phía tây, và cách con đường cái đi Moskva
ba dặm.
Tối hôm công tước dặn dò Alpatyts, Dexal xin phép được vào gặp nữ
công tước Maria. Ông nói với nàng rằng sức khoẻ công tước không được
hoàn toàn bình thường và công tước không nghĩ đến biện pháp để bảo vệ an
toàn cho mình, trong khi theo như bức thư của công tước Andrey thì rõ
ràng là ở lại Lưxye Gorư không phải không nguy hiềm! Ông kính cẩn khuyên
nàng nhờ Alpatyts chuyển cho tỉnh trưởng Smolensk một bức thư, yêu cầu
ông ta cho biết tình hình và những nguy cơ đang đe doạ Lưxye Gorư. Nữ
công tước Maria ký bức thư do Dexal viết hộ và trao thư cho Anpatyts dặn
đưa tận tay viên tỉnh trưởng, và nếu có gì nguy hiểm thì phải trở về
báo ngay.
Sau khi nhận được những mệnh lệnh ấy, Anpatyts đầu đội mũ da hải ly trắng (quà của công tước cho lão ta), tay xách cái gậy.
Giống hệt như cái gậy của công tước, ngồi trên một chiếc xe nhỏ có
cái điềm bằng da thắng ba con ngựa xám mập mạp. Người nhà đi theo sau,
tiễn lão lên đường.
Chuông nhỏ trên xe đã buộc chặt lại và lục lạc đều bọc giấy.
Công tước không cho phép ai đi xe có chuông ở Lưxye Gorư. Nhưng
Alpatyts lại thích nghe tiếng chuông và tiếng lục lạc trong khi đi một
đoạn đường dài. Những người thân thuộc của Anpatyts, người thư ký, người
kế toán, người nấu bếp và người phụ bếp, hai bà già, thằng bé hầu
phòng, những người đánh xe ngựa và những người đầy tớ khác đều ra tiễn.
Cô con gái của Alpatyts đặt sau lưng và trên chỗ ngồi của lão mấy
chiếc gối độn lông bọc vải hoa. Bà em vợ già dúi cho lão ta một cái gói
nhỏ. Một người đánh xe ngựa xốc nách đỡ lão lên xe.
- Chà chà, lại những chuyện đàn bà! Những chuyện đàn bà!
Alpatyts vừa thở hổn hển vừa nói nhanh, y hệt như lão công tước, cho
người quản lý, Alpatyts không bắt chước ông chủ nữa: lão cất mũ để lộ
cái đầu hói và làm dấu thánh ba lần.
- Nếu có việc gì xảy ra… thì ông phải trở về đây ông Yakob Alpatyts ạ:
vì chúa: xin ông thương hại chúng tôi với - vợ lão nói với lão ý muốn ám
chỉ những tin đồn đại về chiến tranh và quân địch.
- Chuyện đàn bà, toàn những chuyện vớ vẩn của đàn bà… - Alpatyts lẩm bẩm một mình và ra đi.
Lão đưa mắt nhìn qua cánh đồng ở xung quanh: những đám lúa mạch đã vàng,
những đám yến mạch xanh tốt, những thửa đất còn đen mới bắt đầu cày.
Alpatyts ngồi trên xe ngắm nhìn những thửa ruộng mùa xuân năm nay hẳn là
bội thu, nhìn những đám lúa mạch đây đó đã bắt đầu gặt, nghĩ đến việc
gieo giống, đến mùa màng, và nhẩm lại xem mình có quên mệnh lệnh nào của
công tước chăng. Sau khi bận dừng lại dọc đường để cho ngựa ăn, chiều
ngày mồng bốn tháng Tám Alpatyts vào thành phố.
Dọc đường, lão vượt qua những đoàn xe vận tải và những đoàn quân.
Khi đến gần Smolensk, lão nghe xa xa có tiếng súng nổ nhưng không để ý.
Điều khiến lão chú ý nhất là khi đến gần Smolensk, lão thấy một cánh
đồng yến mạch rất tốt bị lính cắt, hẳn là để lấy lúa làm cỏ cho ngựa ăn,
và gần đây quân đội đã hạ trại, cảnh tượng này làm lão ngạc nhiên,
nhưng lão lại quên ngay trong khi nghĩ đến những việc mình làm.
Đã hơn ba mươi năm nay, tất cả ý nghĩa của cuộc đời Alpatys đến thu
hẹp vào phạm vi ý muốn của mình công tước và không bao giờ lão vượt ra
ngoài phạm vi ấy. Tất cả những điều gì không liên quan đến việc thực
hiện những mệnh lệnh của ông chủ không những không khiến lão quan tâm,
mà thậm chí đối với lão những cái đó cũng không hề tồn tại nữa.
Chiều ngày bốn tháng Tám, khi đến Smolensk, Alpatyts dừng lại ở bên
kia sông Dniepr, ở ngoại ô Gasta trong cái quán của Ferapontov trước kia
làm nghề gác cổng. Đã ba mươi năm nay, lão vẫn thường nghỉ trọ ở đây.
Cách đây mười hai năm Ferapontov nghe theo lời Alpatyts có mua một cánh
rừng nhỏ của công tước và bắt đầu lo việc buôn bán: Ngày nay ông ta có
một ngôi nhà, một cái quán, và một cửa hàng bột. Ông ta là một người đẫy
đà trạc bốn mươi tuổi, bụng phệ, tóc đen, mắt đỏ, có đôi môi dầy, cái
mũi sư tử, những u nhỏ nổi lên trên cặp lông mày đen nhíu lại.
Ông ta đang đứng trước cứa hàng quay mặt ra phía dường cái: mình mặc
áo gi-lê, ngoài khoác chiếc áo thụng vải hoa. Nhìn thấy Alpatyts,
Ferapontov lại gần nói:
- Chào ông Yakob Alpatyts. Người ta thì rời khỏi thành phố, còn ông lại đến đây - Ông chủ quán nói.
- Rời khỏi thành phố - Thế là thế nào? - Alpatyts hỏi.
- Nào có gì đâu, dân họ ngốc lắm - Họ cứ sợ dân Pháp.
- Ồ toàn chuyện vớ vẩn của đàn bà, toàn chuyện đàn bà! - Alpatyts nói.
- Tôi cũng nghĩ thế ông Yakob Alpatyts ạ. Tôi nói: một khi đã có lệnh
không cho chúng vào thì sợ gì nữa phải không ông? Ấy thế mà các bố nông
dân đòi ba rúp một xe độc mã, rõ thật là táng tận lương tâm!
Yakob Alpatyts lơ đãng nghe ông ta nói. Lão bảo đem ấm lò đến và đem cỏ khô cho ngựa ăn rồi uống nước trà và đi ngủ.
Suốt đêm hôm ấy, quân đội nườm nượp kéo qua trước cửa hàng.
Sáng hôm sau, Alpatyts mặc cái áo ngoài mà lão chỉ mặc những khi ra
phố, và đi làm những công việc chủ dặn. Sáng hôm ấy trời nắng ráo và đến
tám giờ đã nóng bức. "Thời tiết này mà gặt lúa thì tuyệt" - lão nghĩ
thầm.
Từ sáng sớm, ở bên kia thành phố đã nghe tiếng súng trường nổ. Từ
tám giờ sáng, nghe có tiếng đại bác xen lẫn với tiếng súng trường. Ngoài
đường thấy có rất đông người đang vội vã đi đâu không rõ, lại có rất
nhiều lính tráng, nhưng cũng như mọi ngày những chiếc xe ngựa chở khách
vẫn đi lại, những người bán hàng vẫn đứng trước cửa hàng và trong các
nhà thờ vẫn làm lễ. Alpatyts ghé vào các cửa hàng, các công sở, ghé vào
bưu vụ, ai ai cũng nói đến quân đội, nói đến việc quân địch tấn công
thành phố; mọi người đều tìm cách làm cho người bên cạnh yên tâm.
Trong nhà viên tỉnh trưởng, Alpatyts thấy một đám người rất đông,
mấy tốp lính cô-dắc và cái xe hòm của viên tỉnh trưởng. Bước lên thềm
lão gặp hai người quý tộc trong đó có một người quen. Người này, trước
kia vốn làm cảnh sát trưởng đang nói rất hăng:
- Đã bảo đây không phải chuyện đùa mà! Những anh nào một thân một mình
thì còn khá. Một thân một mình mà gặp điều bất hạnh thì chỉ thiệt có một
người. Nhưng nếu có một gia đình mười ba miệng ăn, lại thêm bao nhiêu
của cải nữa… Chúng nó làm mình khuynh gia bại sản… tướng với tá gì mà
lại như thế? Phải tay tôi thì tôi treo cổ hết quân kẻ cướp này!
- Thôi ông đừng nói sạo - người quý tộc kia nói.
- Tôi cần quái gì, ai muốn nghe mặc người ấy. Dù sao chúng mình cũng
không phải là chó - viên cựu cảnh sát trưởng nói; đoạn quay lại nhìn và
nhận ra Alpatyts.
- À bác Yakob Alpatyts, bác đến đây làm gì thế?
- Cụ lớn bảo tôi đến gặp quan tỉnh trưởng - Alpatyts đáp, ngẩng đầu lên
một cách kiêu hãnh và đút một tay dưới vạt áo - mỗi khi nói đến ông chủ
lão vẫn làm như vậy. - Công tước có lòng sai tôi đến hỏi tình hình…
- Tình với hình gì - Người quý tộc nói. - Họ làm ăn thế nào mà chẳng còn
xe vận tải, chẳng còn cái gì nữa hết. Đấy tình hình đấy, bác đã nghe
chưa? - người kia vừa nói vừa đưa tay chỉ về phía có tiếng súng trường
vọng lại. - Họ làm ăn thế này rồi chúng mình chết cả nút… Quân ăn cướp!
Người kia lại nói, đoạn bước xuống thềm. Alpatyts lắc đầu rồi bước
lên cầu thang. Trong phòng đợi, thương nhân, đàn bà, công chức lặng lẽ
đưa mắt nhìn nhau. Cánh cửa phòng giấy mở ra, mọi người đứng dậy tiến về
phía trước. Một viên công chức bước ra có vẻ vội vàng, nói mấy tiếng
với thương nhân, bảo một viên công chức béo đeo huy chương đi theo ông
ta, rồi lại biến mất sau cánh cửa, hẳn là để tránh tất cả những cái nhìn
hướng về phía mình cũng như tránh mọi câu hỏi. Alpatyts bước tới và khi
viên công chức này xuất hiện lần thứ hai, lão liền đến gần, một tay đưa
ra hai phong bì, một tay đút vào áo ngoài.
Thư của đại tướng tổng tư lệnh Bolkonxki gửi nam tước As - Lão nói,
giọng dõng dạc và trang trọng đến nỗi viên công chức kia quay lại và cầm
lấy hai phong thư. Vài phút sau quan tỉnh trưởng tiếp Alpatyts và hấp
tấp nói với lão:
- Anh thưa với công tước và công tước tiểu thư rằng tôi không biết tin
tức gì hết, tôi chỉ làm việc theo mệnh lệnh trên. Mệnh lệnh đây này.
Ông ta đưa cho lão một tờ giấy.
- Dù sao, vì công tước đang ốm, tôi khuyên công tước nên đi Moskva. Tôi
cũng sắp đi đây… - Nhưng viên tỉnh trưởng không kịp nói hết, một viên sĩ
quan mồ hôi như tắm, người phủ đầy bụi, chạy tọt vào phòng và nói với
viên tỉnh trưởng bằng tiếng Pháp. Khuôn mặt của viên tỉnh trưởng lộ vẻ
khiếp sợ. - Anh đi đi… - ông ta hất hàm nói với Alpatyts và bắt đầu hỏi
viên sĩ quan.
Những cái nhìn thèm thuồng, sợ hãi và lo lắng đổ về phía Alpatyts
khi lão ra khỏi văn phòng viên tỉnh trưởng. Trong khi hối hả trở về quán
trọ, Alpatyts bất giác lắng nghe những tiếng súng nổ lúc này đã gần và
ngày càng vang dội. Tờ giấy viên tỉnh trưởng trao cho lão viết như sau:
"Tôi xin cam đoan với ngài rằng thành phố Smolensk sẽ không gặp điều
gì nguy hiểm, dù là nhỏ nhất và không có lý do gì để cho rằng nó đang
bị uy hiếp. Một bên là tôi, một bên là công tước Bagration, chúng tôi
đều tiến quân và hai đạo quân sẽ gặp nhau trước Smolensk ngày hai mươi
tháng này, hai đạo quân này sẽ hợp toàn lực bảo vệ đồng bào trong tỉnh ở
dưới quyền cai trị của ngài cho đến khi những sự nỗ lực của chúng tôi
buộc quân thù phải rút lui hay cho đến khi những hàng quân anh dũng của
chúng tôi gục xuống cho đến người lính cuối cùng. Như vậy, ngài hoàn
toàn có quyền báo cho nhân dân Smolensk hãy an tâm bởi vì một khi đã
được hai đạo quân anh dũng như vậy bảo vệ thì người ta có thể tin chắc
vào thắng lợi" (Nhật lệnh của Barclay de Tolly gửi cho nam tước As, tỉnh
trưởng Smolensk: năm 1812).
Dân chúng đổ ra đường có vẻ lo lắng. Những chiếc xe vận tải chở đầy
ăm ắp những bát đĩa, bàn ghế, tủ con, kéo nhau ra khỏi cổng thành và ùa
ra đường cái.
Trước ngôi nhà ở bên quán trọ của Ferapontov cũng có mấy cỗ xe vận
tải; mấy người đàn bà chia tay nhau vừa khóc vừa kể lể. Một con chó sủa
ăng ẳng chay quanh quẩn trước mấy con ngựa đã thắng vào xe.
Alpatyts bước vào sân nhà vội vã hơn ngày thường và tiến thẳng đến
chuồng ngựa, nơi lão gửi cỗ xe và mấy con ngựa nhà công tước.
Người đánh xe đang ngủ; lão đánh thức anh ta dậy, sai thắng xe rồi
bước vào nhà. Trong phòng của chủ nhà có tiếng trẻ khóc, tiếng đàn bà
nức nở rất thảm thiết, có tiếng quát giận dữ và khản đặc của Ferapontov.
Alpatyts vừa bước vào phòng ngoài thì chị nấu bếp kêu toáng lên như một
con gà mái hốt hoảng.
- Ông ta đánh bà chủ - Ông ta đánh bà chủ chết mất: ông ta cứ nện và lôi bà chủ xềnh xệch…
- Tại sao? - Alpatyts hỏi.
- Vì bà ấy đòi đi. Đàn bà bao giờ chả thế! Bà ta nói: ông đưa tôi đi
đừng để mẹ con tôi chết, người ta đi hết cả rồi, mình còn đợi cái gì nữa
chứ? Thế là ông ta bắt đầu nện… ông ta cứ thế mà nện và kéo bà ta xềnh
xệch.
Alpatyts gật đầu tỏ ý tán thành những lời nói này, và không muốn nghe
thêm gì nữa, lão đi về phía cửa trước mặt, dẫn vào phòng của chủ nhà,
nơi lão đã để các thứ mới mua ngoài phố.
- Đồ dã man, đồ giết người!
Vừa lúc ấy người đàn bà gầy gò, xanh xao, tay bế một đứa bé, khăn
bịt đầu sổ tung, chạy vụt ra khỏi phòng, lao về phía cầu thang gác dẫn
ra sân và thét lên. Ferapontov cũng ra theo. Trông Alpatyts, ông sửa lại
cái áo gi-lê, sửa lại mái tóc ngáp một cái, rồi bước theo Alpatyts vào
phòng trong.
- Ông định đi đấy à? - Ông ta hỏi.
Không đáp lại câu hỏi ấy, cũng không nhìn chủ nhà, Alpatyts sắp xếp
lại các thứ vừa mua được và hoti Feraponlov xem phải trả bao nhiêu
tiền.
- Việc đó ta sẽ bàn sau. Này ông. Ông vừa đến nhà ông tỉnh trưởng phải không? - Ferapontov hỏi. - Người ta quyết định thế nào?
Alpatyts trả lời là ông tỉnh trưởng không nói gì dứt khoát hết.
Ferapontov nói:
- Ông tính công việc làm ăn như việc của chúng tôi mà dọn đi đâu bây
giờ? Chỉ đi đến Dorogobuie thôi mà mỗi xe chở hàng mà họ đã đòi tới bảy
rúp. Tôi nói thực: họ thật không còn là người Cơ đốc giáo nữa. Thằng cha
Xelivanov thật là may. Hôm thứ năm hắn bán bột cho quân đội mỗi bì chín
rúp. Này ông. Ông uống trà chứ? - Ferapontov nói thêm.
Trong khi người nhà thắng xe, Alpatyts vừa uống trà vừa nói đến giá lúa
mì, nói chuyện mùa màng: thời tiết này thật tốt cho việc gặt hái.
- Tiếng súng xem ra bắt đầu ngớt… - Ferapontov nói sau khi uống xong ba
chén trà và đứng lên. - Thế nào quân ta cũng thắng. Người ta đã bảo là
nhất định không cho chúng vào mà. Như thế nghĩa là chúng ta mạnh hơn…
Nghe nói hôm nọ Matvey Ivanyts Platov đã hất cổ chúng xuống sông Marina
chỉ trong một ngày chúng đã chết đuối mất đâu đến một vạn tám nghìn đứa.
Alpatyts thu xếp lại tất cả những đồ đạc vừa mua, trao cho người đánh xe khi anh ta bước vào phòng và trả tiền cho chủ quán.
Ở ngoài cổng có tiếng bánh xe của chiếc xe nhỏ đang đi xa, tiếng
chân ngựa nện trên đất lóc cóc và tiếng lục lạc lanh canh.
Bây giờ đã xế chiều, bóng rợp đã che một nửa mặt đường, nửa kia hãy còn
rực ánh nắng. Alpatyts liếc mắt nhìn qua cửa sổ rồi bước về phía cửa.
Đột nhiên, xa xa có tiếng rít kỳ lạ kèm theo tiếng một vật gì rơì xuống
và sau đó tiếng pháo gầm lên, kéo dài, làm cho những tấm kính ở của
rung lên bần bật Alpatyts đi ra phố; trên đường cai có hai người đang
chạy về phía cầu. Từ nhiều phía có tiếng đạn bay vù vù, tiếng tạc đạn và
pháo đạn rơi xuống thành phố nổ tung lên. Nhưng những tiếng đóng này
hâu như dân cư không ai nghe thấy và không chú ý bằng tiếng súng gâm lên
ở ngoài thành phố. Theo lệnh của Napoléon, từ lúc năm giờ nã vào
Smolensk. Thoạt tiên dân cư không hiểu ý nghĩa cuộc pháo kích này.
Lúc đầu, tiếng tạc đạn và pháo đạn rơi xuống chỉ kích thích trí tò
mò của dân phố. Vợ của Ferapontov từ nãy đến giờ vẫn đứng khóc sụt sùi
dưới nhà kho bỗng im bặt, đứa con đi về phía cổng lặng lẽ đứng nhìn
những người qua lại và lắng tai nghe những tiếng động. Chị nấu bếp và
người bán hàng cũng ra thềm. Họ đều tìm cách nhìn theo những quả tạc đạn
bay trên đầu, có vẻ tò mò, thích thú. Còn mấy người từ góc phố đi lại,
hăm hở trò chuyện.
- Mạnh thật! - một người nói - Mái nhà, trần nhà đều nát vụn ra cả.
- Nó cày đất lên như lợn ta lấy mõm ủi vậy, - một người khác nói - Ghê
thật, khiếp cả người. - hắn cười và nói thêm. - May phúc mà cậu nhảy
phắt sang một bên, không thì nó xơi cậu nát nhừ rồi.
Dân phố gọi họ. Họ đứng lại và kể rằng một quả tạc đạn đã rơi xuống
cái nhà ngay bên cạnh nhà họ. Trong lúc đó đạn vẫn thi nhau bay trên
đầu, tiếng rít nhanh và ghê rợn của pháo đạn, chen lẫn tiếng vun vút dễ
chịu của tạc đạn. Nhưng không có quả đạn nào rơi xuống gần, tất cả đều
bay vượt qua. Alpatyts lên xem. Người chủ quán đứng ở bên cổng.
- Có gì đâu mà nhìn với ngó! - Ferapontov quát chị nấu bếp mặc váy đỏ
ống tay áo xắn lên, hai khuỷu tay trần đung đưa, lúc bấy giờ đã ra tận
góc phố để xem người ta nói gì.
- Lạ thật. - Chị lẩm bẩm, nhưng nghe tiếng chủ, chị liền chạy về, vừa chạy vừa kéo váy xuống.
Người ta lại nghe thấy một tiếng gì rít lên nhưng lần này rất gần, và
như một con chim từ trên cao sà xuống, một tia chớp sáng loé lên giữa
phố, một tiếng nổ vang lên và khắp dãy phố mù mịt những khói.
- Khốn nạn! Mày làm sao thế? - Người chủ nhà quát lên và chạy về phía chị nấu bếp.
Cũng trong lúc ấy, tiếng đàn bà rên ta vang lên từ bốn phía, một đứa trẻ
hoảng sợ khóc oà lên và đám đông im lặng, mặt tái xanh, xúm quanh chị
nấu bếp. Tiếng rên rỉ kêu ta của chị át cả những tiếng khác ở trong đám
đông.
- Ôi, ối, làng nước ơi, anh em ơi! Đừng để tôi chết, làng nước ơi!…
Năm phút sau, ở ngoài đường không còn ai nữa. Người ta dã mang chị
nấu bếp vào nhà bếp, đùi của chị đã bị một mảnh tạc đạn bắn gãy.
Alpatyts, người đánh xe của lão, vợ con của Ferapontov, người coi cổng
đều đã nấp vào hầm rượu, lắng tai nghe ngóng.
Tiếng gầm của đại bác, tiếng rít của tạc đạn và to hơn cả là tiếng
rên ta của chị nấu bếp, vẫn không lúc nào dứt. Bà vợ chủ quán khi thì ru
và dỗ con, khi thì hỏi tất cả những người vào nấp ở hầm rượu với cái
giọng thì thào rên rỉ xem ông chồng nãy giờ vẫn ở ngoài đường nay ở đâu.
Người bán hàng vừa vào hầm bảo là chồng ba đang theo người ta đến nhà
thờ rước bức thánh thần kỳ của thành Smolensk đi nơi khác.
Đến chập tối, tiếng đại bác ngớt dần. Alpatyts ra khỏi hầm rượu và
dừng lại ở ngưỡng cửa. Bầu trời chiều trước đây trong sáng nay đã đen
kít những khói. Và qua lớp khói này vành trăng lưỡi liềm hiện lên, cao
vòi vọi, chiếu xuống đất một ánh sáng kỳ ảo. Sau khi tiếng gầm dữ dội
của đại bác đã ngớt, thành phố lại chìm trong im lặng, chỉ có tiếng chân
bước, tiếng rên rỉ, tiếng gọi í ới xa xa, tiếng nổ lách tách của những
dám cháy. Những âm thanh này nghe như lan rộng ra khắp thành phố. Những
tiếng rên rỉ của chị nấu bếp giờ đã im bặt. Từ hai phía những cột khói
đen bốc lên từ các đám cháy và toà rộng ra. Ngoài phố, những tốp lính
mặc quân phục khác nhau kéo qua, kẻ thì đi, người thì chạy, mỗi người
một phía, không có hàng ngũ gì cả, trông như đám kiến vỡ tổ. Alpatyts
thấy một người trong bọn họ kéo nhau vào sân nhà Feraponlov. Alpatyts
bước ra cổng. Một trung đoàn trong khi rút lui vội vã chen chúc nhau, xô
đẩy nhau làm nghẽn cả đường phố.
- Thành phố bị bó ngỏ rồi! Đi đi thôi đi đi thôi. - Một sĩ quan trông thấy bóng Alpatyts liền nói: đoạn quay lại quát binh sĩ.
- Đứa nào dám mò vào sân nhà người ta thì sẽ biết tay tao.
Alpatyts quay vào nhà, gọi người xà ích bảo đánh xe ra. Tất cả
những người nhà của Ferapontov cũng ra theo Alpatyts và người đánh xe.
Trông thấy khói và cả những ngọn lửa của các đám cháy bây giờ đã hiện rõ
trong bóng hoàng hôn, người đàn bà nãy giờ im lặng bỗng cất tiếng kêu
khóc than vãn. Như thể phụ hoạ với họ ở hai đầu phố cùng vang lên những
tiếng kêu khóc như vậy. Ở dưới mái hiên, Alpatyts và người đánh xe tay
run lẩy bẩy đang lo ngỡ những sợi dây cương và dây thắng đang mắc vào
nhau.
Khi xe đã ra khỏi cổng, Alpatyts thấy trong cửa hàng của Ferapontov
đang mở cửa, có mười người lính miệng nói bô bô, tay lo nhét bột mì và
hạt nhân sa vào bị. Vừa lúc ấy Ferapontov ở ngoài phố về. Nhìn thấy tốp
lính ông ta toan kêu lên nhưng rồi bỗng im bặt, giơ hai tay túm lấy tóc
và phá lên cười, tiếng cười nghẹn ngào nghe như tiếng nấc.
- Anh em cứ mang hết đi, mang hết đi cho tôi! Đừng có để gì cho bọn quỷ
sứ kia - Ông ta vừa nói vừa vơ mấy cái bị cột vất ra đường.
Mấy người lính sợ hãi bỏ chạy, mấy người lính khác vẫn tiếp tục nhét bột
vào bị. Trông thấy Alpatyts, Ferapontov quay về phía lão:
- Thôi thế là xong! Nước Nga đi đời rồi! - Ông ta kêu lên - Ông Alpatyts
ơi, nước Nga đi đời rồi! Tôi sẽ thân hành châm lửa đốt nhà. Thế là
hết!… - Ông ta chạy bổ ra ngoài sân.
Ngoài đường đông nghịt những tên lính, ùn ùn kéo đi không ngớt làm cho
xe Alpatyts không sao đi được, đành phải nán đợi. Vợ của Ferapontov cùng
ngồi với các con trên một chiếc xe tải đợi lúc có thể đi được.
Trời đã tối mịt. Trên bầu trời lác đác những vì sao và vành trăng
lưỡi liềm chốc chốc lại chiếu sáng qua màn khói phủ. Khi đi xuống sông
Dniepr, chiếc xe của Alpatvlts và chiếc xe của bà vợ Ferapontov đang đi
chầm chậm giữa những đoàn xe khác và những hàng binh sĩ bỗng phải dừng
lại. Gần ngã tư nơi xe dừng, một ngôi nhà và mấy cái cửa hàng đang cháy ở
trong một ngõ hẻm. Đám cháy đang tàn dần. Ngọn lửa khi thì tắt ngấm và
lấp hẳn trong đám khói đen, khi thì bừng lên chiếu sáng một cách rõ rệt
lạ lùng khuôn mặt của những người đang chen chúc nhau ở ngã tư. Trước
đống lửa, những bóng đen vật vờ qua lại, và qua tiếng lửa nổ lép bép
liên hồi có thể nghe những tiếng kêu la ơi ới. Alpatyts xuống xe, và
thấy chẳng dễ gì mà có thể đi được ngay, bẽn lẽn vào trong ngõ để xem
dám cháy gần hơn. Binh sĩ đi đi lại lại không ngớt trước đám cháy, và
Alpatyts thấy hai người lính cùng với một người mặc áo khoác bằng dạ xù
mang những thanh xà cháy rực qua đường sang sân nhà bên cạnh, còn những
người khác thì ôm theo từng bó cỏ khô.
Alpatyts đến gần một đám đông đang đứng trước một gian nhà kho cao
lửa bốc cháy rần rật. Tường đều bốc cháy, bức tường phía sau đã đổ
xuống, mái nhà đã sập, mấy chiếc kèo bốc cháy ngùn ngụt. Hẳn là đám
người này đang đứng đợi xem lúc mái nhà đổ ụp xuống, Alpatyts cũng đứng
đợi.
- Alpatyts! - Đột nhiên có - một giọng nói quen thuộc gọi lão.
- Trời ơi! Công tước - Alpatyts nói, nhận ngay ra giọng nói của vị công tước trẻ tuổi của mình.
Công tước Andrey mình mặc áo khoác, cưỡi con ngựa ô đứng ở phía sau đám đông. Đang nhìn Alpatyts.
Ông làm gì ở đây thế? - công tước Andrey hỏi.
- Thưa… thưa ngài… - Alpatyts nói đoạn bật lên khóc rưng rức, - Thưa ngài… thế là chúng ta chết cả hay sao?
- Ông làm gì ở đây thế? - công tước Andrey hỏi lại.
Ngọn lửa bừng sáng lên khiến Alpatyts nhìn thấy khuôn mặt tái xanh
và mệt mỏi của ông chủ trẻ tuổi. Alpatyts kể lại việc mình được sai đi
Smolensk và đến lúc về đã chật vật ra sao.
- Thưa ngài, có phải chúng ta chết thật không? - Lão hỏi lại.
Công tước Andrey không đáp, chàng rút quyển sổ tay xé một tờ, nhắc
đầu gối lên kê và viết mấy chữ bằng bút chì. Chàng viết cho em gái:
"Smolensk sẽ bị bỏ ngỏ. Trong tám ngày nữa Lưxye Gorư sẽ bị chiếm.
Đi ngay Moskva. Trả lời ngay cho anh biết khi nào khởi hành bằng cách
cho một người đưa tin đến Uxvyai tìm anh".
Sau khi viết và giao tờ giấy cho Alpatyts, công tước Andrey dặn lão
cách thu xếp cho lão công tước, công tước tiểu thư và con trai chàng
cùng với người gia sư ra đi và cách làm thế nào để trả lời cho chàng
biết ngay. Chàng chưa nói dứt lời thì một sĩ quan tham mưu với một người
tuỳ tùng theo sau đã phi ngựa đến.
- Ồng là đại tá phải không? - Viên sĩ quan tham mưu quát lên với cái
giọng lơ lớ của người Đức. Tiếng nói của hắn công tước Andrey nghe quen
quen. - Người ta đốt nhà trước mắt ông thế mà ông cứ đứng yên đấy à? Như
thế nghĩa là thế nào. Ông phải chịu trách nhiệm về việc này - Berg thét
lên… Lúc này Berg đã làm tham mưu phó cánh trái của quân đoàn bộ binh
thứ nhất, "một chức vụ rất dễ chịu và dễ được chú ý" như chàng vẫn nói.
Công tước Andrey nhìn Berg không đáp và nói tiếp với Alpatyts:
- Ông nhớ bảo là tôi đợi thư trả lời ngày mùng mười, nếu ngày mùng mười
mà không có tin báo mọi người đã đi cả thì tôi bắt buộc phải bỏ hết mọi
việc để về Lưxye Gorư đấy.
- Thưa công tước, - Berg nhận ra công tước Andrey liền nói để tự bào
chữa. - Sở dĩ tôi nói như vậy là vì tôi phải thi hành những mệnh lệnh
của cấp trên và tôi bao giờ cũng thi hành mệnh lệnh một cách nghiêm túc…
Xin công tước tha lỗi.
Ở giữa đám lửa có tiếng nổ lốp bốp. Ngọn lửa bỗng hạ xuống trong chốc lát; những cột khói đen ngòm ở mái nhà bốc lên.
Người ta lại nghe một tiếng răng rắc ghê sợ và cả một khối đồ sộ đổ ụp xuống…
- Ồ ồ ồ đám người gào lên để phụ hoạ theo tiếng mái nhà kho đổ ụp xuóng
ầm ầm. Từ mái nhà bốc lên mùi bánh mì và bánh đa bị cháy. Ngọn lửa bùng
lên chiếu sáng những khuôn mặt mệt mỏi nhưng phấn chấn của người quây
quần xung quanh đám cháy.
Người mặc áo khoác dạ xù giơ hai tay lên trời kêu to:
- Hay lắm! Nổ giòn lắm! Khá lắm các cậu ạ!
Chính ông chủ nhà đấy - có tiếng xì xào.
- Nghe rồi chứ, - công tước Andrey nói với Alpatyts, - Ông nhớ nói lại
tất cả những điều tôi đã dặn. - Và không nói một lời với Berg trong lúc
hắn vẫn đứng lặng thinh bên cạnh chàng, công tước Andrey thúc ngựa rẽ
vào ngõ.

Chú thích:
(1) Zubov: sủng thần cuối cùng của Ekaterina II.
hết: Chương - 3 -, xem tiếp: Chương - 4 -
Đánh máy: Nguyễn Học ( Mõ Hà Nội )
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:19 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần X

Chương - 4 -

Từ Smolensk, quân ta vẫn tiếp tục rút lui. Quân địch đuổi theo.
Ngày mồng mười tháng tám, trung đoàn công tước Andrey chỉ huy đi
trên đường cái lớn cạnh con đường dẫn đến Lưxye Gorư. Đã hơn ba tuần
nay, trời nóng nực và khô ráo. Ngày nào cũng có những dám mây ùn ùn kéo
đến, đôi khi che cả ánh nắng, nhưng đến chiều thì mây lại tan và mặt
trời!ặn trong đám sương mù màu đỏ gạch. Mặt đất còn mát được đôi chút
chỉ là nhờ sương đêm xuống nhiều.
Lúa mì chưa gặt khô róc lại, hạt rơi vương vãi. Các ao đầm đều khô
cạn hết; gia súc đói kêu rống lên vì không kiếm được thức ăn trên những
cánh đồng cỏ bị ánh nắng thiêu đốt. Chỉ có ban đêm và trong rừng, chỗ
nào có sương thì còn mát một chút, nhưng trên đường cái, trên con đường
cái lớn quân đội trẩy đi thì chẳng có gì, mát mẻ, ngay cả ban đêm hay
lúc đi qua đường rừng cũng vậy. Người ta chẳng thấy vết sương nào vì
sương đã thấm vào dám bụi phủ trên dường dày đến nửa tấc. Trời vừa mới
hửng sáng thì quân đội đã lên đường Những đoàn xe vận tải, những đội
pháo binh lặng lẽ kéo đi, bánh xe ngập đến trục, người thì ngập đến mắt
cá trong cái lớp bụi mềm, ngột ngạt và nóng hâm hấp mà trời đêm cũng
chẳng làm dịu bớt được chút nào. Một phần còn lại bốc lên thành một đám
mây che trên đâu đoàn quân, lọt vào mắt, mũi, tóc, lại, nhất là vào phôi
của người và ngựa. Mặt trời càng lên cao thì cái dám mây này càng bốc
lên cao, và qua dám bụi nhỏ và nóng bỏng này, nhìn bằng mắt thường người
ta cũng có thẻ thấy mặt trời không bị mây che, trông như một quả cầu to
đỏ tía. Không có lấy một hơi gió thoảng, và người ta nghẹt thở trong
cái bầu không khí im lìm này. Họ bước đi, lấy khăn tay bịt mũi và miệng.
Mỗi khi qua làng mọi người đều đậm bổ đến những chỗ có giếng và uống
cạn đến cho đến tận bùn.
Công tước Andrey chỉ huy một trung đoàn; việc tổ chức đơn vị, chăm
nom phúc lợi của binh sĩ, sự cần thiết phải nhận mệnh lệnh và ra lệnh
thu hút tất cả tâm trí của chàng. Việc thành phố Smolensk bị đốt cháy và
bị bỏ rơi đã đánh dấu một giai đoạn lớn trong đời chàng. Lòng căm phẫn
đối với quân thù mới nảy sinh làm chàng quên cả nỗi buồn riêng. Chàng để
tất cả tâm trí vào công việc của trung đoàn, chàng quan tâm săn sóc đến
binh lính cũng như sĩ quan và rất ân cần đối với họ. Trong trung đoàn,
binh sĩ gọi chàng là công tước của chúng ta, họ tự hào về chàng và yêu
mến chàng.
Nhưng chàng chỉ tốt và ân cần đối với binh sĩ trong trung đoàn của
chàng, đối với những người như Timokhin, vv… là những người hoàn toàn
mới mẻ đối với chàng và thuộc một giới khác, những người không thể nào
hiểu chàng cũng như không thể nào biết được quá khứ của chàng; trái lại,
mỗi khi chàng đứng trước một người bạn cũ, những người trong bộ tham
mưu, thì thái độ của chàng thay đổi hẳn: chàng đâm ra khó chịu, hay châm
chọc, mỉa mai và khinh người. Tất cả những gì nhắc chàng nhớ đến quá
khứ đều làm cho chàng bực bội, và chính vì vậy, trong những quan hệ của
chàng với cái thế giới cũ ấy chàng chỉ cố gắng làm sao cho khỏi bất công
và làm trờn nhiệm vụ của mình.
Thực vậy trước mắt công tước Andrey, tất nhiên đều hiện ra dưới một
ánh sáng âm u, ảm đạm, nhất là từ ngày mùng sáu tháng tám, sau khi quân
ta bỏ Smolensk (theo ý chàng người ta phải và có thể bảo vệ thành phổ
này) và sau khi cha nàng, tuy đang ốm vẫn phải chạy về Moskva vứt bỏ lại
cái điền trang Lưxye Gorư yêu quý của ông, nơi mà ông đã tốn bao nhiêu
công phu xây dựng và khai khẩn để cho người ta cướp phá. Tuy thế, nhờ
có trung đoàn, chàng vẫn có thể nghĩ đến một vấn đề khác, hoàn toàn
không liên quan đến những vấn đề chung: nghĩ đến trung đoàn của chàng.
Ngày mồng mười tháng Tám, đạo quân trong đó có trung đoàn của chàng
đến gần ngang Lưxye Gorư. Cách đây hai ngày trước công tước Andrey nhận
được tin cha chàng, con chàng và em gái chàng đã đi Moskva. Mặc dầu
chàng không có việc gì phải làm ở Lưxye Gorư, nhưng vì chàng vốn có cái
thói muốn làm cho nỗi buồn bực của mình càng thêm gay gắt, nên chàng
quyết định thế nào cũng phải ghé qua Lưxye Gorư.
Chàng ra lệnh đóng yên cương và rời khỏi nơi trung đoàn trú quân, đi
ngựa về làng cũ, nơi chàng đã ra đời và sống qua thời thơ ấu.
Chàng đi men theo bờ ao, nơi mà trước đây lúc nào cũng có hàng chục
người đàn bà vừa nói chuyện vừa gặt và đập quần áo. Trên bờ ao chẳng có
một bóng người, còn cái cầu ao thì đã rơi ra khỏi bờ, chìm xuống nước
một nửa và trôi ra giữa ao. Công tước Andrey đến gần ngôi nhà của người
canh cổng. Cạnh cái cổng bằng đá chẳng thấy ai, cánh cổng cũng chẳng
đóng. Trên những lối đi trong vườn cỏ đã mọc xanh rì, mấy con bê và mấy
con ngựa đi rông trong khu vườn kiểu Anh. Công tước Andrey đến khu vườn ủ
cây: những miếng kính đã vỡ, những cây con trong các thùng, cây thì đã
đổ, cây thì đã khô héo. Chàng gọi Tarax, người làm vườn. Chẳng thấy ai
thưa. Chàng vòng qua nhà ủ cây đi đến khoảng sân nề thì thấy dãy hàng
đào bằng gỗ chạm đã bị phá huỷ hết, và cả trái lẫn cành cây trong vườn
đều bị vặt trụt. Một người nông dân già (công tước Andrey lúc nhỏ thường
thấy ông ta ngồi bên cổng) ngồi trên cái ghế dài sơn xanh đang tết một
chiếc giày sợi.
Ông ta điếc nên không nghe bước chân của công tước Andrey đến gần.
Ông ta ngồi trên chiếc ghế dài trước kia lão công tước ngồi, bên cạnh có
mấy ống sợi gai treo trên cành một mộc lan khô và gãy.
Công tước Andrey đến toà nhà. Một vài cây bồ đề trong khu vườn xưa
bây giờ đã bị đẵn, một con ngựa xám màu xám cùng với con nó đang đi rông
ngay trước nhà, giữa những khóm hoa hồng.
Những cánh cửa sổ đã bị đóng đinh kín mít. Chỉ có một cửa sổ ở dưới
là còn mở. Nhìn thấy công tước Andrey, một đứa bé chạy bổ vào trong nhà.
Alpatyts sau khi cho gia đình đi hết vẫn ở lại một mình ở Lưxye
Gorư. Lão đang ngồi trong nhà đọc sách "Thân thể các vị thánh".
Nghe tin công tước về, lão vừa đi ra vừa cài cúc áo, mắt vẫn đeo
kính, vội vàng ra đón chàng và chẳng nói chẳng rằng ôm chầm lấy đầu gối
chàng mà khóc, rồi lão quay mặt đi, bực bội vì đã tỏ ra yếu đuối, và bắt
đầu kể lại cho chàng rõ sự tình. Tất cả những cái gì quý giá đều đã chở
đi Bogutsarovo rồi. Lúa mì độ hai trăm năm mươi tạ cũng đã được đửa đến
đấy; còn cỏ và lúa mì mùa xuân, một mùa đặc biệt, như Alpatyts nói, đã
bị quân lính cắt mất từ lúc còn xanh. Nông dân bị phá sản, một số đã đến
Bogutsarovo, còn một số ít ở lại.
Công tước Andrey không để cho lão nói hết, chàng hỏi:
- Cha tôi và em gái tôi đi từ bao giờ?
Ý chàng muốn hỏi là đi Moskva. Người Alpatyts tưởng chàng muốn hỏi họ
đi Bogutsarovo từ hôm nào nên nói rằng họ đi vào ngày mồng bảy. Rồi lão
lại con cà con kê về những công việc ở điền trang và xin cho biết bây
giờ phải làm gì:
- Có nên giao yến mạch cho quân đội sau khi nhận được biên lại không? Chúng ta đang còn một nghìn hai trăm tạ - lão hỏi.
"Ta biết trả lời ông ta như thế nào bây giờ?" - Công tước Andrey nghĩ
thầm, đưa mắt nhìn cái trán hói của ông già sáng bóng dưới ánh nắng, và
trông gương mặt của lão, chàng thấy lão cũng hiểu rằng bây giờ mà hỏi
những câu này là không đúng lúc nhưng lão vẫn hỏi để đẹp bớt nỗi đau xót
trong lòng.
- Được cứ giao cho họ. - Chàng nói.
Công tước Andrey thấy vườn tược lộn xộn như thế - Alpatyts nói - là
vì không tài nào ngăn cấm họ được. Ba trung đoàn đã nghỉ đêm ở đây, nhất
là lính long kỵ binh. Tôi đã ghi cấp bậc và tên họ viên sĩ quan chỉ huy
để làm đơn khiếu nại.
- Còn ông, ông định làm gì ở đây? Nếu quân địch đến đây thì ông có ở lại không? - Công tước Andrey hỏi.
Alpatyts quay mặt về phía công tước Andrey và nhìn chàng một lát rồi
bỗng đưa một cánh tay lên trời với một cử chỉ trang nghiêm và nói:
- Thượng đế xưa nay vẫn che chở cho tôi, xin để ý muốn của Người được thực hiện.
Một đám nông dân và gia nhân đi trên bồn cỏ cất mũ lại gần công tước Andrey.
- Thôi! Xin từ biệt. - công tước Andrey cúi xuống nói với Alpatyts. -
Ông cũng đi đi, mang được gì thì mang và bảo mọi người đến Ryazan hay
đến điền trang ngoại thành Moskva.
Alpatyts khẽ ẩy lão ra và phi ngựa dọc theo con đường trong vườn.
Trước nhà ủ cây, ông già vẫn ngồi điềm nhiên như con ruồi đỗ trên
mặt một người chết, vỗ vỗ chiếc giày da lên cái cốt lồng. Hai đứa con
gái nhỏ gấu váy kéo lên đựng đầy những quả mận vừa mới hái trên những
cây mận trong vườn ủ cây, đang từ đấy chạy ra thì gặp phải công tước
Andrey. Trông thấy ông chủ trẻ tuổi, đứa lớn vẻ mặt hốt hoảng nắm lấy
tay đứa nhỏ và cả hai kéo nhau nấp ra sau cây bạch dương, không kịp nhặt
những quả mận xanh rơi vương vãi trên đất.
Công tước Andrey hối hả quay mặt đi, sợ hai đứa bé biết chàng đã trông
thấy chúng. Chàng thương hại cho đứa con gái xinh xắn đang khiếp sợ.
Chàng không dám nhìn nó, nhưng đồng thời lại thấy thèm nhìn không sao
nén nổi. Một tình cảm mới mẻ, dịu dàng và đầy sức an ủi tràn vào tâm hồn
chàng khi nhìn những đứa trẻ kia: chàng hiểu rằng trên đời còn có những
quyền lợi khác của con người, hoàn toàn xa lạ đối với những quyền lợi
của chàng và cũng chính đáng như vậy. Hai đứa hé kia chi khát khao mong
mói có một điều là mang những quả mận xanh kia đi ẩn nốt mà không bị
người ta bắt, và công tước Andrey cũng cùng hai đứa bé cầu mong như vậy.
Chàng không thể nào ngăn cấm mình không nhìn chúng một lần nữa. Cho
rằng mình đã thoát vòng nguy hiểm, chúng nhẩy ra khỏi nơi ẩn nấp và hai
tay túm chặt lấy gấu áo, miệng reo lanh lảnh, chúng vui vẻ chạy tung
tăng trên bãi cỏ để lộ hai đôi chân trần nhỏ bé rám nắng.
Sau khi rời khỏi con đường cái lớn đầy bặm bụi mà quân đội đang
hành quân, công tước Andrey cảm thấy trong người hơi mát mẻ đôi chút.
Nhưng vừa đi khỏi Lưxye Gorư được một quãng đường ngắn, chàng lại ra
đường cái và bắt gặp trung đoàn của mình đang dừng lại nghỉ ở cạnh con
đê đắp bên một cái ao nhỏ. Bấy giờ là hai giờ chiều. Mặt trời, một quả
cầu đỏ rực ở trong đám bụi mù, đốt cháy lưng người ta qua lớp áo đen.
Lớp bụi vẫn im lìm lơ lửng trên đám quân vì bây giờ họ đã dừng lại nói
chuyện bô bô. Không một ngọn gió thoảng qua. Trong khi đi dọc theo bờ
đê, công tước Andrey cảm thấy mùi bùn và hơi mát của cái ao bốc lên.
Chàng muốn ngâm mình xuống nước, dù nó bẩn đến đâu cũng mặc. Chàng ngoái
cổ nhìn lại phía ao nơi có tiếng reo cười đưa lại. Nước ao nhỏ đục
ngầu, đầy những bèo, hình như dâng đến ba mươi phân và tràn ngập con đê
vì nó đầy những binh sĩ đang lội dưới nước, thân hình trần truồng trắng
lôm lốp, tay, cổ và mặt đều đỏ như gạch. Tất cả cái mớ thịt người trắng
hếu và trần truồng ấy đang reo cười và vùng vẫy dưới cái ao bẩn thỉu,
chẳng khác gì một mớ cá chen chúc nhau trong một cái bình tưới. Cảnh tắm
rửa này xem ra rất vui, cho nên nó lại càng gợi cho người ta những ý
nghĩ buồn bã.
Một người lính trẻ tuổi tóc hung thuộc đại đội ba (công tước Andrey
biết anh ta) ở trên bắp vế thắt một cái nịt, vừa làm dấu thánh giá vừa
bước lùi lại để lấy đà nhảy xuống nước, một người khác, một hạ sĩ quan
tóc đen bù xù, nước đến thắt lưng, đang quay ngang quay ngửa cái thân
hình gân guốc, hì hụp dưới nước một cách vui vẻ và lấy hai bàn tay rám
nắng đến tận cổ tay vốc nước đổ lên đầu. Người ta nghe tiếng người cười
nói, tiếng gọi nhau, tiếng tay vỗ vào người nhau đen đét.
Ở trên bờ, trên đê, dưới ao, đâu đâu cũng là da thịt trắng lôm lốp
khoẻ mạnh, lực lưỡng. Timokhin, viên sĩ quan mũi đỏ đang đứng trên đê
lấy khăn lau mình, nhìn thấy công tước Andrey, anh lúng túng nhưng cũng
đánh bạo nói với chàng:
- Thưa ngài, tắm thế này dễ chịu lắm! Có lẽ mời ngài tắm một chút - anh ta nói.
- Bẩn lắm - công tước Andrey cau mặt nói.
- Chúng tôi sẽ bảo họ tránh ra để ngài tắm cho sạch. - và Timokhin, người vẫn còn trần truồng, vội chạy đi ra lệnh.
- Công tước muốn tắm.
- Công tước nào? Công tước của chúng ta ấy mà? - Có tiếng nói xôn xao và
ai nấy vội vàng tránh ra làm cho Andrey phải khó nhọc lắm mới bảo được
họ đứng yên. Chàng thấy nên tắm ở trong kho lúa thì hơn.
"Thịt người, thân thể, thứ thịt làm mồi cho đại bác - chàng vừa
nghĩ thầm vừa đưa mắt nhìn cái thân hình trần truồng của mình, và rùng
mình không hẳn vì rét mà chính vì một cảm giác chán ngán và ghê tởm và
chàng không hiểu vì sao bỗng tràn ngập tâm hồn chàng khi nhìn thấy tất
cả những thân hình kia đang lội bì bõm dưới cái ao bẩn thỉu".
Ngày mồng bẩy tháng tám, trong khi đóng quân ở Mikhailovka trên con
đường Smolensk, công tước Bagration viết một bức thư cho Arakseyev lời
lẽ như sau:
"Kính gửi bá tước Alekxey Andreyevich, (ông viết thư cho Arakseyev,
nhưng lại viết rằng bức thư của mình sẽ được hoàng đế đọc, cho nên ông
cố hết sức cân nhắc từng chữ).
"Tôi chắc quan tổng trưởng đã báo cáo với ngài về việc bỏ ngỏ
Smolensk cho quân địch chiếm. Thật là đau xót, đáng buồn, và toàn thể
quân đội đều tuyệt vọng khi thấy vị trí quan trọng nhất của ta đã bị bỏ
rơi một cách không cần thiết. Riêng về phần tôi, tôi đã chân thành khẩn
khoản ông ta; nhưng chẳng có cách gì thuyết phục được ông ta cả. Tôi lấy
danh dự thề với ngài rằng Napoléon đã bị hãm vào tình trạng nguy khốn
hơn bao giờ hết và hắn có thể mất một nửa quân đội mà không lấy được
Smolensk. Quân đội ta đã và đang chiến đấu anh dũng hơn bao giờ hết. Với
mười lăm ngàn người tôi đã chặn quân địch trong hơn ba mươi lăm tiếng
đồng hồ và đánh bại chúng. Nhưng ông ta thì không muốn chống cự, dù chỉ
trong mười bốn tiếng đồng hồ. Đó là một sỉ nhục và một vết nhơ đối với
quân đội ta, còn về ông tổng trưởng thì tôi thiết tưởng không đáng sống ở
trên đời này nữa. Nếu ông ta báo tin với ngài rằng quân ta đã bị tổn
thất nặng nề thì đó là một tin sai sự thật. Có lẽ quân ta chỉ mất độ bốn
ngàn người chứ không nhiều hơn, nhưng dù cho có mất một vạn đi nữa thì
đã làm sao? Chiến tranh là thế. Trái lại, những tổn thất của quân địch
không sao kể xiết.
"Chống cự thêm hai ngày nữa thì mất gì? Ít nhất là chúng sẽ phải rút
lui bởi vì chúng không còn đủ nước cho người cũng như ngựa uống. Ông ta
đã thề với tôi là sẽ không rút lui nữa. Thế rồi đột nhiên ông ta gửi
cho tôi một bản thông báo cho biết rằng ông ta bỏ đi lúc ban đêm. Làm ăn
như thế thì không thể nào chiến đấu được, cứ thế thì chẳng bao lâu
chúng sẽ đưa quân địch đến Moskva.
"Có tin đồn ngài đã nghĩ đến việc ký hoà ước. Cầu thượng đế đừng để
ngài nghĩ đến việc đó. Sau tất cả những hy sinh, sau tất cả những cuộc
rút lui điên rồ như thế lại ký hoà ước nữa ư? Làm thế thì ngài sẽ làm
cho cả nước Nga nổi dậy chống lại ngài và chúng tôi đều sẽ xáu hổ vì đã
mang quân phục. Đã đến nước này, ta phải đánh, một khi mà nước Nga còn
có thể chiến đấu được, và phải chiến đấu đến người cuối cùng".
"Chỉ nên để một người chỉ huy mà thôi, chứ không nên có hai người. Ông
tổng trưởng thì giỏi nhưng làm tướng thì không những kém mà thậm chí còn
tệ hại. Ấy thì mà vận mệnh của tổ quốc lại giao phó cho ông ta… Thật
tôi bực quá muốn phát điên mất. Xin ngài tha cho tôi đã viết quá liều
lĩnh. Rõ ràng là kẻ đã khuyên ký hoà ước và để cho quan tổng trưởng chỉ
huy quân đội là một kẻ không yêu hoàng đế và muốn cho tất cỉả chúng ta
bị tiêu diệt. Tôi nói thực với ngài: thành lập ngay dân quân đi. Bởi vì
ông tổng trưởng đang đưa vị khách quý của ông ta theo vào thủ đô một
cách hết sức tài tình. Ông sĩ quan hành dinh ngự tiền Voltxoghen làm cho
toàn quân ngờ vực rất nhiều. Người ta nói với ông ấy là người của
Napoléon hơn là người của chúng ta, và chính ông ấy khuyên tổng trưởng
trong mọi việc. Về phần tôi, không những tôi đã tỏ ra lễ độ với ông ta
mà tôi còn vâng lời ông ta như một anh hạ sĩ, mặc dầu cấp bậc tôi cao
hơn. Phải làm như vậy tôi cũng thấy khó chịu nhưng tôi phục tùng vì tình
yêu của tôi với hoàng đế, vị ân chủ của chúng ta. Tôi chỉ than phiền
một nỗi là tại sao hoàng đế lại giao đạo quân vinh quang của chúng ta
cho những người như thế chỉ huy. Ngài thử tưởng tượng mà xem, vì cuộc
rút lui này đã mất hơn mười lăm ngàn người chết vì kiệt sức và bệnh tật
trong các nhà thương; trái lại, nếu ta tấn công thì điều đó không xảy ra
rồi. Trời ơi, ngàỉ cho tôi biết tổ quốc của chúng ta, người mẹ của
chúng ta sẽ nói gì khi nghe thấy chúng ta giao phó tổ quốc tốt đẹp và
anh dũng cho một bọn chó má như vậy và làm cho mọi người dân căm phẫn và
hổ thẹn? Tại sao lại sợ mà sợ cái gì kia chứ? Nếu tổng trưởng lưỡng lự,
nhút nhát, hồ đồ, chậm chạp, nếu ông ta đủ mọi khuyết điểm thì đó không
phải là lỗi của tôi. Toàn quân chỉ biết khóc và nguyền rủa ông ta thậm
tệ…".
hết: Chương - 4 -, xem tiếp: Chương - 5 -
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:19 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần X

Chương - 5 -

Trong vô số những cách phân loại có thể dùng cho các hiện tượng của
cuộc sống, ta có thể phân biệt những cách sống mà nội dung chiếm ưu thế
với những cách sống mà hình thức chiếm ưu thế.
Trái với cuộc sống ở thôn quê. Ở thị trấn. Ở các tỉnh, ngay cả ở
Moskva nữa, cuộc sống ở Petersburg, nhất là ở các phòng khách thính, có thể xếp vào loại thứ hai.
Từ năm 1805, nước ta có hoà hiếu rồi lại xung đột với Bonaparte,
chúng ta có lập ra những hiến pháp rồi lại bỏ đi, nhưng phòng khách của
Anna Pavlovna và phòng khách của Elen y nguyên như cũ: phòng khách của
Anna Pavlovna vẫn hệt như cách đây bảy năm và phòng khách của Elen cũng
như dăm năm trước. Ở nhà Anna Pavlovna, bao giờ người ta cũng sửng sốt
khi nói đến những thành công của Bonaparte và thái độ ân cần của các vị
vua ở châu Âu đối với một âm mưu quỷ quyệt nhằm mục đích duy nhất là làm
cho nhóm triều thần mà Anna Pavlovna là đại biểu phải bực bội lo âu.
Trái lại, ở nhà Elen, người mà bản thân Rumiansev cũng hạ cố tới thăm và
cho là một người đàn bà thông minh lỗi lạc, thì năm 1808 cũng như năm
1812, người ta bao giờ cũng say sưa nói đến cái dân tộc vĩ đại và con
người vĩ đại, người ta than phiền về việc nước Nga đã đoạn tuyệt với
Pháp, và theo ý kiến những người tụ họp ở nhà Elen thì việc này phải
chấm dứt bằng một hoà ước.
Trong thời gian gần đây, sau khi hoàng đế đã rời quân đội về
Petersburg, thì trong hai phòng khách thính đối lập này đã xảy ra một
vài sự náo động, và cả hai bên đều có những hành động biểu lộ thái độ
chống đối nhau, nhưng xu hướng chính trị của hai nhóm vẫn không thay
đổi. Trong nhóm giao tế của Anna Pavlovna, người ta chỉ tiếp những
người Pháp thuộc phái quân chủ chính thống sâu sắc, và biểu lộ tư tưởng
ái quốc bằng cách nói rằng không nên đi xem kịch Pháp và việc chi phí
cho một đoàn kịch như thế là tốn kém bằng nuôi cả một quân đoàn. Người
ta háo hức theo dõi những tin tức chiến sự và phao những tin tức đáng
mừng nhất cho quân đội ta.
Trong nhóm của Elen, tức là nhóm Rumiansev, nhóm thân Pháp, người ta phủ
nhận những tin đồn đại về hành động tàn ác của quân địch và về tính
chất khốc liệt của chiến tranh; người ta bàn bạc về tất cả những cố gắng
của Napoléon để đi đến thương thuyết. Trong nhóm này, người ta công
kích những kẻ đã quá vội vàng khuyên nhà vua dời triều đình và những
trường nữ học ở dưới quyên bảo trợ của hoàng thái hậu đến Kazan. Nói
chung, trong phòng khách của Elen tất cả chiến sự chỉ là những cuộc thị
uy vô nghĩa chẳng bao lâu sẽ đưa đến hoà bình, và ý kiến chiếm ưu thể ở
đây là ý kiến của Bilibin, lúc này đang ở Petersburg và là một vị khách
năng lui tới phòng khách của Elen (hễ ai đã là người thông minh đều phải
đến đây). Ý kiến ấy cho rằng cái quyết định vấn đề không phải thuốc
súng mà là những con người chế ra thuốc súng. Trong nhóm này người ta
chế nhạo một cách hóm hỉnh và rất thông minh, tuy vẫn rất thận trọng,
cái nhiệt tình yêu nước của Moskva (tin này cùng đến Petersburg một lúc
với việc hoàng đế trở về Petersburg).
Trong nhóm của Anna Pavlovna thì trái lại, người ta ca ngợi nhiệt
tình ấy và nói đến nó như Pavlovna nói về các cổ nhân. Công tước Vaxili
vẫn giữ chức vụ quan trọng như trước, là cái khâu nốỉ liền hai nhóm. Ông
ta thường lui tới nhà bà bạn quý tôn tức Anna Pavlovna, đến thăm phòng
khách thích ngoại giao của con gái, và nhiều khi, vì cứ luôn đi lại giữa
hai phe, ông đâm ra lẫn lộn nói với nhà Elen những điều đáng lý phải
nói ở nhà Anna Pavlovna, và ngược lại cũng thế.
Hoàng đế về Petersburg được ít lâu thì ở nhà Anna Pavlovna, khi nói
đến tình hình chiến tranh, công tước Vaxili đã phê phán nghiêm khắc
Barclay de Tolly và băn khoăn tự hỏi không biết ai sẽ được bổ nhiệm làm
tổng tư lệnh. Một người khách ở đây mà người ta thường gọi là một người
rất có giá trị kể lại rằng hôm nay ông ta thấy quan tư lệnh dân quân
Petersburg là Kutuzov vừa mới được bầu lên, chủ toạ việc đón tiếp dân
quân ở điện tài chính, và đánh bạo dự đoán rằng Kutuzov sẽ có thể là con
người đáp ứng mọi yêu cầu.
Anna Pavlovna buồn rầu mỉm cười và nhận xét rằng từ trước đến nay
Kutuzov chỉ làm hoàng đếg bực mình. Công tước Vaxili ngắt lời Anna
Pavlovna như thế này:
- Thì tôi đã nói đi nói lại mãi với hội nghị quý tộc nhưng người ta
không nghe. Tôi đã bảo việc cử ông ta làm tư lệnh dân quân không làm
hoàng đế đẹp lòng. Nhưng họ không nghe lời tôi. Vẫn cái thói chống đối
ấy - Ông ta nói tiếp - Chống đối ai mới được chứ? Chẳng qua chỉ vì chúng
ta muốn bắt chước cái thứ nhiệt tình ngu ngốc của dân Moskva… - công
tước Vaxili nói, lúng túng trong một phút vì quên rằng đáng lý phải chế
nhạo nhiệt tình của dân Moskva ở nhà Elen, còn ở nhà Anna Pavlovna thì
phải ca ngợi kia. Nhưng ông ta lại chữa lại ngay. - Bá tước Kutuzov, vị
tướng già nhất của nước Nga mà ngồi trong viện quốc vụ thì thử hỏi có
hợp hay không, chẳng qua rồi ông ta cũng uổng công mà thôi. Làm sao lại
có thể cử làm tổng tư lệnh một con người không thể cưỡi ngựa, ngồi trong
hội nghị thì ngủ gật, đã thế đạo đức lại hết sức tồi. Ở Bucarest ông ta
đã nổi tiếng lắm đấy. Tôi không nói đến năng lực của ông ta nhưng làm
thế nào lại có thể cử một ông già lụ khụ và đui mù, phải, đúng là mù làm
tổng tư lệnh trong tình hình như thế này. Ông tưởng mù! Đẹp mặt nhỉ!
Ông ta không thấy gì hết! Ông ta chỉ giỏi chơi bịt mắt bắt dê!… Quả thật
ông ta chẳng thấy gì hết.
Không ai cãi lại.
Ngày hai mươi bốn tháng Bảy những điều đó là hoàn toàn có lý Nhưng
ngày hai mươi chín tháng Bảy, Kutuzov được phong tước công. Ông ta được
phong tước công có nghĩa là người ta muốn gạt ông ta ra, cho nên ý kiến
của công tước Vaxili vẫn tỏ ra đúng đắn, tuy bây giờ ông không phát biểu
nó ra sốt sắng như trước. Nhưng ngày mồng tám tháng Tám một hội đồng
gồm có thống chế Xaltykov, Arakseyev, Vyazmitinov, Lopukhin và Kochubey
họp lại đề bàn về việc quân. Hội đồng kết luận rằng sở dĩ vừa qua quân
ta thất bại và vì quyền chỉ huy không thống nhất và mặc dầu biết rằng
Kutuzov không được hoàng đế ưa thích, sau khi thảo luận một lát, hội
đồng vẫn đề nghị cử Kutuzov làm tổng tư lệnh. Và cũng trong ngày hôm ấy,
Kutuzov được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh quân đội và thống đốc tất cả các
đất đai do quân đội chiếm đóng.
Ngày mồng chín tháng tám, công tước Vaxili lại gặp "con người rất
có giá trị" ở nhà Anna Pavlovna. "con người rất có giá trị" đang ve vãn
Anna Pavlovna vì ông ta muốn được bổ nhiệm làm giám đốc một trường nữ
học… Công tước Vaxili bước vào phòng, với vẻ đắc thắng của một người đã
đạt được điều mà mình mong muốn.
- Này, ông có biết cái tin quan trọng vừa rồi không, công tước Kutuzov
nay là nguyên soái rồi. Thôi thế là mọi sự bất đồng ý kiến đều chấm dứt.
Tôi thật hả dạ, vui lòng. Bây giờ mới có được một con người xứng đáng. -
ông ta vừa nói vừa đưa mắt nhìn cử toạ, vẻ quan trọng và nghiêm nghị.
Tuy đang mong muốn leo lên cái địa vị mà ông đang chạy chọt, " con người
rất có giá trị" vẫn không thể nào cưỡng lại ý muốn lưu ý công tước
Vaxili rằng trước kia công tước nghĩ khác. Làm như thế là thiếu lịch sự
đối với công tước Vaxili, cũng như đối với Anna Pavlovna là người đã đón
cái tin ấy một cách niềm nở, nhưng ông không sao nén nổi.
- Nhưng thưa công tước, người ta bảo ông ta mù kia mà? - "con người rất
có giá trị", ý muốn nhắc cho công tước Vaxili nhớ đến những lời mà bản
thân công tước đã nói.
- Thôi đi, ông ta thấy rõ ra phết đấy! - công tước Vaxili nói nhanh,
giọng trầm trầm, vừa nói vừa ho húng hắng như thường lệ mỗi khi ông giải
quyết một việc khó khăn. - Ồ, ông ta nhìn rõ ra phết! - công tước
Vaxili nhắc lại. - Có một điều làm tôi bằng lòng nhất - Ông ta nói tiếp -
đó là chính hoàng đế đã cho ông ta nằm toàn quyền chỉ huy tất cả các
đạo quân, thống đốc tất cả các lãnh thổ, một quyền mà xưa nay không có
vị tổng tư lệnh nào có được. Bây giờ ông ta là một ông vua thứ hai, -
công tước Vaxili kết luận, miệng nở một nụ cười đắc thắng.
- Xin Chúa phù hộ, xin Chúa phù hộ. - Anna Pavlovna nói-.
"Con người rất có giá trị" còn non nớt ngây thơ trong xâ hội cung
đình, muốn lấy lòng Anna Pavlovna, liền nói lại ý kiến trước đây của bà
ta về vấn đề này:
"Nghe nói hoàng đế giao quyền lực ấy cho ông ta một cách miễn
cưỡng. Nghe nói Người đỏ mặt như một cô con gái nghe đọc truyện tiếu lâm
khi Người nói với Kutuzov: "Hoàng đế và tổ quốc trao cho khanh vinh dự
này" có lẽ trong thâm tâm người không tán thành lắm!"
- Ồ, không phải đâu, không phải đâu. - Công tước Vaxili hăm hở nói chen vào. Bây giờ ông ta yêu quý Kutuzov hơn ai hết.
Theo ý công tước Vaxili thì không những Kutuzov là một người hoàn toàn, mà mọi người còn sùng bái ông ta nữa là khác.
- Không, không thể nào làm như thế bởi vì hoàng đế trước đây đã biết giá trị ông ta rất rõ.
Anna Pavlovna nói:
- Mong sao Chúa để cho Kutuzov nắm lấy thực quyền một mình không để cho bất kì ai thọc gậy vào bánh xe, phải, thọc gậy bánh xe!
Công tước Vaxili hiểu ngay mấy chữ "bất kì ai" ở đây ám chỉ người nào. Ông thì thào:
- Tôi biết đích xác Kutuzov đã đưa ra một điều kiện nhất quyết là thái
tử sẽ không ở trong quân đội. Phu nhân có biết tướng quân nói gì với
hoàng đế không?
Và công tước Vaxili nhắc lại những lời nghe đâu chính Kutuzov đã nói
gì với nhà vua: "Tôi không thể trừng phạt thái tử làm sai, cũng không
thể nào khen thưởng nếu thái tử đúng". Ô, công tước Kutuzov là con người
thông minh tuyệt trần. Tôi đã biết rõ công tước từ lâu.
- Thậm chí người ta còn nói rằng - "con người rất có giá trị" đệm thêm
(ông ta vốn thiếu cái lịch duyệt của những bậc triều thần) - điện hạ đã
nêu lên một điều kiện tuyệt đối là hoàng đế sẽ không thân hành đến với
quân đội.
Ông ta vừa nói điều đó thì công tước Vaxili và Anna Pavlovna đều
quay mặt đi và đưa mắt nhìn nhau, buồn rầu thở dài về chỗ ông này ngây
thơ quá!
hết: Chương - 5 -, xem tiếp: Chương - 6 -
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:19 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần X

Chương - 6 -

Trong khi tất cả những việc ấy diễn ra ở Petersburg thì quân Pháp đã
tiến quá Smolensk và càng ngày càng đến gần Moskva. Sử gia chuyên viết
về Napoléon là Tyer, - cũng như các sử gia khác chuyên viết về Napoléon,
muốn thanh minh cho vị anh hùng của họ, chủ trương rằng Napoléon đã bị
nhử đến tận chân thành Moskva, trái với ý muốn của ông. Typer có lý,
cũng như tất cả các sử gia cố cắt nghĩa các sự kiện lịch sử bằng ý chí
của một cá nhân đều có lý cả; Typer cũng có lý ngang với các sử gia Nga
đã khẳng định rằng Napoléon đã bị nhử đến Moskva do sự khéo léo của các
tưởng Nga. Ở đây, theo luật hồi tưởng, tất cả quá khứ không những đã
chuẩn bị cho việc xảy ra, mà lại còn có hiện tượng tương hỗ cho sự việc
càng thêm rối ren. Một người cao cờ thua một ván thì tin chắc chắn và
thành thật rằng mình thua là do một nước cờ đi lầm; anh ta tìm cái lầm
lỗi ấy ở lúc mới nhập cuộc mà quên rằng suốt ván cờ anh ta còn để lỡ
nhiều nước nữa, và không một nước cờ nào của anh ta hoàn thiện cả. Anh
ta chỉ để ý đến cái lỗi ấy vì nó đã bị đối thú lợi dụng. Còn phức tạp
hơn thế biết mấy là cuộc cờ chiến tranh, bởi vì chiến tranh diễn ra
trong những hoàn cảnh thời gian nhất định, và trong hoàn cảnh ấy không
phải một ý chí duy nhất điều khiển được các bộ máy vô tri, mà mọi việc
xảy ra là do sự đụng chạm giữa vô số ý chí cá nhân.
Tiến quá Smolensk, Napoléon muốn giao chiến với quân Nga ở bên kia
Dorogobuie trước Viazma, rồi trước Txarevo Zaimits; nhưng do không biết
bao nhiêu việc xảy ra, quân Nga đã không thể giao chiến được trước khi
lùi đến Borodino cách Moskva một trăm mười hai dặm. Qua Viazma, Napoléon
ra lệnh cho quân tiến thẳng đến Moskva.
Moskva, chốn kinh đô Á đông của đế quốc rộng lớn ấy, thành phố
thiêng liêng của các dân tộc thân thuộc Alekxandr, Moskva với vô số nhà
thờ giống như những ngôi chùa Trung Quốc. Thành Moskva kia không để cho
trí tưởng tượng của Napoléon yên tĩnh lấy được một chút. Trên chặng
đường từ Viazma đến Txarevo Zaimits, Napoléon cưỡi con ngựa kiệu lông
tía thắt đuôi, theo hộ giá có đội cận vệ, một đoàn tuỳ tùng, nhiều thị
đồng và sĩ quan phụ tá Tham mưu trưởng Bertie ở lại sau để hỏi cung một
người Nga vừa bị quân kỵ mã bắt làm tù binh. Cùng với viên thông ngôn
Lơlorm Didvil, ông ta phi ngựa theo kịp Napoléon và dừng lại, vẻ mặt hơn
hở.
- Thế nào? - Napoléon hỏi.
- Một tên cô-dắc của Platov, nó nói rằng đạo quân của Platov đang bắt
liên lạc với đại quân Nga, và Kutuzov đã được phong chức tổng tư lệnh.
Tên ấy thông minh và lém lỉnh lắm!
Napoléon mlm cười bảo cấp cho người cô-dắc ấy một con ngựa và dẫn hắn đến. Ông ta muốn tự mình hỏi chuyện hắn.
Mấy sĩ quan phụ tá liền phi ngựa đi và một giờ sau. Lavuruska,
người nông nô mà Denixov đã nhường lại cho Roxtov, đến ra mắt Napoléon,
mình mặc quân phục lính cần vụ, ngồi trên yên ngựa của kỵ binh Pháp, với
bộ mặt vui vẻ tinh quái của một người say rượu.
Napoléon bảo hắn rong ngựa đi bước một bên cạnh và hỏi:
- Anh là cô-dắc?
- Thưa đại nhân, vâng ạ!
Tyer thuật lại đoạn này có viết: "Người cô-dắc không hiểu mình đang
đi với ai, vì vẻ giản dị của Napoléon không mảy may làm cho bộ óc quen
tưởng tượng theo kiểu phương Đông có thể nghĩ rằng mình đang ở trước mặt
một đế vương. Hắn nói chuyện về cuộc chiến tranh đang diễn ra một cách
hết sức suồng sã, song thật ra Lavuruska, hôm qua vì quá chén mà quên
không làm thức ăn cho chủ nên bị đòn, sau được sai vào các làng mua gà
vịt thì lại đi ăn cắp lương thực của dân rồi bị quân Pháp bắt. Lavuruska
thuộc hạng những tên gia nô xấc láo và thô lỗ, đã nếm đủ mùi đời, nên
vẫn nghĩ rằng bổn phận của chúng là trong bất cứ việc gì cũng phải hành
động một cách hèn hạ và gian trá, sẵn sàng làm bất cứ việc gì để hầu hạ
chủ, có đủ khôn ngoan để đoán ra tất cả những ý nghĩ xấu xa của chủ,
nhất là những ý nghĩ hám danh và ty tiện.
Đến trước Napoléon mà hắn nhận ra ngay một cách rất dễ dàng,
Lavuruska vẫn không mảy may xúc động và chỉ cố hết sức làm cho các ông
chủ mới ấy được vừa lòng.
Hắn biết rất rõ rằng người đứng đó chính là Napoléon. Nhưng Napoléon
đứng đó cũng không làm cho hắn lúng túng hơn là Roxtov hay viên đội kỵ
binh đã đánh đòn hắn, vì cả viên đội lẫn Napoléon đều không thể làm gì
được hắn.
Hắn khai hết những điều hắn đã nghe lỏm được trong các câu chuyện mà
bọn sĩ quan hầu cận nói với nhau; và trong đó có nhiều điều đúng sự
thật. Nhưng khi Napoléon hỏi rằng người Nga có cho là họ sẽ thắng được
Bonaparte không thì hắn nheo nheo đôi mắt lại suy nghĩ một lát.
Hắn cho rằng câu hỏi này là một cái bẫy tinh vi, cũng như những kẻ
thuộc loại như hắn thường nghĩ rằng lúc nào và ở đâu người ta cũng bẫy
họ cả. Hắn nhăn mặt và đứng im. Rồi vẻ trầm ngâm, hắn nói:
- Nghĩa là hai bên có giao chiến… và giao chiến cho chóng, thì đúng thế
đấy. Nhưng nếu để quá ba ngày… thì sau đó… vậy nghĩa là công chuyện còn
kéo dài.
Lời hắn nói được dịch lại cho Napoléon như sau:
- Nếu đánh nhau trước ba ngày thì quân Pháp thắng, nhưng nếu để lâu hơn thì có trời biết được là sẽ ra sao.
Lơlorm Didvil mỉm cười dịch lại câu này cho Napoléon nghe. Napoléon
không cười, - tuy lúc bấy giờ ông ta đang vui thích rõ rệt, - và hắn
nhắc lại câu vừa nói.
Lavuruska hiểu ý, liền nói tiếp, vờ không biết Napoléon là ai, cốt đề cho Napoléon cười:
- Chúng tôi biết các Ngài có Bonaparte, khắp thiên hạ ai ai ông ta cũng
thắng tuốt, nhưng với chúng tôi thì lại khác… - Thật tình chính hắn cũng
chẳng hiểu từ đâu cái giọng khoác lác yêu nước lại lọt vào câu nói của
hắn như vậy. Viên thông ngôn lại dịch cho Napoléon và bỏ lửng phía sau
của câu nói. Napoléon mỉm cười.
Về việc ấy Tyer có viết: "Tên cô-dắc trẻ tuổi làm cho người đối thoại chí tôn của hắn phải mỉm cười".
Yên lặng đi vài bước, Napoléon quay lại bảo Bertie rằng ông ta muốn
cho Lavuruska biết người vừa nói chuyện với hắn chính là hoàng đế. - vị
hoàng đế đã ghi tên các kim tự tháp cái đại danh vinh quang và bất tử
của mình, - để xem tin ấy tác động đến "đứa con của sông Đông" ấy như
thế nào.
Tin ấy được truyền đến Lavuruska.
Lavuruska biết rằng người ta muốn làm cho hắn túng túng, lại biết là
Napoléon tưởng hắn rất sợ; để lấy lòng các chủ mới, hắn liền vờ kinh
ngạc, khiếp sợ, tròn xoe đôi mắt và đổi sang cái vẻ mặt mà hắn thường có
những khi người ta mang hắn ra đánh đòn. Tyer viết: "Người phiên dịch
của Napoléon vừa nói xong, thì chàng cô-dắc ngẩn người ra không nói được
một lời nào nữa và vừa đi vừa trố mắt nhìn vào nhà chinh phục mà đại
danh đã lang lừng đến tận hắn, qua các thảo nguyên phương Đông. Tất cả
cái lém lỉnh hắn đột nhiên tắc nghẽn lại, nhường chỗ cho hắn, Napoléon
ra lệnh thả cho hắn tự do như người ta thả một con chim về đồng nội, quê
hương của nó".
Napoléon tiếp tục đi, vừa đi vừa mơ tưởng đến thành Moskva nơi đang
làm cho trí tưởng tượng của ông ta say đắm, trong khi con chim mà người
ta thả về đồng nội, quê hương của nó phi ngựa về các đồn tiền tiêu, vừa
phi vừa bịa đặt trước những việc không hề xảy ra để kể lại cho quân ta
nghe. Còn những việc hắn đã gặp thật thì hắn giấu hết, vì hắn cho rằng
những việc ấy không đáng thuật lại thành chuyện. Hắn trở về với quân
cô-dắc, hỏi thăm trung đoàn của hắn thuộc chi đoàn của Platov và tối hôm
ãy thì hắn tìm được chủ là Nikolai Roxtov đang đóng ở Yankovo. Nikolai
vừa lên ngựa để cùng Ilya đi dạo chơi các làng lẫn cận, liền cho
Lavuruska cưỡi ngựa đi theo.
hết: Chương - 6 -, xem tiếp: Chương - 7 -
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:19 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần X

Chương - 7 -


Công tước tiểu thư Maria không ở Moskva và cũng không được an toàn như công tước Andrey vẫn tưởng.
Sau khi Alpatyts ở Smolensk về, lão công tước như vừa sực tỉnh một
giấc mơ. Công tước ra lệnh trưng tập dân binh trong làng, các làng, vũ
trang cho họ và viết thư báo cho tướng tổng tư lệnh biết ý định của công
tước là ở lại Lưxye Gor kháng cự cho đến cùng, và phó thác cho tổng tư
lệnh tuỳ ý quyết định, hoặc thi hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ
điền trang, hoặc để mặc cho một trong những lão tướng Nga kỳ cựu nhất
bị bắt hay bị giết ở đấy. Thế rồi công tước tuyên bố với người nhà rằng
mình sẽ không đi đâu cả.
Nhưng, tuy ở Lưxye Gorư, lão công tước vẫn sửa soạn cho con gái cùng
Dexal với tiểu công tước (con trai công tước Andrey) đi Bogutsarovo rồi
từ đấy đi Moskva. Thấy cha bỗng quay ra hoạt động sôi nổi, mất ăn mất
ngủ sau cơn hôn mê vừa qua, công tước tiểu thư Maria lấy làm lo sợ và
cho rằng không thể để cha ở lại một mình; lần đầu tiên trong đời, nàng
dám quyết ý không vâng lời cha. Nàng không chịu đi, và một cơn giông tố
giận dữ khủng khiếp của công tước đã trút lên đầu nàng. Ông cụ nhắc lại
tất cả những nỗi oán hận bất công đối với nàng. Ông cụ buộc tội nàng,
nói rằng mình không thể nào chịu đựng được nàng nữa, rằng nàng đã sinh
sự làm cho hai cha con ông giận nhau, rằng nàng nghi ngờ cha một cách
đáng ghét rằng nàng cố đầu độc cuộc đời của ông, coi việc đó như mục
đích của đời mình, đoạn ông đuổi nàng ra khỏi phòng làm việc và bảo rằng
nàng có đi hay không ông cũng chẳng cần. Ông lại báo là ông không thèm
biết có nàng tồn tại trên đời này nữa, nhưng lại báo trước cho nàng biết
là nàng không bao giờ được đến trước mặt mình. Việc lão công tước không
cưỡng bức nàng phải đi như nàng vẫn ngại mà chỉ cấm nàng không được lởn
vởn trước mặt mình khiến cho nữ công tước Maria thấy nhẹ lòng. Nàng
biết rằng như vậy tức là trong thâm tâm, công tước cũng thấy mừng khi
thấy nàng ở lại.
Cậu bé Nikolai đi được một hôm từ sáng sớm, lão công tước đã mặc đại quân phục và sửa soạn đến gặp tướng tổng tư lệnh.
Xe đã đánh ra. Tiểu thư Maria thấy cha bước ra khỏi nhà, có bao
nhiêu huân chương đeo hết lên ngực, đi theo con đường ra vườn để duyệt
đội ngũ nông dân và gia nhân vũ trang. Ngồi cạnh một khung cửa sổ nàng
lắng nghe tiếng cha từ ngoài vườn vọng vào. Bỗng có mấy người từ con
đường đi qua vườn tất tả chạy về, vẻ mặt hoảng hốt.
Công tước tiểu thư Maria chạy ra thềm, bước xuống lối đi lên giữa
các khóm hoa, rồi chạy ra con đường lớn trồng cây hai bên.
Một đám dân binh và gia nhân chạy ngược vào, và giữa đám ấy người ta
đang xốc nách dìu ông lão bé nhỏ mặc bộ quân pilực lóng lánh những huân
chương. Tiểu thư Maria chạy đến, và trong ánh nắng loang loáng lọt qua
bóng những cây bồ đề thành từng đám tròn nho nhỏ, thoạt nhìn nàng không
thấy là mặt cha đã biến sắc.
Điều duy nhất mà nàng trông thấy là vẻ mặt xưa kia nghiêm khắc và cương
quyết đã nhường chỗ cho một vẻ mặt sợ sệt và khiêm nhường. Trông thấy
con gái, công tước mấp máy đôi môi bất lực và phát ra mấy tiếng khàn
khàn. Không sao hiểu được công tước muốn gì Người ta ôm ngang giữa mình
công tước đưa vào phòng làm việc và đặt trên chiếc đi-văng mà bấy lâu
nay ông ta vẫn sợ.
Người ta mời thầy thuốc đến ngay đêm hôm ấy, ông ta chích bớt cho công
tước một ít máu và cho biết là công tước bị liệt nửa mình bên phải.
Ở lại Lưxye Gorư càng ngày càng nguy hiểm, nên ngày hôm sau người ta chở công tước đến Bogutsarovo. Ông thầy thuốc cũng đi theo.
Khi đến Bogutsarovo thì Dexal và tiểu công tước đã đi Moskva rồi.
Vẫn trong tình trạng ấy không thuyên giảm mà cũng không trầm trọng
thêm, lão công tước năm tê liệt ba tuần ở Bogutsarovo, trong toà nhà mà
công tước Andrey vừa mới xây xong. Công tước mê man bất tỉnh nằm như một
cái xác đã biến dạng, mồm lẩm bẩm không ngớt, đôi môi mấp máy và đôi
lông mày giần giật, không ai có thể biết là công tước có hay biết những
gì ở chung quanh mình không. Chỉ có thể thấy rõ là công tước rất đau đớn
và thổ lộ một điều gì. Nhưng đó là điều gì thì không ai hiểu được: có
phải là một sự ngang bưởng của người ốm đang mê sảng không? Điều đó liên
quan đến tình hình công việc chung, hay lại là đến công việc gia đình?
Ông thầy thuốc nói rằng vẻ bứt rứt của công tước không có nghĩa gì,
mà chỉ là do những nguyên nhân về thể chất gây lên; nhưng công tước tiểu
thư Maria thì lại nghĩ rằng công tước muốn nói điều gì với nàng: hễ có
nàng ở đấy là nỗi băn khoăn của công tước lại tăng lên, điều đó càng làm
cho nàng tin như vậy. Nhưng chắc chắn là công tước rất đau đớn cả về
thể chất lẫn tinh thần.
Chẳng còn hy vọng gì nữa được. Cũng không thể chở công tước đi nơi
khác được. Nếu công tước chết dọc đường thì biết làm thế nào? Đôi khi
tiểu thư Maria nghĩ: "Thôi thì cho xong đi, xong hẳn đi cũng còn hơn".
Nàng theo dõi bệnh tình của cha suốt ngày đêm, gần như chẳng lúc nào ngủ
nữa, và điều này mà nói ra thì thật ghê gớm: Nhiều khi nàng theo dõi
không phải để hy vọng thấy cha đã đỡ mà với niềm mong mỏi mới nhận thấy
những triệu chứng của cái chết sắp đến.
Một tâm trạng như vậy mà có thể có được trong nàng, điều đó nàng
thấy là hết sức kì quái nhưng nó vẫn là sự thật. Và có một điều đối với
nàng còn khủng khiếp hơn nữa là tử khi cha nàng bị ốm (và có lẽ trước
nữa, không biết lúc nào, phải chăng là nàng ở lại với cha để đợi chờ một
cái gì?) tất cả những ước mong, những hy vọng riêng tư của nàng, đã
thiếp đi, đã bị quên lãng đi, thì nay lại trở lại trong lòng nàng. Những
ý nghĩ đã từ bao năm không trở lại trong tâm trí nàng, - ý nghĩ được
sống tự do, khỏi khiếp sợ người cha già, cá ý nghĩ có thể tìm thấy tình
yêu và hạnh phúc gia đình… - tất cả lại quay về ám ảnh tâm trí nàng như
những cám dỗ của ma quỷ. Dù nàng có làm gì để xua đuổi nó đi, trong óc
nàng vẫn lẩn quất cái ý nghĩ rồi đây sẽ tồ chức một cuộc đời như thế
nào, sau khi điều đó ảy ra. Đó là những cám dỗ ma quỷ, và công tước tiểu
thư Maria cũng biết thế. Nàng cũng biết vũ khí duy nhất để chống lại nó
là cầu nguyện, nên nàng cố gắng cầu nguyện. Nàng quỳ xuống, ngước nhìn
lên tượng thánh, cầu kinh, nhưng không sao cầu nguyện được.
Nàng cảm thấy giờ đây một thế giới khác đã thu hút nàng, thế giới
của hoạt động vất vả và tự do, hoàn toàn trái ngược cái thế giới tinh
thần đã giam hãm nàng tử trước đến nay và đã cho nàng niềm an ủi cao
nhất là sự cầu nguyện. Nhưng nàng cũng không thể khóc, vì những nỗi lo
âu của cuộc sống thực tế đã tràn vào tâm hồn nàng.
Ở lại Bogutsarovo đã trở nên nguy hiểm. Đâu đâu cũng nghe tin quân Pháp
tiến đến gần, và ở một làng cách Bogutsarovo mười lăm dặm, một điền
trang đã bị những tốp lính loạn ngũ đến cướp bóc.
Ông thầy thuốc nhắc đi nhắc lại là phải chuyển công tước đi xa hơn;
viên đô thống quý tộc(1) phái người đến giục tiểu thư Maria lên đường
ngay, càng sớm càng tốt; viên cảnh sát trưởng cũng thân hành đến giục,
nói rằng quân Pháp chỉ còn cách có bốn mươi dặm, những bản tuyên cáo của
chúng ta được truyền vào các làng, và nếu nàng không đưa công tước đi
trước ngày mười lăm thì ông ta không chịu trách nhiệm gì hết.
Công tước tiểu thư quyết định đi ngày mười lăm. Việc sửa soạn, hành
trang, sai phái tôi tớ làm cho nàng bận rộn suốt ngày, vì người nào cũng
đều cứ nàng mà xin mệnh lénh. Cũng như thường lệ, đêm mười bốn rạng
mười lăm, nàng không bỏ áo ngoài, ngủ ngay trong gian phòng bên cạnh
buồng lão công tước. Nhiều lần chợt thức giấc, nàng nghe tiếng rên rỉ,
nói lẩm nhẩm, nàng nghe tiếng chiếc giường ông cụ nằm kêu cót két, tiếng
chân thầy thuốc đến trở mình cho ông cụ. Mấy lần nàng đến nghe ngóng ở
cửa, và thấy hình như đêm nay công tước rên to hơn và trở mình nhiều hơn
thường lệ.
Nàng không thể ngủ được và đã mấy lần nàng đến cạnh cửa lắng tai
nghe, chỉ muốn vào buồng cha nhưng không dám. Tuy công tước không nói,
nhưng tiểu thư Maria cũng thấy rõ, cũng biết chắc rằng mọi dấu hiệu tỏ
ra lo sợ cho ông đều làm ông bực mình, nàng nhận thấy ông tước ngoảnh
mặt đi, vẻ rất khó chịu, nhưng khi bắt gặp mắt nàng đang bất giác nhìn
ông đăm đăm. Nàng biết rằng đang đêm mà đường đột vào phòng thì công
tước sẽ nổi giận.
Nhưng chưa bao giờ nàng thấy xót xa, lo sợ vì phải mất cha như bây
giờ. Nàng hồi tưởng cả cuộc đời nàng sống với cha, và trong mỗi một lời
nối, mỗi một cử chỉ của cha, nàng đều tìm thấy những dấu hiệu của tình
thương yêu đối với nàng. Thỉnh thoảng, giữa những kỷ niệm ấy, lại len
vào những cám dỗ của ma quỷ, nàng nghĩ đến những việc sẽ xảy ra sau khi
cha chết và đến cách sẽ tổ chức cuộc đời mới, cuộc đời tự do của nàng.
Nhưng nàng lại ghê tởm xua đuổi ngay những ý nghĩ ấy. Gần sáng, không
thấy công tước trằn trọc nữa, nàng ngủ thiếp đi.
Nàng muốn dậy. Cái tâm trạng chân thành mà người ta thường có khi
mới ngủ dậy khiến nàng bỗng nhận thấy rõ ý nghĩ vì đã khiến nàng bận tâm
nhất trong khi cha ốm. Nàng dậy, đến nghe ngóng ở cửa buồng công tước,
và thấy cha vẫn rên, nàng thở dài lự nhủ rằng chưa có gì xảy ra cả.
- Nhưng mà cái gì xảy ra mới được chứ? Mình muốn cái gì mới được chứ?
Mình muốn cha chết ư? - nàng kêu lên, tự mình ghê tởm mình.
Nàng mặc áo, rửa mặt cầu nguyện rồi đi ra thềm. Xe đã đỗ ở đấy mấy
chiếc, nhưng ngựa chưa thắng, người nhà đang chất hành lý lên xe.
Sáng hôm ấy trời ẩm và đầy mây xám. Công tước tiểu thư Maria tần ngần
một lúc trên thềm, tự mình kinh tởm sự hèn hạ của tâm hồn mình và cố sắp
xếp các ý nghĩ trong đầu óc lại cho có thứ tự trước khi vào thăm cha.
Ông thầy thuốc từ thang gác xuống, đến gặp nàng.
- Hôm nay cụ lớn có đỡ - Ông ta nói - Tôi đang tìm tiểu thư. Cụ lớn tỉnh
hơn, có thể hiểu được ít nhiều những điều cụ dạy. Mời tiểu thư vào. Cụ
lớn đang hỏi tiểu thư…
Nghe xong, tim nàng đập mạnh đến nỗi tái mặt đi và phải vịn vào cánh
cửa cho khỏi ngã. Vào gặp cha, nói chuyện với cha, chịu đựng cái nhìn
của cha, lúc này đây là lúc lính hồn nàng còn đầy những cám dỗ tội lỗi
ghê gớm, điều đó làm cho nàng có một cảm giác đau đớn, vừa khiếp sợ vừa
vui mừng.
- Mời tiểu thư vào! - ông thầy thuốc nhắc lại.
Công tước tiểu thư Maria vào buồng cha và đến cạnh giường.
Lão công tước đang nằm ngửa, đầu và ngực kê cao lên, hai bàn tay nhỏ
bé xương xẩu để ra ngoài chăn nổi rõ những đường gân tim ngoằn nghèo;
mắt trái nhìn ra phía trước, mắt phải nhìn lệch sang một bên, đôi mày và
đôi môi bất động.
Người công tước thật gầy gò, thật nhỏ bé, thật tội nghiệp. Khuôn mặt
trông như khô đét lại hoặc như muốn rữa ra, nét mặt như co quắp lại.
Maria đến hôn tay cha. Tay trái công tước nắm lấy tay tiểu thư Maria, và
cái tay của công tước cho nàng biết là công tước chờ nàng đã lâu. Công
tước kéo tay con, đôi mày và đôi môi động đậy một cách tức tối. Nàng sợ
hãi nhìn cha, cố đoán xem cha muốn bảo nàng điều gì.
Khi nàng đổi chỗ đứng để cho mắt trái của công tước nhìn thấy rõ mặt
nàng, công tước bình tĩnh lại trong một lát không rời mắt khỏi con gái,
rồi đôi môi và lưỡi công tước thì thào phát ra, công tước bắt đầu nói,
mắt nhìn một cách rụt rè và khẩn khoán, rõ ràng là sợ con không hiểu lời
mình.
Công tước tiểu thư Mary nhìn cha, tập trung tất cả sức chú ý. Thấy
cha cố gắng cử động cái lưỡi một cách khó nhọc đến buồn cười nàng cúi
mặt nhìn xuống: cố hết sức nén những tiếng nức nở đã dâng đến tận cổ.
Công tước nói lắp bắp, nhắc đi nhắc lại mãi mấy tiếng gì không rõ. Tiểu
thư Maria không thể hiểu được, nàng cố đoán xem cha muốn nói gì và nhắc
lại những tiếng mà nàng tưởng là đã hiểu để hỏi lại.
- Ch… đã đã… đã… làm - Công tước nói đi nói lại mấy lần.
Không tài nào hiểu được mấy tiếng này. Người thầy thuốc tưởng là
đoán được ý công tước hỏi: "Đã làm gì ạ?", Công tước lắc đầu và nhắc lại
một lần nữa những tiếng lúc nãy…
"Cha đau lòng lắm phải không ạ?" - tiểu thư Maria nói. Công tước
phát ra một tiếng khàn khàn tỏ ý khẳng định, rồi cầm tay con gái áp chặt
lên mấy chỗ trên ngực như để tìm một nơi thật hợp với nó.
- Tất cả ý nghĩ của cha! Vì con… ý nghĩ… - công tước phát âm tiếp rõ
ràng hơn trước, vì bây giờ đã biết chắc là con gái có thể hiểu được.
Tiểu thư Maria gục đầu vào bàn tay cha, cố cầm nước mắt và nén những tiếng nức nở.
Công tước vuốt tóc con.
- Cha gọi con cả đêm qua… - Ông nói.
- Thế mà con không biết… Con không dám vào… - Nàng vừa khóc vừa nói.
Ông lão nắm chặt tay con.
- Con không ngủ?
- Không con không ngủ. - Công tước tiểu thư Maria lắc đầu.
Vô tình nàng cũng bắt chước cha, cố nói toàn băng dấu hiệu, tựa hồ chính lưỡi nàng cũng cử động một cách khó khăn.
"Linh hồn thân yêu của cha…" hay là "con gái thân yêu của cha…".
Tiểu thư Maria không phân biệt được, nhưng đôi mắt công tước nhìn nàng
biết chắc chắn là ông cụ vừa nói với nàng một lời dịu dàng. âu yếm mà
xưa nay ông chưa từng nói bao giờ. Công tước lại tiếp:
- Sao con không vào?
"Thế mà mình thì lại mong, phải, mình mong cho cha chết". - nàng thầm nghĩ. Công tước im lặng một lúc.
- Cám ơn, con gái của cha, con… về tất cả, tất cả… xin con tha… cảm ơn con, con tha thứ, cảm ơn!
Và hai dòng lệ từ đôi mắt công tước chảy xưống. Bỗng công tước kêu
lên: "Gọi Andrusa lại đây" - rồi một vẻ ngây thơ, rụt rè và hồ nghi hiện
lên trên mặt ông. Dường như ông cũng hiểu rằng lời yêu cầu đó chẳng có ý
nghĩa gì: hay ít ra đó cũng là cảm giác của công tước tiểu thư Maria.
- Con có nhận được thư của anh con - nàng đáp.
Công tước nhìn nàng, vẻ bỡ ngỡ và rụt rè.
- Bây giờ nó ở đâu?
- Thưa cha, ở trong quân đội, ở Smolensk.
Công tước lặng thinh một hồi lâu, đôi mắt nhắm nghiền; rồi gật đầu
và mở mắt ra như đề trả lời cho những hoài nghi của mình và để xác nhận
rằng bây giờ mình đã hiểu hết, đã nhớ lại hết.
- Ừ, - công tước nói khẽ nhưng rõ ràng - Nước Nga nguy rồi! Chúng nó làm
mất nước Nga! - Rồi công tước lại nức nở, nước mắt dàn dụa. Công tước
tiểu thư Maria không cầm lòng được, cũng nhìn mặt cha mà khóc theo.
Ông lão lại nhắm mắt. Tiếng nức nở lặng dần. Ông ta lấy tay chỉ vào mặt; Tikhon hiểu ý liền lau nước mắt cho công tước.
Rồi công tước lại mở mắt ra và nói gì không rõ: mãi hồi lâu chẳng
ai hiểu được, sau cùng chỉ có Tikhon hiểu ra và nhác lại mà thôi. Công
tước tiểu thư Maria cố hiểu theo những lời của công tước nói phút trước.
Có khi nàng nghĩ ràng ông cụ nói đến nước Nga, có khi lại nghĩ là nói
đến công tước Andrey hay đến nàng, hay đến đứa cháu nội, hay đến cái
chết của mình. Cho nên nàng không đoán được cha muốn nói gì cả.
- Con mặc chiếc áo dài trắng của con vào đi: cha ưa cái áo ấy lắm - công tước nói.
Khi đã nghe ra hai câu này, nàng lại càng nức nở, và ông thầy thuốc
phải khoác tay đưa nàng ra ngoài hiên, khẩn khoản khuyên nàng bình tâm
lại để sửa soạn lên đường. Tiểu thư Maria ra khỏi phòng thì công tước
lại cất cao giọng nói đã khản nói đến con trai, đến chiến tranh, đến nhà
vua, cau mày tức tối, và lại lên một cơn thứ hai và cuối cùng.
Công tước tiểu thư Maria dừng lại ngoài hiên. Tiết trời đã thay đổi
trời nắng lên và nóng bức. Nàng không còn biết gì nữa, không nghĩ gì
nữa, không cảm thấy gì nữa ngoài tình thương cha tha thiết, một tình
thương yêu mà hình như từ trước đến nay chưa hề biết đến.
Nàng chạy ra vườn, vừa khóc nức nở vừa đi xuống phía bờ ao, dọc
theo hai con đường hai bên có hai dãy bồ đề non do công tước Andrey
trồng.
- Phải… mình… mình đã mong cha mất! Mình đã mong cho chóng xong… Mình
muốn được yên tĩnh… Nhưng rồi mình sẽ ra sao đây? Yên tĩnh mà làm gì khi
cha đã mất! - Nàng vừa bước đi thoăn thoắt vừa lẩm nhẩm, tay ôm chặt
lấy lồng ngực đang bật ra những tiếng nấc nghẹn ngào. Đi một vòng quanh
vườn, nàng trở lại thềm nhà và thấy cô Burien đi ngược về phía nàng vớt
một người lạ mặt (Cô Burien vẫn ở lại Bogutsarovo không chịu đi). Người
lạ mặt và viên đô thống quý tộc ở quận này thân hành đến trình bày cho
công tước tiểu thư thấy rõ là nhất thiết phải đi ngay. Công tước tiểu
thư Maria nghe mà chẳng hiểu gì hết, nàng đưa viên đô thống vào nhà, bảo
dọn bàn mời ăn và ngồi tiếp ông ta. Rồi nàng xin lỗi và đến cửa buồng
lão công tước. Người thầy thuốc hốt hoảng, bước ra và bảo nàng không thể
vào được.
- Tiểu thư ra đi, ra đi!
Công tước tiểu thư Maria quay ra vườn, đến bên bờ ao. Ở một nơi
không ai trông thấy, nàng ngồi thụp xuống cỏ. Nàng không biết là nàng đã
ngồi đấy bao lâu. Mãi đến khi nghe tiếng chân đàn bà chạy nhanh trên
con đường nhỏ nàng mới giật mình đứng dậy và thấy Dunyasa, người nữ tỳ,
chạy đi tìm nàng, và trông thấy nàng thì dừng lại như hoảng hốt, và vừa
thở vừa nói, giọng lại hắn đi:
- Mời tiểu thư về, công tước.
- Tôi vào, tôi vào đây. - Tiểu thư Maria đáp vội vàng không để cho
Dunyasa nói hết lời, và tránh khỏi đôi mắt người nữ tỳ, nàng chạy về
nhà.
Viên đô thống quý tộc đón nàng trên cửa chính, nói:
- Thưa tiểu thư, ý muốn của Chúa đang được hoàn thành, tiểu thư phải sẵn sàng đón lấy tất cả.
- Mặc tôi, không phải thế - Nàng hét lên.
Ông thầy thuốc muốn giữ nàng lại. Nàng xô ông ta và đâm bổ vào cửa, kêu lên:
- Tại sao tất cả những người mặt mày hoảng hốt kia muốn giữ tôi lại? Tôi
không cần ai cả! Mà họ đứng đây làm gì? - Nàng mở cửa, và ánh sáng ban
ngày chói lọi tràn ngập gian phòng trước đây vẫn để tối mờ mờ khiến nàng
kinh hoảng. Mấy người đàn bà và cả u già của nàng đang đứng đấy. Họ
dịch ra xa giường để lối cho nàng đi vào. Lão công tước vẫn nằm như ban
nãy; nhưng vẻ nghiêm nghị trên gương mặt bình tĩnh của ông cụ làm cho
tiểu thư Maria phải dừng lại trên ngưỡng cửa.
"Không, cha chưa chết, không thể như thế được" - nàng tự nhủ. Nàng
đến cạnh giường và trấn áp nỗi kinh hoàng hôn lên má cha. Nhưng nàng vội
lùi lại ngay. Phút chốc, tất cả tình thương yêu dịu dàng của nàng đối
với cha tiêu tan hết, nhường chỗ cho nỗi khiếp sợ trước cái vật đang ở
trước mặt nàng. "Cha mất rồi! Cha mất rồi, và ngay đây ở chỗ cha nằm lúc
nãy, là một cái gì lạ lùng, thù địch, một bí quyết ghê gớm làm cho
người ta khiếp sợ và xa lánh!" Rồi úp mặt vào đôi bàn tay, công tước
tiểu thư Maria ngã gục xuống: ông thầy thuốc vội vàng dang tay đỡ lấy
nàng.
Trước mặt Tikhon và ông thầy thuốc: mấy người đàn bà rửa ráy thi
hài, buộc ông công tước một cái khăn dưới cằm để giữ cho mồm khỏi há
hốc, và lấy một cái khăn khác buộc hai chân lại với nhau cho nó khỏi
dạng ra. Rồi người ta mặc cho công tước bộ quân phục lóng lánh những
huân chương và đặt cái thi hài bé nhỏ khô đét nằm lên bàn. Chỉ có trời
biết ai đã lo liệu mọi việc và lo liệu vào lúc nào, nhưng mọi việc dường
như tự làm lấy tất cả. Đến tối người ta thắp nến quanh lính cữu phủ lên
nó một tấm dạ đen, rải những cành đỗ tùng xuống sàn nhà; người ta lại
lót một bài kinh bằng chữ in xuống dưới cái đầu khô đét, của người chết,
và người giúp việc lễ đọc những bài thánh thi trong góc buồng.
Cũng như một bầy ngựa tụ tập nhau lại, chồm lên và phì hơi trước một
con ngựa chết, một đám đông người chen chúc nhau trong phòng khách,
quanh cỗ quan tài, người nhà cũng như người lạ; viên đô thống quý tộc,
viên trưởng thôn, những người đàn bà trong làng, và ai nấy, mắt đờ đẫn
và khiếp sợ, đến làm dấu Thánh và cúi xuống hôn bàn tay giá lạnh, cứng
đờ của lão công tước.

Chú thích:
(1) Chức quan trông coi việc riêng của giai cấp quý tộc (cũng gọi là đại biểu quý tộc)
hết: Chương - 7 -, xem tiếp: Chương - 8 -
Đánh máy: Nguyễn Học ( Mõ Hà Nội )
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:20 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần X

Chương - 8 -


Bogutsarovo, trước khi công tước Andrey đến ở, vẫn là một điền trang
không được các chủ nhân lưu tâm đến, và nông dân ở đấy cũng khác hẳn ở
Lưxye Gorư. Khác cả về giọng nói, cả về cách ăn mặc và cả về phong tục,
tập quán. Người ta gọi họ là dân thảo nguyên. Lão công tước thường khen
họ có sức chịu đựng dẻo dai trong lao động những khi họ đến Lưxye Gorư
gặt hái giúp hay đào ao đào hào, nhưng vẫn không ưa họ vì cái tính thô
lỗ man rợ của họ.
- Nhưng việc cải cách của công tước Andrey khi đến ở đây như lập nhà
thương, mở trường học: giảm địa tô đã không làm dịu bớt phong tục mà
trái lại còn tăng thêm những nét thô bạo trong tính cách của họ mà lão
công tước gọi là dã man. Trong đám dân này bao giờ cũng có những tin đồn
đại mơ hồ, khi thì đồn là người ta sắp biến họ thành lính cô-dắc hết,
khi thì là người ta sắp bắt họ theo một tôn giáo mới, khi họ lại nói đến
những chỉ dụ của Sa hoàng đến lời tuyên thệ với hoàng đế Pavel năm 1797
cho cho rằng ngay từ dạo ấy Sa hoàng đã ra lệnh giải phóng họ nhưng
lệnh này đã bị các trang chủ ỉm đi, khi thì họ nói rằng trong bảy năm
nữa, Piotr Fiodorovich(1) sẽ lên ngôi, mọi người sẽ tự do và mọi sự sẽ
đơn giản đến nỗi không còn có gì nữa cả. Những lời đồn đại về chiến
tranh, về Bonaparte và cuộc xâm lăng đối với họ lẫn lộn với những khái
niệm không kém mơ hồ về Ma vương phản Cơ đốc, về ngày tận thế và về tự
do tuyệt đối.
Quanh Bogutsarovo có những ấp trại to, hoặc của nhà vua, hoặc của
các trang chủ mà cư dân đều là nông dân tá điền(2). Trang chủ ở hẳn
trong vùng này rất hiếm, gia nhân và nông dân biết chữ cũng rất ít, và
những trào lưu bí ẩn trong đời sống dân gian Nga mà người đương thời
không hiểu được nguyên nhân và ý nghĩa, thì ở đây lại rõ rệt và mạnh mẽ
hơn ở đâu hết.
Cũng vì vậy mà hai mươi năm trước trong đám quần chúng ấy đã nổi lên một
phong trào di cư đến những dòng sông huyền bí nào đấy và họ đồn là nước
nóng quanh năm. Hàng trăm nông dân, có cả những người ở Bogutsarovo
bỗng dưng bán gia súc, mang gia đình đi đến một nơi nào ở miền đông nam.
Như những đàn chim vượt đại dương bay đến những miền xa lạ, họ cùng vợ
con ra đi đến những miền mà trong bọn họ chưa từng ai đặt chân đến bao
giờ. Họ tự chuộc lại tự do từng người một: cũng có kẻ thì trốn trú, rồi
kéo thành từng đoàn, đi bộ hay đi xe, họ kéo nhau về miền những dòng
sông nước nóng. Nhiều người trong bọn họ bị bắt, bị đày đi Xibir nhiều
người chết đói, chết rét dọc đường, nhiều người tự ý trở về, rồi phong
trào tự nhiên lắng dần đi cũng như đã tự nhiên bột phát ra, không có
nguyên do gì rõ rệt cả. Nhưng những trào lưu ngấm ngầm vẫn chưa cạn dòng
trong đám người ấy, nó lại bắt đầu dồn lại thành một sinh lực mới sẵn
sàng bộc lộ ra một cách chẳng kém lạ lùng, bất ngờ, đồng thời đơn giản,
tự nhiên và mãnh liệt.
Những ai vào khoảng năm 1812 này sống gần gũi nhân dân, đều cảm
thấy các luồng ngầm này đang tác động rất mạnh và sắp đến ngày bột phát.
Alpatyts đến Bogutsarovo trước khi lão công tước chết mấy ngày, đã
nhận thấy vẻ náo động trong đám nhân dân và thấy rằng trái với nhân dân
vùng Lưxye Gorư đã bỏ hết làng mạc cho quân cô-dắc cướp phá trong phạm
vi sáu mươi dặm đường kính để tản cư hết, thì ở Bogutsarovo, vùng
thảo nguyên này, lại có tin đồn là nông dân đã liên lạc với quân Pháp,
nhận và truyền tay nhau những tờ truyền đơn của chúng và cứ ở lì tại
chỗ. Qua những người đầy tớ trung thành, Alpatyts biết rằng một tên Karp
nào đấy, một lão nông dân có ảnh hưởng trong làng, vừa đi chở một
chuyến xe trưng dụng của nhà chức trách và khi trở về đã phao tin là
quân cô-dắc cướp phá những làng mạc của dân cư để lại, còn quân Pháp thì
không hề động chạm gì đến dân. Alpatyts lại được biết là hôm qua một
nông dân khác vừa mang từ ấp Vixloukhovo do quân Pháp chiếm đóng về một
tờ hiệu triệu của tướng Pháp báo cho nhân dân biết rằng quân Pháp sẽ
không làm gì thiệt hại đến họ và có cần lấy gì của dân cũng sẽ trả tiền
sòng phẳng, nếu họ ở lại. Để làm bằng chứng, hắn mang từ Vixloukhovo về
một tờ giấy bạc một trăm rúp mà quân Pháp đã chi trước cho hắn về tiền
bán cỏ ngựa (hắn không biết rằng đó là bạc giả).
Sau cùng, quan trọng hơn cả Alpatyts biết rằng ngay hôm lão ta ra lệnh
cho viên trưởng thôn trang sửa soạn xe để chở hành lý cho công tước tiểu
thư, thì vào buổi sáng dân làng đã họp lại và quyết định không chịu đi,
để chờ xem đã. Trong khi đó thì thời gian không nán đợi ai hết. Ngày
mười lăm tháng Tám hôm lão công tước chết, viên đô thống quý tộc khẩn
khoản yêu cầu tiểu thư Maria nội ngày hôm ấy phải đi ngay vì tình hình
đã nguy cấp lắm rồi ông ta bảo là sau ngày mười sáu thì ông ta không
chịu trách nhiệm về việc gì hết. Ông ta ra về tối hôm ấy và hẹn đến ngày
hôm ấy đến dự lễ an táng công tước. Nhưng rồi ông ta không đến vì được
tin quân Pháp tiến bất ngờ, ông ta chỉ kịp đem gia đình và những vật quý
giá nhất chạy khỏi điền trang.
Gần ba mươi năm nay, Bogutsarovo vẫn do viên trưởng thôn Dron cai quản;
lão công tước gọi hắn là Dronuska. Dron vốn thuộc cái hạng nông dân chắc
nịch cả về thể chất lẫn tinh thần, khi bắt đầu có tuổi thì để râu mọc
xồm xoàm, rồi cứ thế không hề thay đổi gì nữa cho đến sáu, bảy mươi, tóc
không bạc lấy một sợi, răng không rụng lấy một chiếc, đã sáu mươi tuổi
mà lưng vẫn thẳng và người văn khoẻ chẳng khác hồi ba mươi.
Sau cuộc di cư đến những dòng sông nước nóng mà lão ta cũng tham gia
như mọi người, Dron được cử làm trưởng thôn và, từ hai mươi ba năm nay,
lão làm việc không thể chê trách vào đâu được.
Nông dân sợ lão hơn sợ trang chủ. Các chủ nhân, lão công tước và
công tước Andrey, và cả viên quản lý nữa đều mến lão và gọi đùa lão là
tổng trưởng. Suốt hai mươi ba năm trường, lão chẳng hề say rượu và ốm
đau một lần nào; dù sau những đêm thức suốt sáng hay những phen làm việc
nặng nhọc nhất, không bao giờ lão có vẻ gì là mỏi mệt, và tuy không
biết chữ, lão chưa bao giờ lầm lẫn về tiền bạc hay trong việc tính toán
sổ bao bột mà lão thường bán ra từng xe lớn, hay số bó lúa mì mà lão thu
hoạch trên mỗi mẫu đất Bogutsarovo.
Chính lão Dron là người mà Alpatyts vừa từ ấp Lưxye Gorư đến đã gọi
ra ngay hôm đám tang lão công tước; Alpatyts ra lệnh phải sắp sẵn mười
hai con ngựa chớ các xe của công tước tiểu thư và mười tám cỗ xe để chở
đồ đạc từ Bogutsarovo đi. Tuy dân Bogutsarovo chỉ là nông dân tá điền
nhưng theo ý Alpatyts thì lệnh ấy đưa ra cũng không gặp trở ngại gì vì
trong làng có tới hai trăm ba mươi nóc nhà mà cư dân thì đều khá giả cả.
Nhưng sau khi nghe lệnh, trưởng thôn Dron vẫn lặng thinh cúi mặt nhìn
xuống đất.
Alpatyts kể cho Dron nghe tên những người nông dân mà lão biết và ra lệnh trưng dụng xe của họ.
Dron trả lời là ngựa của các nhà ấy đều đang đi chở cả, Alpatyts kể
những tên nông dân khác. Theo Dron thì những người này cũng không có
ngựa; kẻ thì ngựa đã bị trưng dụng, kẻ thì ngựa đã mệt lả không đi được
nữa, kẻ thì ngựa thiếu cỏ ăn đã chết đói. Theo hắn thì không những không
thể kiếm được ngựa cho xe tải mà ngay ngựa cho xe của công tước tiểu
thư vẫn không sao kiếm được.
Alpatyts chăm chú nhìn Dron và cau mày. Dron là một trưởng thôn
gương mẫu thì Alpatyts cũng là một quản lý gương mẫu, và không phải vô
cớ mà lão được trông coi tất cả các điền trang của công tước từ hai mươi
năm nay. Alpatyts có cái khiếu rất nhạy có thể dùng trực giác hiểu rõ
ngay nhu cầu và bản năng của những người tiếp xúc với lão và vì thế lão
mới thành một quản lý đắc lực.
Liếc nhìn Dron một cái, Alpatyts đã biết ngay là những câu trả lời
của hắn không phản ánh ý nghĩ của hắn, mà phản ánh tình hình tư tưởng
chung của thôn Bogutsarovo mà viên trưởng thôn đã chịu ảnh hưởng; nhưng
đồng thời Alpatyts cũng biết rằng Dron đã giàu lên và đã bị cả thôn
ghét, nên phải lừng khừng giữa đôi bên trang chủ và nông dân. Apatyts
thấy rõ vẻ lưỡng lự ấy trong khoé nhìn của Dron, lão cau mày bước tới,
nói:
- Này nghe tao bảo đây, Dron! Đừng nói chuyện nhảm nhí nữa. Công tước
đại nhân Andrey Nikolais đã ra lệnh riêng cho ta là phải đưa cả làng đi,
không được bỏ sót lại một ai theo giặc; về việc ấy cũng đã có lệnh chỉ
của Sa hoàng. Thế thì đứa nào ở lại là quân phản bội Sa hoàng. Nghe
chưa?
- Vâng, tôi nghe. - Dron đáp lại, mắt vẫn không ngước lên. Câu trả lời
ấy không làm cho Alpatyts vừa ý. - Vâng, tuỳ ý ngài. - Dron buồn rầu
đáp.
Alpatyts rút bàn tay ra khỏi áo, nghiêm trang chỉ xuống đất chỗ Dron đứng và nói:
- Này. Dron, bỏ cái lối ấy đi. Không những ta chỉ thấy rõ mồn một trong
bụng người mà ta còn nhìn rõ suốt xuống đất dưới chân người sâu tới ba
ác-sin(3) kia đấy.
Dron luống cuống liếc nhìn trộm Alpatyts, rồi lại cúi mặt xuống.
- Bỏ hết tất cả những trò ngu xuẩn này đi, bảo chúng nó sửa soạn mà đi
Moskva và sáng mai đem xe đến chở đồ đạc cho tiểu thư. Còn ngươi đừng có
đi họp với chúng. Nghe chưa?
Dron bỗng quỳ thụp xuống chân Alpatyts:
- Yakob Alpatyts! Xin ông bãi chức cho tôi! Ông thu lại chìa khoá đi vì Chúa, xin ông miễn cho tôi cái chức trưởng thôn.
- Thôi! Ta thấy suốt ba ác-sin dưới chân ngươi rồi. - Alpatyts nghiêm
nghị nhắc lại, vì biết rằng cái tài của lão khéo nuôi ong, thạo gieo hạt
và làm vừa lòng lão công tước trong hai mươi năm đã làm cho lão nổi
tiếng từ lâu là phù thuỷ cao tay và người ta thường cho là các thầy phù
thuỷ đều có tài nhìn xuyên xuống đất dưới chân người ta sâu ba ác-sin.
Dron đứng dậy, muốn nói gì nữa, nhưng Alpatyts không cho nói:
- Các ngươi đã bày ra những trò gì thế? Hử?… Các ngươi nghĩ thế nào đấy? Hử?
- Tôi làm thế nào được bọn họ? - Dron nói. Họ phát khùng lên cả rồi Tôi cũng đã bảo với họ rồi…
- Bảo cái gì? - Alpatyts nói. - Chúng nó uống rượu à? - Lão hỏi gọn.
- Họ phát khùng lên cả, thưa ông Yakov Alpatyts ạ, họ đã đem ra uống đến thùng thứ hai rồi.
- Vậy nghe ta bảo đây. Ta đi tìm viên cảnh sát trưởng còn ngươi thì bảo chúng thôi ngay, và phải liệu cho có xe, nghe chưa?
- Xin tuân lệnh.
Yakob Alpatyts không nói thêm gì nữa. Lão sai khiến người lâu ngày
nên biết rằng cách có hiệu lực nhất để bắt người ta tuân lệnh mình là
đừng để cho họ thấy mình nghi ngờ rằng họ có thể không vâng lời. Bắt
được Dron phải "tuân lệnh" một cách ngoan ngoãn Yakob đã lấy làm đủ,
nhưng lão biết rằng không gọt binh lực can thiệp thì khó lòng mà có xe
được.
Quả nhiên, đến tối xe chưa đến. Dân làng lại họp nhau trước hàng
rượu, quyết định đem ngựa giấu vào rừng và không đưa đến. Gia nhân đã
không cho công tước tiểu thư biết gì về việc ấy cả. Alpatyts sai tháo gỡ
những hành lý của lão chở trên các cỗ xe vừa đem từ Lưxye Gorư đến, và
ra lệnh lấy ngựa của các xe ấy thắng vào các xe của công tước tiểu thư,
rồi thân hành đi tìm nhà chức trách.

Chú thích:
(1) Tức Pior đệ tam (1728-1762) một ông vua bị truất phế mà nông dân
thường cho là một bậc minh quân. Tuy Piort đã bị ám sát (do âm muu của
hoàng hậu Ekaterina), họ vẫn tin rằng ông ta còn lẩn khuất trong nước mà
mưu toan khôi phục ngôi báu.
2. Tức nông dân tự do, làm ruộng lĩnh canh và nộp địa tô cho trang chủ, khác với nông nô thuộc quyền sở hữu của trang chủ.
(3) Một ác-sin bằng 0,324 mét.
hết: Chương - 8 -, xem tiếp: Chương - 9 -
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:20 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần X

Chương - 9 -

Chôn cất cha xong, công tước tiểu thư Maria đóng cửa buồng không
tiếp ai cả. Một nữ tỳ đến cạnh cửa báo là có Alpatyts xin lệnh lên đường
(lúc bấy giờ Alpatyts chưa nói chuyện với Dron).
Tiểu thư Maria đang nằm trên đi-văng, nhổm dậy trả lời qua cánh cửa đóng
là nàng sẽ không bao giờ đi đâu cả và yêu cầu người ta để nàng được
yên.
Các cửa sổ buồng nàng trông về phía tây. Nằm trên đi-văng mặt úp vào
tường, tay mân mê cái cúc trên gối da, nàng chỉ nhìn thấy cái gối ấy và
những ý nghĩ rối ren của nàng chỉ tập trung vào một điều: cái chết
không sao bù đắp lại được, và sự xấu xa, hèn hạ của tâm hồn mình mà
trước kia nàng không hề biết: nhưng đã lộ ra ngoài thời gian cha nàng
ốm. Nàng muốn cầu nguyện, nhưng không dám; trong tâm trạng lúc bấy giờ,
nàng không dám thưa gửi cầu xin Thượng đế cả. Nàng cứ nằm yên như thế
một hồi lâu.
Mặt trời đã xuống thấp phía sau nhà, và qua các cửa sổ mở rộng, ánh
tà dương chiếu sáng gian buồng và một phần chiếc gối da mà nàng đang
nhìn. Dòng tư tưởng của nàng bỗng gián đoạn.
Nàng nhổm dậy như cái máy, sửa lại mái tóc, đứng lên và đến gần cửa
sổ, vô tình hít ngọn gió mát nhẹ của buổi chiều quang đãng nhưng lộng
gió.
"Phải, bây giờ mày tha hồ mà ngắm cảnh trời chiều! Cha mất rồi chẳng
còn ai quấy rầy nữa". - Nàng tự nhủ rồi ngồi phịch xuống một cái ghế và
cúi đầu tỳ xuống thành cửa sổ.
Có ai gọi nàng từ ngoài vườn, tiếng gọi êm ái và dịu dàng, rồi có
người hôn lên đầu nàng. Nàng ngẩng lên. Đó là cô Burien, mặc áo tang
đen có viền ren trắng. Cô Burien nhẹ nhàng bước đến, thở dài ôm hôn
công tước tiểu thư Maria, rồi bỗng khóc nức nở. Tiểu thư Maria liếc nhìn
cô Burien. Nàng nhớ lại tất cả những cuộc xung đột cũ tất cả lòng ghen
tức của nàng đối với cô Burien; nàng cũng nhớ lại rằng sau này, cha đã
thay đổi hẳn thái độ đối với cô ta, không thể chịu được sự có mặt của cô
ta, cho nên nàng tự nhủ rằng những điều mà trong thâm tâm nàng trách
móc cô ta thật là bất công. "Vả lại mình đã mong cha chết thì còn có thể
phán xét ai được nữa" - nàng thầm nghĩ.
Bỗng nàng nghĩ đến tình cảnh cô Burien, mà ít lâu nay nàng không
cho gặp mặt nhưng vẫn phải lệ thuộc nàng, và phải ở nhờ ăn gửi nhà
người. Và nàng thấy thương hại con người ấy. Nàng nhìn cô, một cái nhìn
thăm hỏi dịu dàng, và chìa tay cho cô ta. Cô Burien liền bật tiếng khóc,
cầm tay nàng mà hôn, rồi nói đến nỗi thương tâm của nàng và cùng nàng
chia sẻ nỗi thương tâm ấy. Cô ta nói rằng niềm an ủi độc nhất trong nỗi
buồn của cô ta là tiểu thư. Cô ta nói tất cả những hiểu lầm trước kia
đều phải xoá sạch trước nỗi đau thương lớn lao này, rằng cô ta tự thấy
lương tâm trong sạch trước tất cả mọi người và ở trên kia trông xuống.
Người cũng tỏ tấm lòng thương yêu và biết ơn của cô. Công tước tiểu thư
nghe mà không hiểu cô ta nói gì, nhưng chốc chốc lại liếc nhìn và lắng
tai nghe giọng nói của cô.
- Tiểu thư thân yêu ạ - Cô Burien im lặng một lát rồi lại nói - Tình
cảnh của tiểu thư thật là hiểm nghèo về hai mặt. Em cũng hiểu là xưa nay
tiểu thư không bao giờ có thể nghĩ đến mình, nhưng vì lòng yêu mến tiểu
thư mà em phải nghĩ đến việc ấy cho tiểu thư… Tiểu thư đã gặp Alpatyts
chưa? Ông ta đã trình bày về việc khởi hành chưa?
Công tước tiểu thư Maria không đáp. Nàng không hiểu là ai phải đi
và đi đâu. Nàng nghĩ: "Làm sao có thể lo toan việc gì bây giờ? Chẳng
phải rồi mọi việc rồi cũng đến thế cả thôi sao?" và nàng không đáp.
- Maria thân yêu - Cô Burien lại nói - Tiểu thư có biết là nguy đến nơi
rồi không? Quân Pháp đang vây quanh chúng ta; bây giờ mà đi thật là nguy
hiểm. Đi thì thế nào cũng bị bắt mất và có Chúa mới biết được…
Công tước tiểu thư Maria nhìn cô ta mà chẳng hiểu là cô ta nói gì.
- Ồ! Giá có ai biết bây giờ đối với tôi dù có thế nào cũng được!- Nàng
nói. - dĩ nhiên dù có thế nào tôi cũng không muốn bỏ người mà đi…
Alpatyts có nói với tôi về việc đi đứng gì đấy… Cô thu xếp với ông ta,
tôi thì không thể làm gì được, mà cũng không muốn gì cả không muốn gì
cả…
- Em đã bảo ông ta. Ông ta hy vọng rằng chúng mình có thể lên đường ngày
mai; nhưng em nghĩ rằng bây giờ nên ở lại thì hơn. Vì, Maria thân yêu
ạ, phải công nhận rằng dọc đường mà sa vào tay quân địch hay vào tay
nông dân nổi loạn thì thật là khúng khiếp.
Cô Burien rút từ cái túi con ra một tờ hiệu triệu, in trên một thứ
giấy khác hắn thứ giấy thường dùng để in các văn kiện Nga, đó là tờ hiệu
triệu của tướng Pháp Ramo khuyên dân chúng đừng bỏ nhà mà đi, và cam
đoan với họ là các nhà chức trách khác sẽ ủng hộ họ một cách chu đáo. Cô
Burien đưa tờ giấy cho công tước tiểu thư và nói thêm:
- Em nghĩ là nên ngỏ lời với vị tướng này; chắc chắn là người ta đối với
tiểu thư phải có sự kiêng nể xứng đáng với địa vị tiểu thư.
Công tước tiểu thư Maria đọc tờ giấy, và mếu máo khóc lên, nhưng mắt ráo hoảnh.
- Cô lấy tờ này ở đâu? - Nàng hỏi.
- Chắc là nghe tên em, họ đoán rằng em là người Pháp. - Cô Burien đỏ mặt đáp.
Tay cầm tờ giấy, công tước tiểu thư Maria rời cửa sổ và mặt tái mét,
đi vào buồng làm việc cũ của công tước Andrey. Nàng gọi:
- Dunasa, bảo Alpatyts vào đây, hay là Dron, hay ai cũng được.
Nghe tiếng cô Burien nàng nói tiếp:
- Và bảo cô Amalya Karlova đừng vào phòng tôi.
Rồi nàng tự nhủ: "Đi! Phải đi ngay tức khắc! Tức khắc!". Nàng hoảng
sợ khi nghĩ rằng mình có thể sa vào tay quân Pháp. "Nếu công tước Andrey
biết tin nàng bị quân Pháp bắt! Nếu công tước biết nàng con gái của
công tước Nikolai Andreyevich Bolkonxki, đi cầu xin tướng quân Ramo bảo
hộ và được hưởng những ân huệ của hắn!". Ý nghĩ ấy làm nàng khiếp hãi,
nàng đỏ mặt tía lại, run bắn cả người lên vì cơn tức giận và lòng tự hào
mà nàng chưa hề có bao giờ.
Tất cả những gì và nhất là tủi nhục trong hoàn cảnh của nàng, bây giờ đã
hiện lên rõ rệt. "Bọn quân Pháp ấy sẽ đóng trong nhà này, tướng Ramo sẽ
chiếm phòng làm việc của công tước Andrey, sẽ lục và đọc thư từ giấy má
của anh để tiêu khiển. Cô Burien sẽ nghênh tiếp trọng thể vị quý khách
của Bogutsarovo. Họ sẽ làm phúc dành cho ta một căn buồng con: bọn lính
tráng sẽ xúc phạm nấm mồ mới đắp của cha ta để cướp lấy huân chương và
bội tinh của người: chúng sẽ kể lại và bắt ta phải nghe những trận chúng
thắng quân Nga; chúng sẽ giả dối tỏ lòng thông cảm với nỗi đau của ta…"
- Công tước tiểu thư Maria thầm nghĩ, nhưng thật ra những ý nghĩ ấy
không hẳn là của nàng mà lại là của cha và anh nàng, những ý nghĩ mà
nàng cảm thấy phải tuân theo. Đối với bản thân nàng thì dù ở đâu cũng
thế thôi dù nàng cũng gặp chuyện gì cũng thế thôi, nàng có cần gì; nhưng
nàng thấy mình đồng thời đại diện cho người cha quá cố của nàng và cho
công tước Andrey. Nàng bất giác cảm nghĩ bằng những ý nghĩ của cha và
anh nàng. Điều gì mà trong giờ phút này cha và anh nàng phải nói, việc
gì mà cha và anh nàng phải làm, nàng đều cho mình có bổn phận phải nói
và làm đúng như vậy. Vào thư phòng của công tước Andrey, nàng cố gắng
hình dung một cách thấu đáo những tư tưởng của anh để suy nghĩ đến tình
cảm của mình.
Những đòi hỏi của cuộc sống mà nàng tưởng đã bị loại trừ hết từ khi
cha nàng chết thì nay lại hiện lên trước mặt nàng với một sức mạnh chưa
từng thấy và hoàn toàn làm chủ tâm trí.
Xúc động, mặt đỏ bừng, nàng đi đi lại lại trong phòng, khi thì gọi
Alpatyts, khi thì gọi Mikhail Ivanyts, khi thì gọi Tikhon, khi thì gọi
Dron, Dunyasa, u già, và tất cả các đầy tớ gái đều không biết nói gì với
nàng để có thể xác nhận hay đính chính những lời của cô Burien.
Alpatyts thì không có nhà, đang đi mời các nhà chức trách.
Một lát sau ông kiến trúc sư Mikhail Ivanyts vào, nhưng mắt còn
ngái ngủ, ông ta cũng không biết gì mà nói với nàng cả. Nàng hỏi gì ông
ta cũng trả lời bằng cái nụ cười tán thành mà ông ta đã quen dùng suốt
mười lăm năm trời để trả lời lão công tước, cái nụ cười ưng thuận vẫn
khiến cho ông ta khỏi phải bày tỏ ý kiến bằng lời, thành thử rút cục
chẳng biết đích xác ý ông ta thế nào cả. Đến lượt Tikhon, người hầu
buồng già cũng được gọi vào; mặt lão gầy đét, dài thườn thượt, mang dấu
vết của một nỗi buồn không sao khuây khoả được: hỏi câu gì lão cũng đáp:
"Xin vâng ạ", và khi nhìn công tước tiểu thư Maria, lão phải khó khăn
lăm mới nén nổi những tiếng nức nở.
Cuối cùng trưởng thôn Dron bước vào, và sau khi vái chào rất kính cẩn, lão dừng lại ở ngưỡng cửa.
Công tước tiểu thư Maria nói, trong lòng tin chắc là đang nói với
một người thân, với Dronuska ngày trước, cứ hàng năm một lần đi chợ
phiên Vyzma là thế nào cũng mua về cho nàng những chiếc bánh ngọt đặc
biệt, miệng cười tay đưa. Nàng nói: "Dronuska, bây giờ sau cái tang của
chúng ta…" - Rồi nàng im bặt, không đủ sức nói tiếp.
- Chúng ta đều ở trong tay Chúa - Dron thở dài nói.
Hai người im lặng một lát.
- Dronuska ạ, Alpatyts đi vắng, tôi chẳng còn biết hỏi ai. Họ nói bây giờ tôi không thể đi được, có đúng không?
- Vì lẽ gì tiểu thư lại không đi được, thưa công tước tiểu thư, có thể đi được chứ.
- Người ta bảo tôi là đi rất nguy hiểm, vì có thể gặp quân địch. Bác
Dronuska, tôi chẳng biết làm thế nào được, tôi chẳng hiểu gì hết, tôi
chẳng có ai quanh tôi cả. Tôi muốn đi ngay đêm nay hay sáng mai, thật
sớm.
Dron làm thinh và lén nhìn công tước tiểu thư.
- Không kiếm được ngựa, - lão nói, - Tôi cũng đã bảo với Yakob Alpatyts.
- Tại sao vậy? - Công tước tiểu thư hỏi.
- Tất cả đều là sự trừng phạt của Chúa. Ngựa ngày trước con thì bị quân
đội trưng dụng, con thì chết; Ấy năm nay còn như thế. Không những không
có gì cho ngựa ăn, mà ngay đến người như chúng tôi e rồi cũng chết đói
cả. Chưa chi mà đã có kẻ ba ngày không được một miếng. Chẳng còn gì nữa
cả, chúng tôi đã bị người ta làm cho khánh kiệt rồi.
Công tước tiểu thư Maria chăm chú lắng nghe những điều lão nói.
- Nông dân khánh kiệt cả rồi à? Họ không có bánh àn à? - Nàng hỏi.
- Họ chết đói thì còn làm thế nào mà còn nghĩ đến xe với cộ được nữa? - Dron nói.
- Nhưng tại sao bác chẳng bảo gì cả, Dronuska. Ta không thể giúp cho họ
sao? Tôi sẽ cố hết sức… - Công tước tiểu thư Maria lấy làm lạ rằng những
lúc này, lòng nàng đau khổ đến như thế nào, mà lại còn có thể có kẻ
giàu và người nghèo, và kẻ giàu lại có thể bỏ mặc không giúp người
nghèo. Nàng nhớ mang máng và có nghe nói là thường thường ở các điền
trang lúc nào cũng có một kho lúa mì để dành riêng cho trang chủ, thỉnh
thoảng cũng có đem phát cho nông dân. Nàng lại biết rằng cha nàng và anh
nàng sẽ không đời nào từ chối giúp đỡ nông dân trong cảnh túng bấn,
nàng chỉ ngại là không tìm đủ những lời lẽ cần thiết để ra lệnh phát lúa
mì như ý nàng muốn. Nàng lấy làm mừng là đã có được một duyên cớ để lo
lắng ân cần đối với người khác, một duyên cớ cho phép nàng quên nỗi
thương tâm của mình mà không thấy hổ thẹn. Nàng bảo Dron nói cặn kẽ xem
nông dân cần những gì và hỏi lão về các kho dự trữ Ở Bogutsarovo.
- Có phải ở đây có kho lúa mì của nhà chủ, không nhỉ? Kho của anh tôi ấy mà?
- Kho lúa mì của nhà chủ còn nguyên vẹn - Dron kiêu hãnh đáp - Công tước của chúng tôi không cho lệnh chúng tôi đem bán.
- Đem chia cho nông dân, họ cần bao nhiêu thì chia hết cho họ bấy nhiêu:
tôi thay mặt anh tôi mà cho phép bác phân phát. - Công tước tiểu thư
Maria nói.
Dron chẳng nói chẳng rằng, chỉ buồn rầu thở ra một tiếng rõ dài.
- Đem chia cho họ đi, nếu có đủ để chia cho mọi người. Chia hết đi. Thay
mặt anh tôi, ra lệnh phân phát. Và nói cho họ biết là cái gì là của
chúng tôi thì tức cũng là của họ. Giúp họ thì chúng tôi không tiếc gì
hết. Nói cho rõ như vậy.
Dron nhìn chằm chặp vào công tước tiểu thư Maria trong khi nàng nói.
- Vì Chúa, xin tiểu thư cách chức tôi đi, tiểu thư bảo người đến. Chúng
tôi xin nộp lại chìa khoá. Tôi đã hầu hạ ba nằm trời không dám làm điều
gì sai trái, lạy Chúa, xin tiểu thư cho tôi được cáo lui.
Công tước tiểu thư Maria không hiểu lão xin gì và lão xin từ bỏ cái
gì. Nàng trả lời là nàng không bao giờ nghi ngờ gì lòng trung thành tận
tuỵ của lão và cả nàng sẵn sàng làm mọi cách để giúp lão và giúp nông
dân.
hết: Chương - 9 -, xem tiếp: Chương - 10 -
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:21 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần X

Chương - 10 -

Một giờ sau, Dunyasa đến bẩm với công tước tiểu thư rằng Dron đã trở
lại và theo lệnh của nàng, nông dân đều tụ tập cạnh kho lúa và xin được
gặp nàng để thưa chuyện.
- Nhưng tôi có gọi họ đến đâu - Công tước tiểu thư Maria nói - Tôi chỉ bảo Dron chia lúa mì cho họ thôi kia mà.
- Tiểu thư ơi, vì Chúa con xin tiểu thư hãy hạ lệnh đuổi chúng nó đi và
đừng ra gặp chúng nó. - Dunyasa nói. - Toàn là trò bịp cả đấy; Yakob
Alpatyts về là chúng ta đi… nhưng xin tiểu thư thì đừng ra…
- Bịp bợm cái gì chứ? - Công tước tiểu thư ngạc nhiên hỏi.
- Xin tiểu thư nghe con, vì Chúa, con có biết mới dám nói. Tiểu thư cứ
hỏi u già mà xem. Chúng nó bảo là chúng nó không chịu đi như tiểu thư đã
ra lệnh.
- Chị nhầm rồi. Tôi có bảo họ đi bao giờ đâu… Bảo Dron vào đây.
Dron xác nhận lời Dunyasa: nông dân đã kéo đến theo lệnh của công tước tiểu thư.
- Nhưng tôi có gọi họ đến bao giờ đâu - Nàng nói. Lão truyền đạt sai rồi. Tôi chỉ bảo lão chia lúa mì cho họ thôi chứ.
Dron thở dài không đáp.
- Nếu tiểu thư ra lệnh thì họ sẽ giải tán. - Lão nói.
- Không, không, tôi sẽ ra gặp họ.
Mặc dầu Dunyasa và u già đã ra sức can ngăn, công tước tiểu thư Maria
vẫn bước ra thềm. Dron, Dunyasa, u già Nikhan Ivanovich ra theo. "Chắc
họ tưởng đâu mình cho họ lúa mì để bắt họ ở lại còn mình thì bó đi, để
họ ở lại cho quân Pháp tha hồ muốn gì thì làm. Mình sẽ hứa phát lúa mì
cho họ hàng tháng và cho họ trú ngụ ở điền trang của nhà ở ngoại thành
Moskva; ở địa vị mình, anh Andrey còn làm hơn nữa". Nàng thầm nghĩ trong
khi đến gần nơi đám đông tụ tập, trên bãi cỏ cạnh nhà kho, trong lúc
trời đã nhá nhem.
Đám đông đứng sát vào nhau, nhốn nhác lên và vội vàng cất mũ. Công
tước tiểu thư Maria, hai mắt nhìn xuống, đôi bàn chân vướng víu trong
chiếc áo dài, bước đến gần đám đông. Bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào nàng,
trẻ có, già có, bao nhiêu bộ mặt khác nhau quay về phía nàng làm cho
nàng không phân biệt được một ai; và thấy cần phải ngỏ lời với tất cả
mọi người cùng một lúc, nàng chẳng biết làm thế nào nữa. Nhưng ý thức
mình là đại diện cho cha và anh lại một lần nữa lại làm cho nàng vững
tâm, và nàng mạnh dạn cất tiếng nói:
- Tôi rất hài lòng là bà con đã đến đây - Nàng nói, mắt không nhìn lên,
tai nghe trống ngực đập thình thịch rất nhanh. - Dron có cho tôi biết
chiến tranh đã làm cho bà con khánh kiệt. Đó là tai hoạ chung của chúng
ta, tôi sẽ không tiếc bất cứ cái vì để giúp đỡ bà con. Tôi đi vì ở đây
rất nguy hiểm… và quân địch đã đến gần… vì… tôi biếu bà con tất cả, tôi
xin bà con lấy tất cả lúa mì, để cho khỏi thiếu thốn. Còn nếu có người
bảo tôi biếu bà con lúa mì để bà con ở lại đây thì điều đó không đúng.
Trái lại, tôi xin bà con mang hết của cải theo mình và cùng đi đến ấp
của chúng tôi ở gần Moskva ở đấy tôi nhân hết trách nhiệm, tôi cam đoan
rằng bà con sẽ chẳng phải thiếu thốn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bà con
nhà ở, bánh ăn - tiếng thở dài.
- Tôi làm thế không phải là tự ý tôi - nàng lại nói tiếp mà nhân danh
cha tôi vừa qua đời: sinh thời Người đối với bà con bao giờ cũng nhân
hậu, nhân danh anh tôi và cháu trai tôi nữa.
Nàng lại ngừng. Trong khi nàng im lặng, chẳng ai lên tiếng.
- Tai hoạ là tai hoạ chung, chúng ta chia đôi cho nhau tất cả. Tất cả
những gì của tôi là của bà con. - Nàng vừa nói vừa nhìn nhưng bộ mặt ở
ngay phía trước nàng.
Bấy nhiêu cặp mắt chăm chú nhìn nàng đều có một sắc thái như nhau mà
nàng không tài nào hiểu rõ ý nghĩa. Tò mò chăng, hay trung thành, hay
biết ơn, hay khiếp sợ và nghi ngờ. Chỉ thấy gương mặt nào cũng đều một
vẻ như nhau.
Một giọng nói cất lên từ các hàng cuối:
- Chúng tôi rất lấy làm mừng vì lòng hảo tâm của tiểu thư, nhưng chúng tôi không tiện lấy lúa mì của chủ nhân.
- Nhưng tại sao? - Công tước tiểu thư hỏi. Chẳng ai trả lời, và tiểu thư
Maria thấy rằng bây giờ hễ nàng nhìn đến ai là người ấy liền cúi mặt
xuống.
- Nhưng tại sao bà con không muốn lấy? - Nàng lại hỏi.
Chẳng ai đáp lại.
Sự im lặng ấy bắt đầu làm cho nàng thấy nặng nề khó chịu; nàng cố bắt gặp một ánh mắt của một người nào đấy.
- Tại sao cụ không nói gì cả? - Nàng hỏi một cụ già chống gậy đứng trước
mặt. - Cụ thấy bà con cần gì nữa thì cứ nói. Tôi sẽ hết sức - Nàng nói
khi bắt gặp cái nhìn của ông lão, nhưng ông lão có vẻ không bằng lòng vì
cái nhìn ấy, bèn cúi đầu xuống và nói:
- Chúng tôi nhận làm gì, chúng tôi có cần lúa mì đâu?
- Thế là phải vứt bỏ tất cả mà đi à? Không nhận đâu. Không nhận đâu.
Chúng tôi không chịu đâu. Chúng tôi ái ngại cho tiểu thư, nhưng chúng
tôi không chịu đi. Tiểu thư có đi thì cứ đi một mình…
Những tiếng nói lao nhao trong đám đông. Rồi vẫn cái sắc thái giống
hệt nhau ấy lại hiện lên trên tất cả các gương mặt, và lần này thì chắc
chắn không phải thể hiện ý tò mò và biết ơn mà là một ý định hung dữ.
Công tước tiểu thư Maria mỉm cười buồn rầu nói:
- Nhưng bà con chưa hiểu đúng ý tôi. Tại sao bà con không muốn đi? Tôi
xin hứa là sẽ có đủ nhà ở, bánh ăn cho bà con. Ở đây quân giặc sẽ làm
cho bà con khánh kiệt…
Nhưng tiếng nàng liền bị những tiếng nhao nhao của đám đông át đi.
- Chúng tôi không chịu đi, chúng nó cứ việc làm cho chúng tôi khánh kiệt! Chúng tôi không nhận lúa mì, chúng tôi không chịu đi!
Công tước tiểu thư cố bắt gặp lại một đôi mắt nữa trong đám đông, nhưng
chẳng ai nhìn nàng cả; rõ ràng là họ đều tránh cái nhìn của nàng. Nàng
thấy ngỡ ngàng và lúng túng quá.
Từ đám đông, những tiếng nói lại nhao nhao:
- Nào, thấy chưa, cô ấy khuyên ta những lời hay quá nhỉ: đi theo cô ấy
để làm nô lệ! Đế mặc cửa nhà tan hoang để nhận lấy cái kiếp tôi đòi. Nói
hay quá nhỉ: "Tôi cho bà con bánh mì!".
Công tước tiểu thư Maria cúi đầu, ra khỏi đám đông và trở vào nhà. Sau
khi dặn lại Dron là ngày mai phải có ngựa để đi, nàng lui về buồng riêng
và ngồi tư lự một mình.
hết: Chương - 10 -, xem tiếp: Chương - 11 -
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:21 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần X

Chương - 11 -

Đêm ấy, mãi đến khuya, công tước tiểu thư Maria vẫn ngồi cạnh cửa sổ
mở toang, lắng tai nghe tiếng nông dân nói từ dưới làng vọng lên, nhưng
không hề nghĩ đến họ. Nàng cảm thấy dù cố gắng đến đâu nàng cũng không
thể hiểu được họ. Lúc nào nàng cũng chỉ nghĩ đến một điều, đến nỗi khổ
của nàng và cái này đã bị những nỗi lo lắng về hiện tại gạt ra một bên
cho nên nay đã trở thành dĩ vãng.
Bây giờ thì nàng có thể nhớ lại, có thể khóc và cầu nguyện. Gió đã
ngừng thổì từ khi mặt trời lặn. Trời đêm thanh vắng và mát mẻ. Đến nửa
đêm, những tiếng nói im dần, một con gà cất tiếng gáy, vành trăng tròn
hiện lên từ phía sau rặng bồ đề, một làn sương khói trắng dục và mát mé
bốc lên, toà nhà và thôn xóm đều chìm trong im lặng.
Lần lượt nàng thấy diễn lại những hình ảnh của mấy ngày vừa qua: cơn
bệnh và những phút cuối cùng của cha nàng. Với một niềm vui đượm buồn,
nàng nhớ lại những hình ảnh ấy, nàng chỉ xua đuổi những hình ảnh ghê sợ
cuối cùng, hình ảnh cái chết của cha nàng; nàng thấy mình không đủ can
đảm thấy lại nó, dù là bằng tưởng tượng, trong giờ phút thanh tĩnh và
huyền ảo này của đêm khuya. Và những hình ảnh ấy hiện lên trước mắt nàng
rõ rệt, nhiều chi tiết, đến nỗi nàng tưởng đó là những sự việc diễn ra
trong thực tế khi thì diễn ra trong quá khứ, khi thì sẽ diễn ra trong
tương lai.
Nàng hình dung rõ rệt cái hôm ở Lưxye Gorư, khi công tước vì bị cơn
bệnh quật ngã: người ta xốc nách dìu công tước từ vườn vào nhà và công
tước thì mấp máy đôi môi nhưng lưỡi líu lại không nói nên lời, đôi lông
mày bạc trắng giật giật, đôi mắt nhìn nàng rụt rè, lo lắng.
"Lúc đó cha đã muốn nói với mình điều mà cha nói trước khi mất - nàng
nghĩ. Cha vẫn nghĩ đến điều mà cha nói với mình". Và bây giờ nàng nhớ
lại cặn kẽ cái đêm ở Lưxye Gorư trước khi công tước lại lên cơn; cái đêm
mà nàng linh cảm thấy tai hoạ có thể xảy ra và nàng đã làm trái ý cha,
cứ ở lại bên cạnh ông cụ. Đêm ấy không ngủ được, nàng rón rén bước xuống
gác, đến gần cánh cửa phòng ủ hoa là nơi công tước nghỉ, và lắng tai
nghe tiếng nói của cha. Giọng mệt nhọc, công tước nói với Tikhôn về miền
Krym, về những đêm hè, về nữ hoàng. Rõ ràng công tước đang cần nói
chuyện. Lúc ấy nàng đã nghĩ và bây giờ nàng lại nghĩ: "Tại sao cha không
gọi mình vào? Tại sao cha không cho phép mình thay Tikhôn? Cha sẽ mãi
mãi không còn nói với ai được nữa về tất cả những gì đã diễn ra trong
lòng cha. Đối với cha, và đối với mình cũng vậy, sẽ mãi mãi không còn
trở lại cái giây phút mà cha có thể nói tất cả những điều cha muốn nói,
cái giây phút mà đáng lẽ chính mình chứ không phải Tikhôn được nghe cha
nói và hiểu ý cha. Tại sao lúc đó mình lại không vào? Có thể ngay lúc
ấy, cha có thể nói với mình điều mà cha nói hôm cha mất. Nhưng dù nói
với Tikhôn, cha cũng đã hỏi mình hai lần. Cha muốn gặp mình, mà mình thì
đứng đấy, sau cánh cửa. Nói chuyện với Tikhôn cha buồn lắm, khổ lắm và
Tikhôn không hiểu cha. Mình còn nhớ là cha nói với Tikhôn về chị Liza
như thể chị ấy còn sống; cha quên là chị ấy đã chết. Tikhôn nhắc lại cho
cha biết thì cha mắng là "đồ ngốc". Cha đau khổ quá, sau cánh cửa mình
nghe tiếng cha rên khi đuổi mình trên giường, và tiếng cha kêu to: "Trời
ơi!". Tại sao bấy giờ mình lại không vào? Vào thì cha có làm gì đâu mà
sợ? Có thể là mình vào thì cha đỡ ngay lúc ấy và sẽ nói chuyện với
mình". Nói to lên khi nhắc lại lời nói âu yếm của công tước trước khi
tắt nghỉ: "Con yêu quý của cha" - Rồi nàng khóc nức nở, càng khóc càng
thấy đỡ đau lòng. Bây giờ nàng thấy hiện lên gương mặt của cha ngay
trước mặt mình. Không phải gương mặt mà nàng từng quen thuộc từ thuở ấu
thơ và bao giờ nàng cũng chỉ thấy từ xa, mà gương mặt rụt rè, yếu đuối,
hôm cuối cùng nàng cúi xuống gần cha để nghe cha nói rõ, nàng đã ngắm kỹ
lần đầu tiên, nhìn rõ từng nếp nhăn từng chi tiết.
"Con yêu quý của cha". Nàng nhắc lại, rồi đột nhiên nàng lại tự hỏi:
"Khi nói câu ấy cha nghĩ gì? Bây giờ thì cha nghĩ gì? - Và như để đáp
lại, nàng thấy hiện lên khuôn mặt của cha buộc chiếc khăn trắng, nằm
trong quan tài. Khi nàng sờ vào người cha và nhận thấy rằng đó không
những không phải là cha nàng nữa mà là một vật gì huyền bí và ghê rợn,
nàng đã khiếp sợ; bây giờ nỗi khiếp sợ ấy lại trở về chiếm lấy lòng
nàng. Nàng muốn nghĩ đến việc khác, nàng muốn cầu nguyện, nhưng nàng
không thể làm gì được. Đôi mắt mở to, nàng nhìn ánh trăng sáng và những
bóng tối từ các đồ vật hắt xuống, tưởng chừng chỉ giây phút nữa sẽ thấy
hiện lên khuôn mặt đã chết của cha và tự thấy như bị trói chặt vào cõi
tĩnh mịch đang bao phủ lên cả toà nhà.
Nàng thì thầm: "Dunyasa" rồi kêu lên một tiếng khủng khiếp:
"Dunyasa" Nàng cố dứt mình ra khỏi cảnh tĩnh mịch và chạy xô về phía
buồng các đầy tớ gái: u già và các đầy tớ gái vội chạy ra đón nàng.
hết: Chương - 11 -, xem tiếp: Chương - 12 -
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:21 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần X

Chương - 12 -

Ngày mười bảy tháng tám. Roxtov và Ilya từ trại trú quân ở Yonkovo
cách Bogutsarovo mười lăm dặm, cưỡi ngựa đi chơi để thử con ngựa Ilya
vừa mua và xem trong các làng có cỏ cho ngựa ăn không. Đi theo hai người
có Lavruska, vừa bị địch bắt và được tha về và một người lính phiêu kỵ.
Từ ba hôm nay, Bogutsarovo đã ở vào giữa hai đạo quân thù địch, cho
nên có thể dễ dàng được hậu quân Nga cũng như tiền quân Pháp ghé thăm.
Vì vậy, là một viên đại đội trưởng kỵ binh cần mẫn, Roxtov muốn lấy hết
chỗ lương thực còn lại ở đây, trước khi quân Pháp đến.
Roxtov và Ilya đang ở vào một tâm trạng hết sức vui vẻ. Trong khi đi về
phía Bogutsarovo, trang ấp của một vị vương công, nơi họ hy vọng gặp một
số gia nhân đông đúc có cả những cô nữ tỳ xinh đẹp họ hỏi chuyện
Lavruska về Napoléon và cười cợt về những chuyện hắn ta kể lại, hoặc họ
thi nhau phi nước đại để thử sức con ngựa của Ilya.
Roxtov không ngờ rằng điền trang mà chàng đang đi đến là của Bolkonxki, người trước kia đã đính hôn với em gái chàng.
Hai người cho ngựa chạy đua với nhau một lần cuối, phi vào khu ấp ở
phía trước làng Bogutsarovo, và Roxtov vượt qua mặt Ilya phóng vào
đường làng trước tiên.
- Anh vượt tôi rồi đấy. - Ilya đỏ mặt nói.
- Đúng, mình lúc nào cũng về nhất, trên bãi cỏ cũng như ở đây.
Roxtov vừa đáp vừa lấy tay vuốt ve con ngựa sông Đông đang sùi bọt mép.
- Tôi cưỡi con ngựa cái Pháp này - Lavruska đi ở phía sau nói (hắn gọi
con ngựa xác kéo xe của hắn là ngựa cái Pháp) - thì thừa sức vượt đại
nhân xa, nhưng tôi chẳng muốn làm đại nhân ngượng.
Họ cho ngựa đi bước một đến gần một cái kho, nơi một đám đông nông dân đang tụ tập.
Vài người bỏ mũ chào, những người khác chỉ đứng nhìn. Hai ông già cao
lêu nghêu, mặt nhăn nhúm, râu lưa thưa, từ trong quán rượu bước ra,
miệng cười nhăn nhở, chân nam đá chân chiêu, lẩm nhẩm hát một bài lạc
điệu và đến gần hai viên sĩ quan.
- Chà, các ông mãnh! Có cỏ cho ngựa không? - Roxtov mỉm cười hỏi.
- Mà hai ông sao giống nhau như đúc thế… Ilya chêm vào.
Một trong hai ông lão mỉm cười hể hả cất tiếng hát:
Bbầu, bbạn… vu… u… u… i… th… ay… ay.
Một nông dân tách khỏi đám đông, tiến về phía Roxtov hỏi:
- Các ông là ai?
- Quân Pháp, - Ilya vừa cười vừa đáp, - rồi chỉ Lavruska nói thêm - Và đây chính là Napoléon.
- Thế ra các ông là người Nga à? - Người nông dân lại hỏi.
- Các ông ở đây có đông không? - Một người nữa, bé nhỏ, cũng đến gần.
- Đông chứ, đông chứ. - Roxtov đáp và nói thêm - Nhưng các ông họp nhau làm gì ở đây? Ngày hội à?
- Các cụ họp nhau có việc làng. - Người nông dân vừa nói vừa bỏ đi.
Vừa lúc ấy, trên con đường vào nhà trang chủ, thấy hai người đàn bà
và một người đàn ông đội mũ trắng tiến về phía các sĩ quan.
Trông thấy Dunyasa chạy đến, vẻ quả quyết, Ilya nói:
- Cô nàng áo hồng là của tớ, liệu hồn đừng có phỗng của tớ đấy nhé.
- Của cả bọn ta đấy! - Lavruska vừa nói vừa nháy mắt với Ilya.
- Cô em muốn gì đấy? - Ilya mỉm cười hỏi.
- Công tước tiểu thư sai tôi ra hỏi các ngài là ở trung đoàn nào và quý danh là gì?
- Đây là bá tước Roxtov tiểu đoàn trưởng phiêu kỵ, còn ta thì là kẻ phụng sự tận tình của cô em. - Ilya đáp.
Vẫn mỉm cười hể hả. Ông lão say rượu ngắm Ilya đang nói chuyện với người nữ tỳ và hát:
- Bầu, bầu, bạ… ạn…
Theo sau Dunyasa, Alpatyts đi về phía Roxtov và từ xa bỏ mũ chào.
Lão ta nói với một thái độ tôn kính, nhưng có pha lẫn ý coi thường
tuổi trẻ của viên sĩ quan, và bàn tay cứ đút trong áo gi-lê không rút
ra:
- Xin đại nhân thứ lỗi nếu chúng tôi dám làm phiền đại nhân. Nữ chủ của
chúng tôi là con gái của cố tướng quân tổng tư lệnh, công tước Nikolai
Andrevich Bolkonxki, vừa từ trần ngày mười lăm tháng này. Tiểu thư hiện
đang gặp khó khăn do sự ngu dốt của bọn người này, - lão chỉ hai người
nông dân, - nữ chủ của chúng tôi mong ngài vui lòng quá bộ… - Lão lại
nói thêm với một nụ cười buồn buồn - Xin phép ngài, mời ngài lánh ra đây
một tí… thật không tiện… ngay trước những… - Alpatyts chỉ hai người
nông dân đang loay hoay quanh lão như những con ruồi bâu quanh một con
ngựa.
- A! Alpatyts… A! Yakob Alpatyts!… Ghê thật! Lạy chúa, tha lỗi cho chúng
tôi nhá. Ghê thật! Hừ! - Họ vừa nói vừa mỉm cười vui vẻ với lão Roxtov
nhìn hai người say rượu rồi cũng mỉm cười theo.
Yakob Alpatyts đưa bàn tay không đút vào áo gi-lê chỉ hai lão gỉà nói nghiêm trang:
- Hay là cái trò này làm cho Đại nhân thích thú?
- Không, trò này chẳng hay ho gì. - Roxtov vừa nói vừa cho ngựa lùi lại, rồi hỏi - Việc gì thế?
- Chúng tôi xin phép báo để Đại nhân rõ là đám dân thô bỉ ở đây không
muốn để nữ chủ của chúng tôi đi khỏi ấp này, chúng doạ tháo ngựa ra, vì
vậy mọi thứ đã đóng hòm xong từ sáng nay mà công tước tiểu thư vẫn chưa
lên đường được.
- Vô lý! - Roxtov thốt lên.
- Những điều chúng tôi được hân hạnh thưa lại với ngài là hoàn toàn đúng sự thật. - Alpatyts nhắc lại.
Roxtov xuống ngựa, trao dây cương cho người lính phiêu kỵ rồi cùng
Alpatyts đi vào nhà, vừa đi vừa hỏi chi tiết về những việc xảy ra. Số
là, sau khi công tước tiểu thư đề nghị ban cấp lúa mì hôm qua, sau khi
nàng biện bạch với Dron và với đám nông dân, thì mọi việc đâm ra hỏng
bét, đến nỗi Dron nhất quyết trả hẳn chìa khoá để đi theo nông dân và
nhận được lệnh đòi của Alpatyts hắn cũng không chịu đến; sáng hôm ấy khi
công tước tiểu thư cho thắng ngựa để lên đường, nông dân lại tụ tập rất
đông cạnh nhà kho và cử người đến báo lại là họ không để cho nàng đi,
là có lệnh không cho nàng đi là họ sẽ tháo ngựa ra. Alpatyts ra khuyên
họ nên biết điều, nhưng họ trả lời rằng họ không thể để cho công tước
tiểu thư đi được, rằng đã có lệnh như vậy và công tước tiểu thư cứ việc ở
lại, họ sẽ hầu hạ và một mực vâng lời công tước tiểu thư như cũ. Người
nói nhiều nhất là Karp, còn Dron thì tránh mặt, lẩn vào đám đông.
Trong khi Roxtov và Ilya phi ngựa vào làng thì công tước tiểu thư
Maria bất chấp những lời can ngăn của Alpatyts, của u già và của các thị
nữ, cứ ra lệnh thắng ngựa vào xe và sửa soạn lên đường; nhưng khi trông
thấy đoàn ngựa đi qua, mọi người đều tưởng là quân Pháp, bọn xà ích bỏ
chạy tán loạn, trong nhà thì đàn bà con gái khóc rú lên.
- Ôi! Tôn ông phúc đức quá! Cha đẻ của chúng tôi! Thật là Chúa đã phái
người đến. - Những tiếng xuýt xoa cảm kích nổi lên khi Roxtov vào đến
phòng ngoài.
Khi người nhà đưa Roxtov vào phòng khách lớn, công tước tiểu thư
đang ngồi thừ người ra như người mất hồn. Nàng không hiểu chàng là ai,
tại sao chàng đến đây và rồi sẽ xảy ra việc gì? Trông thấy vẻ mặt người
Nga, nhìn cử chỉ, dáng điệu, nghe những lời chào hỏi đầu tiên của chàng,
và nhận ra rằng đây là người cùng giới với mình, nàng nhìn chàng với
đôi mắt sâu xa và trong sáng rồi bắt đầu nói, giọng ngắt quãng và run
run vì xúc động. Roxtov thấy ngay trong cuộc gặp gỡ này có một cái gì ly
kỳ như tiểu thuyết. Vừa nhìn nàng, vừa nghe câu chuyện rụt rè của nàng,
chàng nghĩ thầm: "Một thiếu nữ không người bảo vệ, nặng gánh đau
thương, lại một thân một mình giữa đám nông dân thô lỗ đang nổi loạn, có
thể bị chúng tha hồ hành hung! Số phận lạ lùng nào đã đưa ta đến chốn
này! Và dịu dàng biết bao, cao quý biết bao dung mạo và phong thái của
nàng".
Đến khi nàng nói rằng những việc đó đã xảy ra sau lễ an táng phụ thân
nàng chỉ có một ngày, giọng nàng run lên. Nàng quay mặt đi nhưng rồi e
rằng Roxtov nghĩ là nàng có ý muốn làm cho chàng thương hại, nàng nhìn
chàng có ý lo sợ và dò hỏi. Roxtov rưng rưng nước mắt. Công tước tiểu
thư Maria trông thấy và đưa đôi mắt trong sáng nhìn chàng, cái nhìn chan
chứa lòng cảm kích, khiến người ta quên hẳn những nét không đẹp trên
mặt nàng.
Roxtov đứng dậy nói:
- Thưa tiểu thư, tôi không biết nói thế nào cho hết những nỗi vui sướng
của tôi nhân tình cờ qua đây lại được tiểu thư sai khiến. Mời tiểu thư
cứ lên đường, và nếu tiểu thư cho phép chúng tôi hộ tống thì xin lấy
danh dự cam đoan là không còn một ai dám phiền nhiễu tiểu thư nữa.
Đoạn chàng cúi mình cung kính như người ta vẫn cúi mình trước các công chúa thuộc dòng dõi hoàng gia, rồi đi ra cửa…
Với thái độ cung kính ấy, Roxtov dường như muốn tỏ ra rằng tuy
chàng sẽ rất sung sướng nếu được quen biết nàng thêm, chàng vẫn không
muốn lợi dụng tình cảm của nàng để tìm cách làm thân với nàng.
Công tước tiểu thư Maria hiểu ý chàng và lấy làm cảm kích.
- Muôn vàn đội ơn đại nhân - Nàng đáp lại bằng tiếng Pháp - nhưng tôi
mong rằng việc này chỉ là một sự hiểu lầm và không ai có lỗi cả - Bỗng
nàng khóc oà lên rồi cố nói tiếp - Xin đại nhân bỏ qua cho.
Roxtov cau mày, cung kính cúi chào lần nữa rồi đi ra.
hết: Chương - 12 -, xem tiếp: Chương - 13 -
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:21 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần X

Chương - 13 -

- Thế nào, có kháu không? Này cái cô mặc áo hồng của tôi ấy mà,
tuyệt lắm cậu ạ, nàng tên là Dunyasa… - Ilya đang nói, nhưng chợt trong
thấy vẻ mặt Roxtov liền im bặt. Chàng hiểu rằng vị anh hùng và người thủ
trưởng của chàng đang có một tâm trạng khác hẳn.
Roxtov lườm Ilya một cái, vẻ tức giận, không trả lời và đi nhanh về phía làng.
- Được rồi ta sẽ cho chúng một mẻ, để chúng biết rõ ta là người thế nào. - Chàng tự nhủ.
Theo chàng ra, Alpatyts phải xoạc cẳng bước thật dài để cho khỏi chạy, nhưng vất vả lắm mới theo kịp chàng.
- Thưa ngài quyết định như thế nào ạ? - Khi đuổi kịp chàng, Alpatyts hỏi.
Roxtov dừng lại, nắm chặt hai bàn tay bước đến trước mặt Alpatyts, vẻ dữ tợn.
- Quyết định à? Quyết định gì! Lão bợm già - chàng quát vào mặt lão -
Ngươi không thể mở mắt ra hay sao? Hả? Bọn thôn dân nổi loạn mà ngươi
không đẹp được à? Ngươi cũng là một tên phản chủ: Ta thừa biết bọn
ngươi, ta thì ta lột da tất… - Rồi dường như sợ lãng phí hết cơn thịnh
nộ cần để dành, chàng bỏ Alpatyts và đi nhanh về phía làng.
Alpatyts nuốt giận, xoạc cẳng bước theo và tiếp tục bày giải ý mình.
Lão nói rằng nông dân lúc này rất bướng, mà bây giờ chống lại họ mà
không cần viện đến quân đội là dại dột, rằng tốt hơn cả có lẽ là sai
người đi tìm quân đội đã.
- Ta sẽ cho chúng nó thấy thế nào binh lực… Ta sẽ cho chúng một bài học.
- Nikolai nhắc đi nhắc lại không biết là mình nói gì, nổi khùng lên
trong một cơn giận vô lý, đầy thú tính, dâng lên tắc nghẹn cả cổ, và cần
phải được trút ra ngoài. Không tự hỏi là mình sắp làm gì, như một cái
máy, chàng cương quyết tiến nhanh về phía đám đông. Và chàng càng đến
gần thì Alpatyts càng cảm thấy là hành động vô lý của chàng có thể có
kết quả tốt, trong đám đông, nông dân trông thấy dáng đi thoăn thoắt và
mạnh mẽ với vẻ mặt hằm hằm quả quyết của chàng, cũng cảm thấy thế. Lúc
này, khi bọn Roxtov vào làng và khi chàng vào gặp công tước tiểu thư,
trong đám nông dân đã nảy ra những ý kiến bất đồng và đã có vé bối rối
hoang mang. Có người nói mấy người mới đến là người Nga và họ có thể nổi
giận vì nông dân không để cho tiểu thư đi. Dron cũng đồng ý như thế,
nhưng vừa nói ra thì Karp và mấy người nông dân khác đã xông đến.
- Mày thì bao nhiêu năm mày đã hút máu dân làng - Karp quát lên - Đối
với mày thì thế nào chẳng được! Mày chỉ việc đào cái hầm của lên rồi thì
cút; chúng nó tàn phá nhà cửa chúng tao thì cũng chẳng việc gì với mày
cơ mà!
- Người ta bảo là phải có trật tự - một người khác kêu lên - là không ai
được bỏ nhà đi nơi khác, là không được mang gì đi cả, chỉ thế thôi.
Bỗng một ông lão bé nhỏ cũng xông vào mắng Dron một thôi:
- Con trai mày đến lượt phải đi lính, thế mà mày giấu biến cái thằng bé
nhà mày đi; mày bắt thằng Vanka nhà tao cạo đầu đi lính. Chà, cả bọn ta
cũng chết tuốt hết thôi!
- Ừ! rồi chúng mình cũng chết hết mất thôi.
- Tôi có bỏ rơi bà con trong thôn đâu - Dron nói.
- Ôi dào, không bỏ! Mày sống no nê, bụng đã phệ ra rồi còn gì.
Hai người nông dân cao lêu nghêu mải nói chuyện đằng phía họ. Khi
Roxtov, có Ilya, Lavluska và Alpatyts đi theo, đến gần đám đông, Karp
liền bước ra, miệng mỉm cười, hai tay đút vào thắt lưng. Dron thì trái
lại, lẻn ra các hàng sau; đám nông dân thì đứng sát vào nhau.
- Ê bọn kia! Đứa nào là trưởng thôn? - Roxtov bước nhanh đến quát.
- Trưởng thôn à? Muốn gì trưởng thôn? - Karp hỏi lại.
Nhưng hắn ta chưa nói xong câu thì cái mũ đã bay lên không, và đầu hắn ta choáng váng đi vì một cái tát dữ dội.
- Bỏ mũ xuống, quân phản bội! - Roxtov quát, giọng giận dừ vang lên sang sảng. - Trưởng thôn đâu?
- Trưởng thôn, người ta hỏi trưởng thôn… - Lác đác có mấy tiếng nói vội
vã, - Dron Zakharyts, người ta gọi kia kìa - và mọi người lần lượt bỏ mũ
xuống.
- Chúng tôi không có quyền nổi loạn - Karp nói - Chúng tôi vẫn tuân theo mệnh lệnh.
Đồng thời ở những hàng cuối có mấy người cùng nói một lúc:
- Bà con chỉ làm theo như các cụ già đã quyết định, các vị chức trách các ngài nhiều lắm…
- Cãi à? Làm loạn à? Đồ kẻ cướp! Đồ làm phản! - Roxtov túm lấy cổ áo
Karp, gầm lên, lạc cả giọng. - Trói nó lại, trói nó lại!
Chàng thét lên, tuy ngoài Lavruska và Alpatyts chẳng có ai để đến trói cả.
Lavruska cũng chạy đến, nắm hai tay Karp bẻ quặt ra sau lưng.
Có phải gọi thêm quân ta dưới kia lên không? - Hắn hỏi.
Alpatyts gọi tên hai nông dân, chỉ định họ ra giúp Lavruska trói
Karp. Họ ngoan ngoãn ra khỏi đám đông và tháo dây thắt lưng ra.
- Trưởng thôn đâu? - Roxtov lại thét.
Dron, mặt nhăn nhó và tái mét, bước ra khỏi đám đông.
- A mày là trưởng thôn à? Trói nó lại, Lavruska - Roxtov quát làm như mệnh lệnh ấy cũng chẳng có thể gặp một trở ngại nào cả.
Quả nhiên thêm hai người nông dân nữa đến trói Dron, mà chính lão ta cũng tự tháo thắt lưng ra đưa cho họ.
- Còn các người thì nghe đây - Roxtov bảo nông dân - Giải tán ngay tức
khắc, ai về nhà nấy và không một đứa nào được lải nhải gì nữa, rác tai
ta. Nghe chưa?
- Thì bà con có gì bậy đâu. Chỉ vì ngu ngốc thôi. Chỉ là chuyện dại dột
thôi mà… tôi bảo như thế là không đúng mà. - Tiếng nói nhao nhao trách
móc lẫn nhau.
- Ta đã bảo mà - Alpatyts được thể giành lại ưu thế. - Thế là không đúng, các chú hiểu chưa!
- Chỉ vì chúng tôi ngu xuẩn, ông Yakob Alpalyts - có tiếng đáp lại rồi đám đông giải tán ngay và tản vào trong thôn.
Họ dẫn hai người bị trói vào trang viên. Hai lão say rượu cũng đi theo.
- Nào, yên ta ngắm cậu tí - một lão bảo Karp.
- Này, ăn nói với chủ như thế à? Cậu nghĩ thế nào thế?
- Đồ ngốc, - lão kia lại nhấn mạnh thêm - Thằng ngốc chính hiệu.
Hai giờ sau, xe đã đỗ cả trong sân. Nông dân vui vẻ khuân hành lý của
chủ nhà ra xếp lên, và Dron, được công tước tiểu thư xin tha ra khỏi
buồng giam, đang sai bảo họ.
Một người nông dân cao lớn, mặt bầu bĩnh và tươi cười đón một cái tráp nhỏ từ tay một người nữ tỳ, nói:
- Ấy đừng để thế. Cái này cũng đáng tiền chứ! Không phải cứ ném bừa lên
hay nhét cố vào dưới sợi thừng mà được đâu, nó tróc sơn đi chứ. Tôi chả
ưa cái lối làm ăn như thế. Việc gì cũng phải làm cho đúng đắn, theo đúng
luật. Thế được đấy, để hộ mình xuống dưới chiếc chiếu, rồi phủ cỏ khô
lên trên tí, ấy thế là tốt.
Một người khác khuân sách trong thư viện của công tước Andrey ra:
- Ôi chao, bao nhiêu là sách. Kìa, đừng làm vướng người ta.
- Nặng ơi là nặng, các cậu ạ sách thật ra sách.
Anh nông dân cao lớn mặt tròn, nháy mắt ra hiệu, chỉ những quyển tự điển nằm ở phía trên nói:
- Ồ những người viết ra các sách này ấy mà, họ chả ăn không ngồi rồi tí nào nhỉ!
Roxtov không muốn công tước tiểu thư phải tiếp mình, nên không trở lại
gặp nàng mà cứ ở trong làng đợi cho đến lúc nàng lên đường. Khi đoàn xe
chuyển bánh chàng cũng lên ngựa đi theo cho đến đường cái, nơi có quân
ta đóng, cách Bogutsarovo mười hai dặm đến quán trọ ở Yankovo, chàng
cung kính cáo từ và lần đầu tiên dám hôn tay nàng.
Khi công tước tiểu thư Maria cảm ơn chàng đã cứu mình (như lời nàng nói), Roxtov đỏ mặt đáp:
- Tiểu thư dạy quá lời, ở vào địa vị chúng tôi, người hiến binh nào mà
chẳng làm như thế. - Chàng lúng túng muốn kiếm cách lái câu chuyện sang
hướng khác, bèn nói tiếp - Nếu chúng tôi chỉ phải đánh nhau với nông dân
thôi thì chúng tôi đã không để cho giặc tiến sâu như vậy. Tôi chỉ sung
sướng là được dịp biết tiểu thư. Xin từ biệt công tước tiểu thư, chúc
tiểu thư được khuây khoả, được hạnh phúc và mong lại được gặp tiểu thư
trong hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Nếu tiểu thư không muốn làm cho tôi hổ thẹn
thì xin tiểu thư đừng nói chuyện ơn huệ gì cả.
Nhưng nếu công tước tiểu thư không cảm tạ chàng bằng lời nói nữa,
thì nàng lại cảm tạ chàng bằng tất cả vẻ mặt sáng bừng lên vì lòng biết
ơn và tình trìu mến. Nàng không thể tin rằng nàng không có bổn phận cảm
ơn chàng. Trái lại, nàng biết chắc, không chút nào hồ nghi, rằng nếu
không có chàng đến thì nàng đã là nạn nhân của đám nông dân rối loạn và
của quân Pháp rồi, và nàng cũng tin rằng vì cứu nàng mà chàng đã phải
dấn thân vào những nguy hiểm rõ rệt và ghê gớm nhất. Nàng lại càng tin
chắc rằng chàng là một người có tâm hồn cao quý, đã hiểu thấu tình cảnh
và nỗi khổ của nàng.
Khi nàng nói đến nỗi tang tóc của mình và không cầm được nước mắt,
thì đôi mắt hiền lành, thẳng thắn của chàng cũng rưng rưng, hình ảnh ấy
đã khắc sâu vào tâm trí nàng.
Khi đã chia tay và còn lại một mình, công tước tiểu thư Maria bỗng
thấy muốn khóc, và đây không phải là lần đầu tiên mà câu hỏi lạ lùng này
được đặt ra cho nàng: mình yêu chàng chăng?
Trên đường đi Moskva, mặc dầu tình cảnh của công tước tiểu thư chẳng
có gì vui, Dunyasa cùng ngồi xe với nàng cũng thấy nàng mấy lần ló đầu
ra cửa xe, mỉm một nụ cười sung sướng và dìu dịu buồn.
"Nếu mình yêu chàng thì sao nhỉ?" - Công tước tiểu thư Maria vẫn tự hỏi như vậy.
Dù thẹn thùng đến đâu khi phải tự thú là mình đem lòng yêu dấu một
người đàn ông mà có thể là người ta sẽ chẳng bao giờ yêu mình cả, nàng
cũng tự an ủi với ý nghĩ là chàng sẽ chẳng bao giờ biết được điều ấy, và
nàng cũng không có lỗi gì nếu cứ thầm lặng yêu chàng đến chọn kiếp, mối
tình đầu tiên và cuối cùng của cuộc đời nàng.
Đôi khi nàng nhớ lại những cái nhìn, những lời nói, đến lòng trắc ẩn
của chàng đối với nỗi đau khổ của nàng, và hình như hạnh phúc không phải
là không có được. Và chính những lúc ấy, Dunyasa nhận thấy nàng nhìn
qua cửa xe và mỉm cười.
"Bỗng nhiên chàng lại đến Bogutsarovo, và lại đúng vào lúc ấy!" - Công
tước tiểu thư Maria thầm nghĩ. Và em gái chàng lại từ hôn với công tước
Andrey" trong tất cả những việc này, nàng đều thấy như có ý muốn của
thượng đế.
Về phần Roxtov, chàng mang theo một kỷ niệm rất êm dịu về công tước tiểu
thư Maria. Mỗi lúc nhớ đến nàng, chàng thấy vui hẳn lên và mỗi khi các
bạn nói đùa và trong khi đi kiếm cỏ ngựa, chàng đã vớ được một trong
những tiểu thư có gia tài lớn nhất nước Nga, chàng lại nổi giận. Chàng
nổi giận chính vì đã có những lúc, tuy không muốn chàng vẫn nghĩ đến một
cuộc hôn nhân với tiểu thư Maria dịu dàng, đáng yêu và có một gia tài
khổng lồ. Trong thâm tâm, chàng cũng không thể mong lấy một người vợ như
thế, đám ấy sẽ làm cho bá tước phu nhân mẹ chàng rất sung sướng và cứu
vãn cảnh sa sút của cha chàng, và hơn nữa - Nikolai cảm thấy như vậy -
cũng sẽ đem hạnh phúc đến cho tiểu thư Maria nữa. Nhưng còn Sonya? Và
lời chàng đã hứa? Chính vì vậy mà Roxtov phật ý một khi bè bạn đùa chàng
về công tước tiểu thư Maria.
Luật hôn nhân của giáo hội Chính giáo Nga cấm những gia đình đã
thông gia với nhau một lần rồi lại gả con cái cho nhau lần nữa, vì xem
người hai họ là bà con với nhau rồi. Ở đây nếu Natasa không từ hôn với
Andrey thì Maria không thể nào lấy Nikolai được, vì hai người đã phái
xem nhau là anh em họ rồi.
hết: Chương - 13 -, xem tiếp: Chương - 14 -
Đánh máy: Nguyễn Học ( Mõ Hà Nội )
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 EmptyWed Jan 05, 2011 9:21 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần X

Chương - 14 -


Vừa nhận được chức tống tư lệnh. Kutuzov liền nhớ đến công tước Andrey và gọi chàng đến tổng hành dinh.
Công tước Andrey đến Tsarevo Zaimits đúng vào ngày và đúng vào lúc
Kutuzov duyệt các đạo quân lần đầu. Chàng dừng lại trong làng, gần nhà
một ông giáo sĩ, vì trông thấy chiếc xe của tổng tư lệnh ở đây, đã đến
ngồỉ trên chiếc ghế dài cạnh cổng chờ Điện hạ Tối quang minh(1), nhưng
bây giờ thiên hạ vẫn gọi Kutuzov. Từ bãi tập đằng sau làng nghe vẳng lại
khi thì những điệu quân nhạc, khi thì vô số tiếng hò reo "Ura!" hoan
nghênh vị tổng tư lệnh mới.
Cũng ngay cạnh cổng, cách công tước Andrey mươi bước, hai sĩ quan
hành dinh, một người tuỳ phái và viên chủ thiện, nhân lúc công tước
Kutuzov đi vắng, đang ngồi hưởng tiết trời ấm đẹp. Vừa lúc ấy một viên
thượng tá phiêu kỵ, da ngăm ngăm, người bé nhỏ, để cả râu mép lẫn râu
quai nón, dừng lại bên cạnh, cổng và liếc nhìn công tước Andrey hỏi có
phải đây là dinh của Điện hạ không và Ngài sắp về chưa.
Công tước Andrey đáp rằng mình không ở trong bộ tham mưu của Điện
hạ và cũng vừa mới đến đây. Viên thượng tá phiêu kỵ quay sang hỏi một
trong hai sĩ quan phụ tá ăn mặc lịch sự, và viên này đáp lại với vẻ
khinh khỉnh mà bọn sĩ quan phụ tá của các vị tổng tư lệnh thường có khi
nói chuyện với các sĩ quan khác.
- Điện hạ à? Sắp về đấy, lát nữa. Ông cần hỏi việc gì?
Viên thượng tá mỉm cười sau chòm râu mép, đặt chân xuống đất giao
ngựa cho một người tuỳ phái rồi đến gần Bolkonxki khẽ gật đầu chào.
Bolkonxki dịch lại nhường chỗ cho ông ta. Hai người ngồi cạnh nhau.
- Ngài cũng chờ tổng tư lệnh à? - Viên thường tá hỏi - Nghe nói ai cần
gặp tướng quân cũng tiếp, thật đội ơn Chúa. Chứ với bọn ngốn xúc xích(2)
thì thật là tai hại. Chẳng phái là vô cớ mà Yermolov xin được tấn phong
làm người Đức. Bây giờ thì may ra người Nga cũng có thể lên tiếng.
Không thế thì có quỷ sứ biết là họ đã làm những gì. Chúng mình chỉ toàn
là rút lui, lúc nào cũng rút lui. Ngài cũng ở chiến dịch về đây chứ?
- Không, nhưng tôi đã được tham gia cuộc hành quân rút lui và lại còn
mất hết trong cuộc rút lui ấy: ngoài các trang viên và nhà cửa nơi chôn
rau cắt rốn, tôi đã mất hết tất cả những gì thân yêu nhất… Lại cả phụ
thân tôi, chết vì đau buồn nữa. Tôi là người ở Smolensk.
- A!… Ra ngài là công tước Bolkonxki? Rất hân hạnh được làm quen với
ngài, tôi là thượng tá Denixov, tục danh là Vaxka. - Denixov vừa nói vừa
nắm lấy bàn tay công tước Andrey và nhìn mặt chàng với một vẻ quan tâm
hết sức thành thực. Chàng ngừng lại một phút rồi nói tiếp, giọng đầy
thiện cảm - Vâng, tôi có được nghe nói. Đấy, cuộc chiến tranh Xkyth đấy.
Mọi sự đều tốt đẹp hết, nhưng chẳng tốt đẹp gì đối với nhưng ai là nạn
nhân của nó. A, ra ngài là công tước Andrey Bolkonxki. - chàng gật gù
cáỉ đầu, - Rất hân hạnh, rất hân hạnh được quen công tước. - Denixov mỉm
cười nụ cười buồn buồn rồi lại bắt tay Andrey.
Công tước Andrey được biết Denixov qua những chuyện Natasa thuật lại
về người đi hỏi nàng đầu tiên. Kỷ niệm này là một lời nhắc nhở vừa ngọt
ngào vừa chua xót đưa chàng trở về với những cảm giác đau đớn mà đã từ
lâu chàng không nghĩ đến, nhưng vẫn còn lưu lại trong tâm hồn chàng. Mấy
lâu nay đã có bao nhiêu là ấn tượng khác là đến với chàng qua những sự
việc trọng đại, như rút quân khỏi Smolensk, về thăm Lưxye Gorư, được tin
cha mất, những ấn tượng ấy đến với chàng dồn dập đến nỗi những kỷ niệm
kia đã lâu không còn ám ảnh tâm trí chàng nữa và nay có trở lại cũng
không còn làm cho lòng chàng xao xuyến mãnh liệt như trước nữa. Đối với
Denixov những kỷ niệm mà cái tên Bolkonxki gợi lên cũng thuộc về một dĩ
vãng xa xăm và đầy thi vị: đó là cái hồi mà, chẳng biết làm sao, sau bữa
ăn khuya và bài hát của Natasa, chàng đã ngỏ lời với cô bé mười lăm
tuổi ấy. Nhớ lại việc cũ và mối tình đối với Natasa, chàng mỉm cười rồi
trở lại ngay với cái việc độc nhất giờ đây đang ám ảnh tâm trí chàng. Đó
là kế hoạch của một chiến dịch mà chàng nghĩ ra, khi chàng ở tiền đồn
trong lúc quân Nga rút lui. Chàng đã báo cáo với Barclay de Tolly và bây
giờ có ý định đệ trình Kutuzov. Kế hoạch ấy xuát phát từ ý kiến cho
rằng tuyến tác chiến thuộc quân Pháp kéo ra quá dài, thế thì ta không
nên hành quân trực diện để chặn dường chúng, hoặc là ta nên phối hợp
chiến thuật với cách đánh và đường chuyển quân, vận lương của chúng.
Chàng liền đem ra trình bày cho công tước Andrey nghe.
- Chúng không thể giữ được một chiến tuyến dài như thế đâu. Không tài
nào giữ nổi, tôi cam đoan là tôi có thể chọc thủng được. Cứ cho tôi năm
trăm quân là tôi sẽ chọc thủng chiến tuyến của chúng, chắc chắn là như
vậy! Chỉ có một chiến lược duy nhất tốt là đánh du kích.
Denixov đứng dậy, hoa tay trình bày kế hoạch của mình cho Bolkonxki
nghe. Trong khi chàng nói thì tiếng reo hò trước còn rời rạc, sau lan
dần ra và hoà vào tiếng nhạc và tiếng hát, từ nơi duyệt binh vang đến.
Rồi ngay trong làng đã nghe tiếng vó ngựa và tiếng hò reo.
- Ngài đã về đây rồi! - một người cô-dắc đứng gần cổng kêu lên.
Bolkonxki và Denixov đi ra cổng; trước cổng, một toán quân (đội vệ
binh danh dự) đang túc trực. Họ trông thấy Kutuzov cưỡi một con ngựa tía
nhỏ đang đi đến. Theo sau là một đoàn tướng tá rất đông. Barclay đi
ngang ngay cạnh cổng tư lệnh; một đám sĩ quan chạy theo sau và vẫy hai
bên hô lớn: "Ura!".
- Các sĩ quan phụ tá phóng ngựa vào trước trong sân. Kutuzov luôn luôn
thúc ngựa ra vẻ sốt ruột; dưới sức nặng của người cưỡi, con ngựa trĩu
lưng xuống, chân loạng choạng chạy nước kiệu, còn Kutuzov thì luôn luôn
gật đầu, đưa tay lên chiếc mũ kỵ binh cận vệ vành trắng vành đỏ không có
lưỡi trai. Đến trước toán vệ binh danh dự gồm toàn những người lính thủ
pháo hùng dũng đang bồng súng chào, phần lớn đều đeo huân chương,
Kutuzov im lặng nhìn họ một lúc với cái nhìn chăm chú của một vị chủ
tướng rồi quay về phía các tướng tá đứng xung quanh. Vẻ mặt ông ta bỗng
thoáng vẻ tinh ranh, và nhún vai như tỏ ý băn khoăn, ông nói:
- Với những chàng trai tráng như thế này mà cứ phải rút lui mãi! Thôi,
xin cáo từ tướng quân, - rồi ông ta quay ngựa vào cổng đi qua trước mặt
công tước Andrey và Denixov.
Sau lưng vị tổng tư lệnh, quân sĩ còn reo: "Ura! Ura! Ura!".
Từ dạo gặp công tước Andrey lần cuối, Kutuzov lại càng béo thêm ra,
bụng càng to thêm, người ngập dưới những lớp mỡ. Nhưng con mắt chột và
cái sẹo mà công tước Andrey biết rất rõ, cùng vẻ mặt mệt mỏi và dáng
người đặc biệt của ông ta đều vẫn như cũ.
Kutuzov mặc chiếc áo đuôi én nhà binh, trên vai đeo chiếc roi ngựa
buộc vào một sợi dây da mảnh, ngồi chễm chệ và thân hình lắc lư nặng nề
trên lưng con ngựa bé nhỏ.
Bước vào sân, ông chúm môi thở "phuỳ… phuỳ… phuỳ" khe khẽ. Gương mặt
phản chiếu vẻ thích ý của một người định nghỉ ngơi sau khi làm xong một
việc miễn cưỡng, ông ta rút chân trái khỏi bàn đạp, cố nhún toàn thân
mới nhấc được ống chân đưa qua lưng ngựa, mặt mày nhăn nhó vì phải lấy
sức, rồi rên rỉ, tì đầu gối vào sườn ngựa và buông cho thân hình vào tay
mấy người cô-dắc và sĩ quan phụ tá đang đến đỡ.
Đứng thẳng người lên, Kutuzov đưa đôi mắt nhăn nheo nhìn quanh,
trông thấy công tước Andrey nhưng rõ ràng là không nhận ra chàng, rồi
với dáng đi chúi mình ra trước, ông bước lên thềm.
Vẫn thở "phuỳ… phuỳ… phuỳ", ông đưa mắt nhìn công tước Andrey một
lần nữa. Và như ta thường thấy ở các cụ già, tuy đã nhận rõ nét mặt của
chàng nhưng phải đến mấy giây sau ông mới nhớ ra được chàng là ai.
- A, chào công tước, chào anh bạn, vào đây… - Ông ta quay lại nói một
cách mệt mỏi rồi nặng nề bước lên thềm khiến mấy bậc gỗ kêu cót két
dưới sức nặng của ông. Cởi khuy áo ra, Kutuzov ngồi lên một chiếc ghế
dài nhỏ trên thềm.
- Thế nào, ông cụ thân sinh mạnh khoẻ chứ?
- Hôm qua tôi vừa được tin phụ thân tôi qua đời. - Công tước Andrey trả lời vắn tắt.
Kutuzov nhìn chàng, đôi mắt mở to lộ vẻ kinh hãi, rồi bỏ mũ và làm dấu thánh giá.
- Cầu Chúa thu nhận lấy linh hồn người! Ý Chúa hãy thực hiện đối với tất
cả chúng ta! - Ông thở dài nặng nề như trút hết hơi trong lồng ngực ra,
nín lặng một lúc rồi lại nói - Bình sinh ta vẫn yêu mến và kính trọng
người; tự đáy lòng ta xin chia buồn với anh.
Kutuzov ôm lấy công tước Andrey, ấp người chàng vào cái ngực to béo
và đứng mãi hồi lâu như thế. Khi được thả ra, công tước Andrey thấy đôi
môi mềm nhão của Kutuzov run run và mắt ông ta đẫm lệ.
Kutuzov thở dài và vịn hai tay vào chiếc ghế dài để đứng dậy.
- Nào, vào đây, ta nói chuyện.
Đúng lúc ấy thì Denixov chẳng hề biết rụt rè trước cấp trên cũng như
trước quân địch, mạnh dạn bước lên mấy bậc thềm, đôi cựa giày kêu lẻng
xẻng, mặc cho bọn sĩ quan phụ tá đứng dưới thềm đang xì xào tức giận
muốn ngăn lại. Kutuzov hai tay vẫn chống trên ghế, nhìn chàng có vẻ khó
chịu. Denixov xưng danh rồi báo cáo là có một việc có tầm quan trọng lớn
lao đối với lợi ích của tổ quốc muốn trình Điện hạ. Kutuzov đưa mắt mệt
mỏi nhìn chàng, chắp hai tay đặt lên bục một cách bực bội nói:
- Vì lợi ích của tổ quốc? Nào, việc gì thế? Cứ nói đi!
Denixov đỏ mặt như một cô gái (bộ mặt già cấc và râu ria của một gã
say rượu mà đỏ lên nom thật là lạ lùng) chàng mạnh dạn trình bày kế
hoạch chọc thủng tuyến tác chiến của địch ở quãng giữa Smolensk và
Vyama. Nhà Denixov ở vào giữa miền này nên chàng am hiểu địa phương rất
tường tận. Kế hoạch của chàng chắc chắn là tốt, nhất là lời lẽ của chàng
lại có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Kutuzov cúi nhìn xuống đất và chốc chốc lại liếc mắt về phía sân nhà
hàng xóm như chờ đợi một cái gì khó chịu sắp hiện lên. Quả nhiên trong
khi Denixov thuyết trình thì một viên tướng từ ngôi nhà ấy bước ra, tay
cắp một cái cặp giấy. Denixov đang trình bày dở thì Kutuzov ngắt lời
chàng, hỏi viên tướng:
- Thế nào? Xong rồi à?
- Thưa Điện hạ, vâng ạ! - Viên tướng đáp, Kutuzov lắc đầu như muốn
nói: "Làm sao mà một người lại có thể làm hết được ngần ấy việc nhỉ",
rồi lại tiếp tục nghe Denixov nói.
- Chúng tôi xin lấy danh dự cao quý của một sĩ quan Nga. - Denixov nói. -
mà thề là sẽ cắt đứt những đường giao thông của Napoléon.
- Anh có họ hàng gì với tướng quân Kirilo Andreyevich Denixov, trưởng quan hầu cận không? - Kutuzov lại ngắt lời chàng.
- Thưa Điện hạ đó là chú ruột tôi.
- A! Ngài với tôi là bạn thân đấy. - Kutuzov vui vẻ nói. - Được, được anh ở lại bộ tham mưu đây, mai anh sẽ lại nói chuyện.
Gật đầu chào Denixov, ông ta quay lại đưa tay nhận lấy cái cặp giấy mà Konovnitxyn vừa mang đến.
- Xin mời Điện hạ vào nhà chứ? - Viên tướng trực nhật nói, giọng khó
chịu. - Cần phải nghiên cứu kỹ các kế hoạch và ký mấy giấy tờ.
Một sĩ quan phụ tá từ trong nhà bước ra báo là mọi thứ đã chuẩn bị xong
xuôi. Nhưng rõ ràng là Kutuzov không muốn vào nhà khi chưa giải quyết
hết công việc. Ông nhăn mặt…
- Không, này anh, bảo mang ra đây một cái bàn, ta sẽ xem tất cả ở đây -
đoạn quay lại bảo công tước Andrey - Anh cứ đứng đây, chớ đi đâu nhé.
Công tước Andrey đứng lại trên thềm lăng tai nghe viên tướng trực nhật báo cáo.
Trong khi viên tướng trình bày thì ở sau cánh cửa vào chàng nghe có
giọng đàn bà thì thầm và tiếng áo lụa sột soạt. Quay lại mấy lần, chàng
thấp lấp ló sau cánh cửa một người đàn bà đẹp, khoẻ, da dẻ hồng hào, đầu
thắt chiếc khăn lụa màu hoa xoan, tay bưng một cái khay, hẳn là đang
chờ tướng quân tổng tư lệnh vào.
Viên sĩ quan phụ tá khẽ bảo với công tước Andrey rằng đó là bà chủ nhà,
vợ ông giáo sĩ, đang chờ để dâng bánh mì và muối(3) lên Điện hạ. Ông
chồng đã đem thánh giá đón trước Điện hạ ở nhà thờ, còn bà thì muốn
nghênh tiếp ngài ở nhà này…
Viên sĩ quan lại mỉm cười nói thêm: "Bà ta xinh lắm". Nghe tiếng,
Kutuzov quay đầu lại. Ông ta nhận báo cáo của viên tướng trực nhật mà
nội dung chủ yếu là phê phán cách đóng vị trí Txarevo Zaimits, cũng như
đã nghe Denixov lúc nãy, cũng như đã nghe cuộc thảo luận trong hội đồng
quân sự Austerlix trước đây bảy năm. Rõ ràng là ông ta chỉ nghe vì có
tai, và dù lỗ tai đã nút kín bằng một cái nút bông, ông vẫn không thể
không nghe; nhưng cũng rõ ràng là không có một điều gì viên tướng trực
nhật nói mà lại có thể làm cho ông ta ngạc nhiên và chú ý được; hơn nữa,
ông lại còn biết trước tất cả những gì người ta có thể nói với mình và
sở dĩ ông nghe tất cả những điều ấy cũng chỉ vì buộc lòng phải nghe,
cũng như người ta phải nghe kinh ở nhà thờ. Tất cả những điều Denixov
vừa trình bày đều nghiêm túc và thông minh. Những điều viên tướng trực
nhật báo cáo lại còn nghiêm túc và thông minh hơn nữa, nhưng hiển nhiên
là Kutuzov coi thường cả tri thức lẫn thông minh, và ông ta biết có một
cái gì khác sẽ quyết định vấn đề, - một cái gì hoàn toàn không liên quan
đến thông minh và tri thức. Công tước Andrey chú ý quan sát bộ mặt của
vị tổng tư lệnh và chỉ thấy một vẻ mặt chán ngán, một ý tò mò nảy ra do
giọng đàn bà thì thầm đằng sau cánh cửa, và ý muốn tôn trọng tục lệ mà
thôi. Có thể thấy rằng Kutuzov coi thường thông minh và tri thức, coi
thường cả cái lòng yêu nước mà Denixov vừa biểu lộ nữa, nhưng như thế
không phải là vì trí thông minh, vì tình cảm, vì tri thức của ông ta
(chính ông ta cũng chẳng hề làm gì để tỏ ra là mình có các thứ đó) - mà
là do một cái gì khác, do tuổi tác của ông, do kinh nghiệm của ông về
cuộc đời. Biện pháp duy nhất đối phó những hành động trộm cắp của quân
đội Nga. Báo cáo xong, viên tướng trực nhật trình Điện hạ ký một điều
lệnh buộc các viên chỉ huy phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do
quân sĩ thuộc đơn vị mình gây ra, vì có một người chủ ruộng vừa khiếu
nại về việc lúa mì đã bị cắt non.
Kutuzov chép miệng, lắc đầu:
- Cho vào bếp… đốt đi! Này tôi bảo cho mà biết một lần thôi đấy ông bạn
nhé, vứt hết tất cả những việc ấy vào bếp đi. Chúng nó muốn gặt bao
nhiêu lúa, muốn đốt bao nhiêu củi thì tuỳ thích chúng nó. Tôi không ra
lệnh, cũng không cho phép, nhưng tôi cũng không thể đem chúng nó ra chịu
tội được. Việc ấy không trách được đâu.
- Bổ củi thì phải có vụn!(4) - Ông ta lại liếc nhìn tờ công văn rồi lắc đầu kết luận - Ôi, cái lối tế toái kiểu Đức này!

Chú thích:
(1) Tiếng dùng để gọi các hoàng thân.
(2) Tức người Đức. Ý muốn nói đến bọn tướng Đức đã có một thời lòng hành trong các bộ tư lệnh Nga.
(3) Tượng trưng cho lòng hiếu khách.
(4) Tục ngữ Nga, ý nói là làm việc gì cũng phải bất chấp những cái hại nhỏ, không đáng kể mà nó có thể gây ra.
hết: Chương - 14 -, xem tiếp: Chương - 15 -
Đánh máy: Mõ Hà nội ( Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản PHỤ NỮ 2006
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thanh, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 5 Empty

Về Đầu Trang Go down
Xem thêm bài khác:

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 5 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
+ Viết tiếng việt có dấu để mọi người đọc được, để không bị hiểu sai ý nghĩa mình muốn diễn giải.
+ Lời lẽ phải lịch sự, không đuợc thô tục hay cải vã trong diễn đàn.
+ Nội dung bài trả lởi phải phù hợp với bài của chủ Topic, không được Spam.
+ Chia sẻ bài sưu tâm thì phải ghi rõ nguồn, để tôn trọng người viết.
+ Thực hiện những điều trên truớc khi gửi bài, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smilies vào bài viết thì bật a/A trên phải khung viết bài.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường THPT Xuân Lộc :: GIẢI TRÍ :: Đọc truyện :: Truyện dài-
Chuyển đến:
Loading...
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Web THPTXL