Trường THPT Xuân Lộc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trường THPT Xuân Lộc

Trường THPT Xuân Lộc - Đồng Nai
 
Trang ChínhTrang Chính  WebsiteWebsite  Tra CứuTra Cứu  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Top posters
♪-Peter-♪ (1229)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_rcap 
Admin (730)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_rcap 
JabbaWocKeez (342)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_rcap 
whitehat (313)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_rcap 
RongK9 (204)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_rcap 
Blogsoft (171)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_rcap 
lightspeed (154)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_rcap 
kosak1213 (112)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_rcap 
thaikiet (54)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_rcap 
kidpro1409 (44)
CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_lcapCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Voting_barCHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Vote_rcap 
THÔNG ĐIỆP YÊU THƯƠNG:

Share|

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
Tác giảThông điệp
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 _
Bài gửiTiêu đề: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 EmptySat Dec 25, 2010 8:16 am

First topic message reminder :

Vâng !! Nếu có thời gian thì Mời các bạn nên đọc tác phầm này Smile


Vâng và mình giới thiệu tác phẩm này luôn :

Chiến tranh và hòa bình ([You must be registered and logged in to see this link.]: Война и мир, Voyna i mir) là một bộ [You must be registered and logged in to see this link.] sử thi của [You must be registered and logged in to see this link.], được nhà xuất bản Russki Vestnik in lần đầu từ năm [You must be registered and logged in to see this link.] đến [You must be registered and logged in to see this link.]. Đây là tác phẩm phản ánh một giai đoạn bi tráng của toàn xã hội [You must be registered and logged in to see this link.],
từ giới quý tộc đến nông dân, trong thời đại Napoléon, và được coi là
một trong hai kiệt tác chính của Tolstoy (tác phẩm thứ hai là [You must be registered and logged in to see this link.]). Chiến tranh và hòa bình cũng đồng thời được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của [You must be registered and logged in to see this link.].


Nội dung

[You must be registered and logged in to see this link.]: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng của giới quý tộc [You must be registered and logged in to see this link.] của [You must be registered and logged in to see this link.]. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của [You must be registered and logged in to see this link.] và cuộc [You must be registered and logged in to see this link.]
sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công
tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ
Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách
khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezoukhov, vừa từ nước
ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí,
một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và
đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống.
Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn
bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân
chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham
gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt-Peterburg vì tội du
đãng. Pierre trở về [You must be registered and logged in to see this link.],
nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezoukhov rất giàu có, không
có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà
con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài.
Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm
với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung
thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để
lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức.
Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm
cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy
và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng
lẳng lơ và vô đạo đức.
Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó
gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hy vọng có thể có
thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường.
Chàng tham gia trận đánh [You must be registered and logged in to see this link.]
lừng danh, thương nặng, bị bỏ lại chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn
dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con
người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng
coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống.
Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ
khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự
tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết
định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán
cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong
muốn làm việc có ích cho đời.
Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng
gặp Natalia (Natasha) con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn
trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei.
Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn
Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha
chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei)
buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một
năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách
Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc
chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng
đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vassili, nên Natasha
và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ
và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre
đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc
và người thông cảm cho nàng lúc này là Pierre.
Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa [You must be registered and logged in to see this link.][You must be registered and logged in to see this link.]
ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga,
quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến
tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Koutouzov được cử làm tổng tư lệnh
quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp [You must be registered and logged in to see this link.]
và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân
đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch,
nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến, bị cuốn vào tinh thần yêu
nước của nhân dân. Trong trận [You must be registered and logged in to see this link.],
dưới sự chỉ huy của vị tướng Koutouzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng
cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng.
Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì
vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi
thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường
di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha
đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất.
Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được
Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng
thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được
thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một
triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp
Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa.
Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui
trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga
chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Koutouzov hiểu còn
Napoléon thì không.
Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại
Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì
bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ.
Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám
cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một
cô gái vô tư hồn nhiên mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre
sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản. Chàng tham gia
vào những hội kín - đó là các tổ chức cách mạng của những người tháng
Chạp.
!!wikipedia




Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên
nguồn : vnthuquan


Phần I

- Chương 1 -


- Đấy công tước thấy chưa:
Genes và Lucque nay chỉ còn là những thái ấp, những điền trang của dòng
họ Buônapáctê(1) mà thôi. Này, tôi xin báo trước: hễ công tước còn cho
rằng hiện nay chúng ta chưa ở trong tình trạng chiến tranh, hễ công
tước còn dám bào chữa cho những hành động nhơ nhuốc và tàn bạo của tên
Ma vương phản Cơ đốc ấy (quả tình tôi cũng tin rằng hắn chính là Ma
vương - thì tôi không có quen biết, không có bạn bè gì với công tước
nữa đâu, công tước không còn là "kẻ nô lệ trung thành" của tôi như công
tước vẫn nói. Nào, thôi, phải hỏi thăm sức khoẻ công tước đã chứ! Tôi
làm cho công tước đâm hoảng sợ thì phải, công tước ngồi xuống đi, rồi
kể chuyện cho tôi nghe.
Anna Pavlovna Serer, ngự tiền phu nhân có
tiếng, rất thân cận với hoàng hậu Maria Feodorovna, nói như vậy khi phu
nhân ra đón công tước Vaxili, một nhân vật quan trọng và có chức vị
cao, và là người đầu tiên tối hôm nay đến dự buổi tiếp tân của phu
nhân. Bấy giờ là vào tháng bảy năm 1805. Anna Pavlovna ho đã mấy hôm
nay, phu nhân bị bệnh cúm - phu nhân nói thế (hồi ấy cúm là một danh từ
mới, rất ít người dùng). Buổi sáng một gia nhân mặc áo dấu đỏ đi phân
phát những tấm thiếp mời nhất loạt viết:
"Thưa bá tước hay (thưa công tước), nếu bá tước không có việc gì hay
hơn và không có ý quá lo sợ phải ngồi suốt cả buổi tối với một ngưòi
đàn bà đau ốm tội nghiệp, thì tôi sẽ rất vui sướng được tiếp bá tước
tại nhà từ 7 đến 10 giờ. Annette Scherer".
Lúc này công tước vừa bước vào phòng, mình mặc phẩm phục thêu kim
tuyến, chân đi giày có bít tất cao, ngực đeo huân chương, khuôn mặt
phẳng đẹp trông rất tươi tỉnh. Công tước đáp, không hề mảy may lúng
túng trước cách tiếp đón của nữ chủ nhân:
- Trời, nhiếc móc độc địa thế!
Công tước nói một thứ tiếng Pháp cầu kỳ, thứ tiếng mà cha ông chúng ta
không nhũng dùng để nói chuyện, mà còn để suy nghĩ nữa; công tước lại
có một gióng nói dìu dịu và khoan dung đặc biệt của một người quyền quí
đã lõi đời trong xã hội thượng lưu và trong cung đình. Công tước lại
gần Anna Pavlovna, cúi cái đầu hói bóng nhoáng, xức nước hoa thơm phức
xuống hôn tay phu nhân rồi thoải mãi buông người xuống đi-văng.
- Trước hết, xin bà bạn cho biết sức khoẻ ra sao? - công tước lại nói - Xin phu nhân nói rõ cho tôi được yên lòng?
Công tước cũng vẫn nói với giọng như trước nhưng trong cái giọng nhã
nhặn và đượm vẻ ái ngại vẫn để lộ sự thờ ơ, thậm chí cả sự mỉa mai.
Anna Pavlova nói:
- Tinh thần đã đau khổ thì người còn mạnh khoẻ sao được? Thời buổi này,
là người có tâm huyết ai có thể bình thản được? Công tước ở lại chơi cả
buổi tối nhé!
- Thế còn buổi dạ hội của đại sứ Anh thì sao? Hôm nay là thứ tư. Tôi
cần phải đi đến đấy cho có mặt. Con gái tôi nó sẽ ghé lại đây đưa tôi
đi.
- Tôi vẫn tưởng buổi dạ hội đã hoãn rồi kia đấy. Tôi xin thú thật những
trò hội hè và bắn pháo hoa ấy đã bắt đầu trở thành nhạt thếch.
- Họ mà biết phu nhân muốn thế, thì họ đã hoãn buổi dạ hội rồi - công
tước nói theo thói quen, như một chiếc đồng hồ đã lên dây sẵn, nói
những điều mà mình cũng không muốn người ta tin là thật.
- Thôi xin ông đừng làm khổ tôi nữa… Này, về cái tin cấp báo của
Novoxilxov người ta quyết định gì? Việc gì ngài cũng biết kia mà.
Công tước nói, giọng lạnh nhạt và chán chường:
- Tôi biết nói thế nào đây? - Người ta quyết định gì ư? Người ta cho
rằng Buônapáctê đã đi nước liều, và tôi tin ta cũng làm như thế.
Công tước Vaxili bao giờ cũng nói giọng uể oải như một diễn viên đọc
một vai tuồng đã quá cũ. Anna Pavlovna Serer thì trái lại, tuy đã tròn
bốn mươi tuổi, nhưng văn hăng hái sôi nổi. Tỏ ra hăng hái đã thành một
chức vụ xã hội của phu nhân, và đôi khi, mặc dầu không muốn, phu nhân
cũng vẫn làm ra vẻ hăng hái để khỏi phụ lòng mong đợi của những người
quen biết. Nụ cười nửa miệng luôn luôn phảng phất trên gương mặt Anna
Pavlovna tuy không ăn khớp với những nét mặt đã tàn phai, nhưng cũng
nói lên rằng phu nhân chẳng khác gì đứa trẻ được nuông chiều, vẫn có ý
thức về cái tật đáng yêu của mình, một cái tật mà phu nhân không muốn,
không thể và không thấy cần phải sửa chữa.
Giữa chừng câu chuyện về lình hình chính trị, Anna Pavlovna bỗng hăng lên:
- Ồ, thôi đừng nói tới cái nước Áo ấy với tôi nữa! Có thể là tôi chẳng
hiểu tí gì, nhưng nước Áo xưa nay không hề muốn có chiến tranh. Nó phản
bội chúng ta. Một mình nước Nga sẽ phải cứu châu âu. Đấng ân chủ của
chúng ta biết rõ sứ mệnh cao cả của người và sẽ trung thành với sứ mệnh
đó. Tôi chỉ tin có thế mà thôi. Đức vua nhân từ và kỳ diệu của ta sẽ
phải lĩnh lấy cái trách nhiệm trọng đại nhất trên thế giới; người nhân
từ và quí hoá như vậy nên Thượng đế sẽ không bỏ người đâu, và Người sẽ
làm tròn sự phó thác của Trời là bóp chết con quái xà cách mạng nay đã
trở nên ghê tởm hơn bao giờ hết vì hiện thân của nó là cái tên sát nhân
kiêm đạo tặc kia. Chúng ta sẽ phải một mình trả thù cho máu của chính
nghĩa đã đổ. Còn biết hy vọng vào ai nữa, thưa ngài? Nước Anh với cái
đầu óc con buôn của nó sẽ không bao giờ hiểu nổi cái độ lượng như trời
bể của hoàng đế Alecxandr. Nó đã từ chối không chịu rút khỏi đảo Malta.
Nó muốn tìm xem phía sau các hành động của chúng ta có thâm ý gì. Người
Anh đã nói gì với Novoxilxov?… Chẳng nói gì cả. Họ không hiểu, mà cũng
không thể hiểu nổi cái lòng vị tha cao cả của Đức hoàng thượng, là
người không bao giờ làm gì cho bản thân mình, mà sẵn lòng làm tất cả
cho hạnh phúc của thiên hạ. Họ hứa những gì nào? Không hứa gì cả. Mà dù
có hứa thì họ cũng chẳng làm gì đâu! Nước Phổ đã tuyên bố rằng
Bonaparte là vô địch và toàn thể châu Âu không còn có cách gì chống lại
hắn nữa… Tôi không tin một lời nào của Hardenberg hay của Haugevits.
Cái nền trung lập trứ danh của nước Phổ chẳng qua là một cái bẫy. Tôi
chỉ tin ở Thượng đế và tin vào sự thụ mệnh thiêng liêng của vị hoàng đế
kính yêu của chúng ta. Người ta sẽ cứu được châu Âu…
Anna Pavlovna bỗng dừng lại, mỉm cười như để tự chế giễu cái thái độ bồng bột của mình.
Công tước mỉm cười nói:
- Tôi trộm nghĩ giá phu nhân được cử làm sứ giả thay ông Vin
Vintxengherod thân mến của chúng ta thì phu nhân đã bắt vua Phổ ưng
thuận đứt đi rồi. Phu nhân hùng biện thế kia mà. Phu nhân cho tôi chén
đí chứ?
- Sắp có đấy ạ- Anna Pavlovna bấy giờ đã bình tĩnh lại. Phu nhân nói thêm:
- À này, trong các vị tân khách của tôi hôm nay sẽ có hai nhân vật rất
thú vị; đó là tử tước Mortenmar, ông ta là thông gia với họ Montmorency
qua họ Rohans, một trong những dòng dõi quý phái bậc nhất ở Pháp. Đó là
một người Pháp lưu vong hạng chân chính đấy(2). Sau nữa là giáo sĩ
Moriot, chắc ngài cũng có biết con người trí tuệ uyên thâm ấy chứ?
Moriot đã được hoàng thượng tiếp, chắc ngài có biết?
- Ô tôi sẽ rất lấy làm hân hạnh. - Rồi công tước nói thêm, giọng đặc
biệt lơ đễnh như vừa sực nhớ ra điều gì, nhưng thực ra công tước đến
đây hôm nay mục đích chính cũng chỉ là để hỏi việc ấy. - Có phải Hoàng
thái hậu muốn bổ nhiệm nam tước Funke làm bí thư thứ nhất ở Viên không?
Hình như cái ông nam tước ấy **c lắm thì phải.
Số là công tước Vaxili muốn tiến cử con mình nhưng lúc bấy giờ trong
triều người ta lại đang xin Hoàng thái hậu lo chức ấy cho nam tước.
Anna Pavlovna lim dim đôi mắt, ý muốn nói phu nhân hay ai cũng đều có
quyền phê phán những điều mà đủc Hoàng thái hậu đã thích làm hay muốn
làm. Phu nhân chỉ nói gọn một câu, giọng buồn và xẵng:
- Nam tước Funke là do bà chị của Hoàng thái hậu gửi gắm đấy!
Khi Anna Pavlovna nói đến Hoàng thái hậu, gương mặt của phu nhân chợt
lộ vẻ sùng kính và ngưỡng mộ chân thành, pha lẫn với vẻ buồn rầu: cứ
mỗi lần nhắc đến Hoàng thái hậu là phu nhân như vậy.
Phu nhân nói rằng đức Hoàng thái hậu có lòng trọng nể nam tước Funke
lắm, - rồi khoé mắt của phu nhân lại đượm vẻ buồn rầu như cũ.
Công tước lặng thinh, vẻ thản nhiên, Anna Pavlovna vốn có đủ cái khéo
léo tế nhị và nhạy bén của một người đàn bà và một nữ quan quen ra vào
chốn cung đình; phu nhân muốn châm chích công tước một tí, vì ông ta đã
dám nghĩ như vậy về một nhân vật được tiến cử với Hoàng thái hậu, nhưng
đồng thời phu nhân cũng muốn an ủi công tước. Phu nhân nói:
- À này, để nói đến việc cửa nhà công tước một thể, chắc công tước cũng
biết là quý tiểu thư, từ khi bước chân vào cuộc đời giao tế, được mọi
người rất yêu chuộng. Ai cũng bảo là tiểu thư đẹp như ánh thái dương.
Công tước nghiêm mình để tỏ ý kích cẩn và cảm kích.
Sau một phút yên lặng, Anna Pavlovna nhích đến gần công tước và dịu
dàng mỉm cười, dường như để tỏ rằng câu chuyện về chính trị và xã giao
đã chấm dứt, và bây giờ đến lượt những mẩu chuyện tâm tình:
- Tôi thường nghĩ rằng đôi khi hạnh phúc trên đời được phân phối thật
bất công. Tại sao số phận lại cho ngài hai người con đáng yêu như vậy.
Trừ Anatol, cậu con út của ngài, mà tôi không ưa - phu nhân nói thêm,
lông mày nhướn cao lên, giọng quyền hành và dứt khoát - Mà công tước
lại là người ít biết giá trị của con mình hơn cả, vì vậy công tước quả
không đáng được hai người con như thế.
Và phu nhân mỉm cười, nụ cười phấn khởi.
Công tước nói:
- Phu nhân bảo tôi làm thế nào được? Nếu có Lavater ở đây thì ông ta sẽ bảo tôi không có cái u làm cha(3).
- Thôi đừng đùa nữa. Tôi đang nói chuyện đứng đắn kia mà. Công tước ạ,
tôi không vừa lòng về cậu con trai út của ngài cho lắm. Cái này ta cũng
nói riêng với nhau thôi (gương mặt của phu nhân lại lộ vẻ buồn rầu),
trong cung đức hoàng thái hậu họ có nói đến cậu ta đấy, và lấy làm ái
ngại cho công tước.
Công tước không đáp lại, nhưng phu nhân vẫn lặng thinh nhìn công tước,
vẻ tư lự, chờ đợi công tước trả lời. Công tước Vaxili cau mày. Cuối
cùng, công tước nói:
- Tôi còn biết làm thế nào được? Phu nhân biết đấy, tôi đã làm tất cả
những gì mà một người cha có thể làm để dạy dỗ chúng nó, thế mà rốt cục
cả hai đứa lớn lên vẫn thành hai thằng ngốc như thường. Thằng Ippolit
thì ít nhất cũng còn là một thằng ngốc hiền lành, chứ thằng Anatol thì
thật là một thừng ngốc ngỗ ngược. Đấy chỉ là khác nhau có thế.
Trong khi nói, công tước mỉm cười không được tự nhiên như thường ngày,
nhưng lại có vẻ phấn khởi hơn, rồi đột nhiên hai bên mép nhăn lại để lộ
cái gì thô bỉ và khả ố.
- Những ngưởi như công tước thì có con làm gì? Giá công tước không làm
cha, thì tôi thật không thể có điều gì chê bai công tước được nữa, -
Anna Pavlovna nói, mắt ngước nhìn lên có vẻ đăm chiêu suy nghĩ.
- Tôi là kẻ nô lệ trung thành của phu nhân, và chỉ với phu nhân tôi mới
có thế thú nhận điều này, con tôi - nó là mối luỵ của đời tôi - nó quả
là cây thập tự mà tôi phải vác lên vai. Tôi tự cắt nghĩa cho mình như
vậy đấy. Biết làm thế nào được?
Công tước ngừng nói và khoát tay một cái, ngụ ý là mình đành cam chịu phục tùng số mệnh ác nghiệt.
Anna Pavlovna trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Ngài chắc chưa bao giờ nghĩ đến việc cưới vợ cho cậu Anatol phá gia
chi tử của ngài nhỉ. Người ta thường bảo là gái quá thời thì hay có cái
thói làm mai mối. Tôi chưa cảm thấy mình có cái thói ấy, nhưng tôi có
biết một tiểu thư phải chịu khổ sở nhiều vì ông bố, đó là một người họ
hàng của chúng tôi, một công tước tiểu thư họ Bonkonxki.
Công tước Vaxili không đáp, nhưng với cái trí xét đoán và cái ký ức rất
nhạy của những người thuộc giới xã giao, công tước liền khẽ nghiêng đầu
để chứng tỏ mình đã lãnh hội và đã quan tâm đến những điều mách bảo của
phu nhân.
- Phu nhân có hiết không, cái thằng Anatol ấy tiêu của tôi mỗi năm đến
bốn vạn rúp, - công tước nói, hẳn là ông ta không đủ sức kìm hãm dòng
tâm tư buồn bã của mình. Công tước im lặng một lúc:
- Cứ như thế này, rồi năm năm nữa không biết sẽ ra sao đây?
- À làm cha thì hơn người ta ở chỗ đấy.
- Thế công tước tiểu thư của phu nhân có giàu không?
- Ông bố cô ta rất giàu nhưng rất hà tiện. Ông cụ hiện nay ở thôn quê.
Đó chính là công tước Bolkonxki nổi tiếng, đã về hưu từ thời tiên đế,
mà người ta thường gọi đùa là ông vua nước Phổ. Ông ta là người rất
thông minh, nhưng có nhiều cái gàn dở rất kỳ quặc, lại rất khó tính.
Tội nghiệp cho con bé, nó thật đến khổ, công tước tiểu thư có một người
anh cách đây ít lâu vừa kết hôn với cô Liza Mainen, và làm sĩ quan phụ
tá cho Kutuzov. Hôm nay người anh cũng đến đây.
Công tước bỗng dưng cầm lấy tay Anna Pavlovna và không hiểu tại sao kéo phu nhân cúi thấp xuống, rồi nói:
- Này, bạn Annet thân mến, bạn dàn xếp hộ tôi việc ấy, tôi sẽ suốt đời
là kẻ nô lệ trung thành của bạn, là kẻ nô lệ, như lão trưởng thôn của
tôi thường viết trong báo cáo, cô ấy con nhà thế gia, cô ấy giàu: tôi
chỉ cần có thế.
Với những cử chỉ thoải mái, thân mật và đẹp mắt mà ông vẫn có, công
tước cầm bàn tay của ngự tiền phu nhân đưa lên môi hôn, và lắc lắc, rồi
ngồi người trên ghế bành, đưa mắt nhìn phía khác.
Anna Pavlovna nghĩ ngợi một lát rồi nói:
- Được, để tôi sẽ nói chuyện với Liza (vợ công tước Bolkonxki trẻ tuổi)
ngay hôm nay. Có lẽ rồi việc này sẽ thành. Gia đình nhà ông sẽ là nơi
tôi tập sự làm gái già.

-------------------------------------------------------------------------

Chú thích:
(1) Họ của Napoleon Bonaparte phát âm theo giọng Corse để tỏ ý khinh miệt.
(2) Sau cuộc cách mạng Pháp 1789, một số quí tộc phản cách mạng trốn
hoặc bị trục xuất ra nước ngoài. Số người đó gọi là những người lưu
vong (emigré)
(3) Lavater (1741-1801) Nhà văn và giáo sĩ Thuỵ Sỹ đã lập ra một thuyết
cho rằng năng khiếu của con người là do hình dáng và đặc biệt là cái u
ở trên đầu quy định. Thành ngữ, có nghĩa là "đó là một tai ách mà số
phải chịu".

Share


Được sửa bởi petterpacker ngày Wed Jan 05, 2011 9:13 pm; sửa lần 2. (Reason for editing : Edit nội dung của truyện)
Về Đầu Trang Go down

Tác giảThông điệp
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 EmptyWed Jan 05, 2011 10:31 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần XVII

Chương - 9 -


So với tất cả những ngành khác của trí thức đã từng tìm cách giải
quyết vấn đề tự do và tất yếu, sử học có một ưu thế, đối với nó, vấn đề
này không đề cập đến bản chất của ý chí con người mà chỉ đề cập đến cách
biểu hiện ý chí ấy trong thời d vãng và trong điều kiện nhất định.
Trước vấn đề này, so với các khoa học khác, sử học ô vào địa vị
một khoa học thực nghiệm trong khi các ngành khác đều là những ngành
khoa học thuần tuý.
Đối tượng của lịch sử không phải là bản thân ý chí của con người mà là quan niệm của ta về nó.
Chính vì vậy cho nên, đối với sử học không phải như đối với thần
học, lo-gich học và triết học, không có điều gì bí mật không thể giải
quyết được khi nói đến tính thống nhất của tự do và tất yếu. Sử học
nghiên cứu những biểu hiện của đời sống con người, trong đó tính thống
nhấy, của hai mâu thuẫn này đã được thực hiện.
Trong cuộc sống thực tế, mỗi biến cố lịch sử, mỗi hành động của con
người đều được thể hiện một cách hết sức rõ ràng và chính xác không có
chút gì mâu thuẫn, mặc dầu biến cố nào cũng dường như có một phần tự do
và một phần tất yếu.
Để giải quyết vấn đề tự do và tất yếu kết hợp với nhau như thế nào
và thực chất của hai khái niệm này là gì, tnết học lịch sử có thể và cần
phải đi một con đường đối lập với con đường mà các khoa học đã đi. Nó
không nên bắt đầu bằng cách định nghĩa những khái niệm về tự do và tất
yếu, rồi đem gò những hiện tượng của cuộc sống vào những cách định nghĩa
đó, trái lại sử học cần phải khảo sát một số lượng khổng lồ những hiện
tượng thuộc phạm vi của nó và bao giờ cũng xuất hiện trong tình trạng lệ
thuộc vào tự do và tất yếu rồi từ đó, rút ra cách định nghĩa hai khái
niệm này.
Dù quan sát hoạt động của nhiều người hay của một người dưới khái
cạnh nào, ta cũng không thể quan niệm cách nào khác hơn là xem nó như
sản phẩm của ý chí tự do của con người và đồng thời là sản phẩm của
những quy lụất tất yếu.
Dù nói đến vấn đề gì - sự di chuyển của các dân tộc và những cuộc
xâm lăng của người man di, hay chính sách của Napoléon III hay một hành
động của một con người nào đó cách đây một giờ đã dạo chơi theo hướng
này chứ không phải theo hướng khác, ta cũng vẫn không thấy có chút gì
mâu thuẫn. Phần tự do và phần tất yếu đã chi phối những hành động này,
đối với ta, đều được quy định rõ ràng.
Thường thường tuỳ theo quan điểm của ta khi quan sát hiện tượng. Ta sẽ
cho nó nặng nề về mặt tự do hay mặt tất yếu, nhưng bao giờ hành động của
con người đối với ta cũng chỉ có thể chứa đựng một phần tự đo và một
phần tất yếu chử không thể nào khác.
Trong mỗi hành động được khảo sát, ta đều thấy có một phần tự do và
một phần tất yếu. Và bao giờ cũng vậy, trong bất kỳ hành động nào, ta
càng thấy nó có nhiều tính tự do thì lại càng thấy có ít tính tất yếu và
ngược lại ta thấy phần tất yếu nhiều thì phần tự do càng ít đi.
Quan hệ giữa tự do và tất yếu tăng hay giảm tuỳ theo quan điểm của người
ta khi quan sát hành động, nhưng quan hệ này bao giờ cũng là một tỷ lệ
nghịch.
Một người sắp chết đuối bám vào một người khác và kéo người ấy
chết theo mình; một bà mẹ đói, mệt mỏi vì cho con bú, ăn trộm thức ăn;
một người quen kỷ luật, đứng trong hàng ngũ tuân theo mệnh lệnh cấp trên
giết một người khác không có khả năng tự vệ, và những người có vẻ nhẹ
tội hơn, nghĩa là dưới mắt một người không biết họ đang ở trong những
điều kiện như thế nào thì họ ít tự do hơn và phải phục tùng luật tất yếu
nhiều hơn, trái lại dưới mắt một người không biết người kia sắp chết
đuối, rằng bà mẹ kia đang đói lả, rằng người binh sĩ kia đang ở trong
hàng ngũ v.v. thì họ lại có nhiều tự do hơn. Cũng đúng như vậy, một
người cách đây hai mươi năm đã phạm tội giết người và từ đấy ở trong xã
hội vẫn sống một cuộc đời phẳng lặng không hại đến ai, cũng có vẻ nhẹ
tội hơn, dưới mát người xét xử hành động của anh ta sau hai mươi năm,
hành động anh ta dường như tuân theo quy luật tất yếu nhiều hơn, trái
lại hành động ấy có vẻ tự do hơn đóí với người xét xử nó mộ ngày sau khi
nó xảy ra. Về những hành động của một người điên, một người say rượu
hay một người bị kích động mạnh, vấn đề cũng như vậy được. Đối với người
nào biết rõ trạng thái thần kinh của họ, thì hành động của họ có vẻ ít
tự do hơn và lệ thuộc vào tất yếu nhiều hơn, nhưng đối với những người
không biết điều đó thì hành động của họ lại có vẻ tự do nhiều hơn và ít
tất yếu hơn. Trong tất cả những trường hợp này, khái niệm tự do tăng hay
giảm, và khái niệm tất yếu cũng theo đó mà giảm hay tăng là tuỳ theo
quan điểm của người xét xử hành động. Kết quả là tính tất yếu càng lớn
thì tự do càng ít đi và ngược lại.
Tất cả các trường hợp, không trừ một trường hợp nào, trong đó
quan niệm của ta về tự do và tất yếu tăng hay giảm, đều chỉ căn cứ trên
ba điều:
1. Quan hệ giữa con người đã hành động với thế giới bên ngoài.
2. Quan hệ giữa con người đó với thời gian.
3. Quan hệ giữa con người đó với những nguyên nhân đã gây nên hành động.
1. Căn cứ thứ nhất là quan hệ mà ta thấy rõ được ít nhiều giữa con
người và thế giới bên ngoài, là một khái niệm rõ rệt đến một mức độ nào
đấy về vị trí nhất định của mỗi người đối với tất cả những gì cùng tồn
tại đồng thời với nó. Chính vì xuất phát từ căn cứ này cho nên hiển
nhiên người sắp chết đuối là ít tự do hơn và phải phục tùng tất yếu
nhiều hơn so với người đứng trên đất liền, và hành động của người sống
liên hệ chặt chẽ với những người khác trong một khu vực dân cư đông đúc,
hành động của một người gắn liền với gia đình, với công việc, với chức
vụ mình hiển nhiên, là có vẻ ít tự do hơn và phục tùng tất yếu nhiều hơn
so với hành động của một con người cô đơn và độc thân.
Nếu ta khảo sát con người một cách đơn độc ở ngoài những quan hệ
của nó với ngoại cảnh, thì ta có cảm giác mỗi hành động của nó đều tự
do. Nhưng nếu ta tìm thấy mối quan hệ nào đó giữa con người với ngoại
cảnh, nếu ta nhìn thấy những mối liên hệ ràng buộc con người với bất kỳ
cái gì, với một người đang nói chuyện với nó, với quyển sách nó đang đọc
với công việc nó đang làm, thậm chí với không khí bao quanh nó và cả
ánh sáng chiếu trên các vật nó đang nhìn thì ta sẽ thấy rằng mỗi điều
kiện này đều ảnh hưởng đến nó và ít nhiều đều chỉ huy một mặt nào đấy
trong hoạt động của nó. Và ta càng nhận thức được những ảnh hưởng này
thì quan niệm của ta về quyền tự do của nó càng bớt đi, và ta cảng cảm
thấy nó phục tùng sự tất yếu.
2. Căn cứ thứ hai là quan hệ mà ta thấy rõ được ít nhiều giữa con
người với thế giới trong thời gian, là một khái niệm rõ rệt đến một mức
nào đấy về vị trí của con người trong thời gian. Nếu xét theo quan điểm
này thì sự sa ngã của con người đầu tiên (sự sa ngã đã mở đầu cho sự
sinh sôi của nhân loại) rõ ràng có vẻ ít tự do hơn chế độ hôn nhân của
con người ngày nay. Xét theo quan điểm này, đời sống và hoạt động của
những con người sống trước tới hàng thế kỷ và gắn liền với tôi trong
thời gian, đối với tôi không thể nào tự do như đời sống hiện nay mà tôi
chưa biết hậu quả.
Phần tự do hay tất yếu mà tôi gán cho mỗi hành động là lệ thuộc vào
khoảng cách thời gian dài hay ngắn từ khi hành động kết thúc đến khi
người ta phê phán nó.
Nếu tôi xét mỗi hành động mà tôi vừa làm cách đây một phút trong những
điều kiện hầu như đồng nhất với điều kiện bây giờ, thì hành động của tôi
đối với tôi là dĩ nhiên là tự do. Nhưng nếu tôi phê phán hành động mà
tôi đã làm cách đây một tháng, khi tôi ở trong những điều kiện khác, thì
dù không muốn tôi cũng phải thú nhận rằng, nếu không có hành động này
thì sẽ không xảy ra nhiều điều có ích, thú vị, thậm chí cần thiết. Nếu
tôi hồi tưởng lại một hành độrng còn xa hơn, cách đây mười năm và hơn
nữa, thì những hậu quả của nồ đối với tôi sẽ còn hiển nhiên hơn nữa, và
tôi sẽ khó lòng hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không có hành động
ấy. Tôi càng đi xa hơn vào kỷ niệm hay vào những suy luận về tương lai -
đằng nào cũng thế thôi - thì những kết luận của tôi về tính tự do của
hành động lại càng trở nên đáng ngờ.
Trong lịch sử, ta cũng thấy mức độ chắc chắn của sự tham gia của ý chí
tự do vào những công việc của con người tãng hay giảm theo cái cấp số
ấy. Một biến cố vừa xảy ra, thì ta có cảm tưởng đó hiển nhiên là kết quả
hành động của tất cả những con người mà ta được biết, nhưng hễ biến cố
này xảy ra đã lâu thì ta chỉ thấy những hậu quả tất yếu của nó, chứ
ngoài ra không còn thấy gì nữa. Và ta càng lùi về quá khứ mà khảo sát
các biến cố thì nhtng biến cố này càng có vẻ ít tự do.
Cuộc chiến tranh Áo - Phổ đối với ta là hậu quả tất yếu của những hành động xảo quyệt của Bixmac v.v.
Những cuộc chiến tranh của Napoléon đối với ta hình như là sản phẩm
của ý chí của một vài vị anh hùng tuy ở đây vấn đề đã ở chỗ đáng ngờ.
Nhưng với thập tự quân thì ta đã thấy đó là một biến cố chiếm một vị trí
nhất định, vá thiếu nó thì không thể nào hình dung nổi lịch sử cận đại
châu Âu, tuy nhiên, các nhà biên niên sử viết về cuộc viễn chinh ấy đã
nhận định đó là sản phẩm của ý chí một vài người. Còn khi nói đến sự di
chuyển của các dân tộc, thì ngày nay không còn ai có ý nghĩ rằng sở dĩ
thế giới châu Âu phục hưng là do sở thích của Attila(1). Ta càng lùi về
quá khứ của lịch sử thì quyền tự do của những con người tham gia vào
biến cố đáng ngờ và quy luật của tính tất yếu càng hiển nhiên.
3. Căn cứ thứ ba là mức độ ta có thể nắm được mối liên hệ nhân quả
vô tận, vốn là một yêu cầu tất yếu của lý trí, và ngoài cái chuỗi nhân
quả vô tận này, mỗi hiện tượng mà ta hiểu được, và do đó mỗi hành động
của con người, đều phải có một vị trí nhất định, đều phải là hậu quả của
những hành động đã xảy ra và là nguyên nhân của những hành động kế tiếp
nhau.
Trên cơ sở này ta thấy hành động của ta và của những người khác
càng có vẻ ít tự do và ít lệ thuộc vào sự tất yếu nếu ta hiểu rõ hơn
những quy luật sinh lý, tâm lý, lịch sử rút ra từ sự quan sát mà con
người phải phục tùng, và nếu ta nghiên cứu một cách chính xác hơn nguyên
nhân sinh lý, tâm lý hay lịch sử của hành động. Mặt khác hành động được
quan sát càng đơn giản và tính cách, trí tuệ của con người hành động
càng ít phức tạp, thì đối với người ấy càng ít tự do và càng lệ thuộc
vào sự tất yếu.
Khi ta tuyệt nhiên không hiểu nguyên nhân của một hành động dù đấy
là một tội ác, một việc thiện hay một hành động vô thưởng vô phạt về
mặt đạo đức, thì ta sẽ thừa nhận rằng trong hành động này phần tự do
chiếm ưu thế. Nếu đó là một tội ác thì trước hết ta yêu cầu phải trừng
phạt, nếu đó là một việc thiện thì ta tán thưởng.
Còn trong trường hợp hành động vô thưởng vô phạt thì ta cho rằng ở đây
có một tính cá biết độc đáo và tự do hơn cả. Nhưng chỉ cần biết một
nguyên nhân trong vô số nguyên nhân, là ta sẽ thừa nhận một phần tất yếu
nào đó và bớt đòi hỏi trừng phạt tội ác, ta sẽ thấy việc thiện bớt giá
trị và hành động mà trước đây ta cho là độc đáo sẽ bớt tính tự do. Nếu
một tên tội phạm vốn được nuôi dưỡng ở giữa những kẻ gian phi, thì tội
ác của nó sẽ nhẹ bớt. Sự hy sinh của một người cha, hay một ớgười mẹ,
một sự hy sinh có thể được báo đáp, đối với ta sẽ dễ hiểu hơn là tinh
thần hy sinh không có lý do, cho nên ta thấy nó không đáng quý bằng và
ít tự do hơn. Một người sáng lập tôn giáo, chính đáng, hoặc một nhà phát
minh sẽ ít làm cho ta ngạc nhiên hơn khi chúng ta hiểu được hoạt động
của họ đã được chuẩn bị như thế nào và do cái gì thúc đẩy.
Nếu ta có nhiều kinh nghiệm, nếu sự quan sát của ta luôn luôn
hướng tới chỗ khám phá những quan hệ nhân quả trong những hành động của
con người, thì ta càng liên hệ được một cách đúng đắn kết quả với nguyên
nhân, và những hành động này đối với ta càng có vẻ tất yếu và càng bớt
tự do. Nếu những hành động khảo sát lại đơn giản, và ta có một số lượng
đồ sộ những hành động tương tự để quan sát thì quan niệm của ta về tính
tất yếu của những hành động lủa sẽ càng rõ rệt hơn. Hành động bất chính
của đứa con của một người cha bất chính, hành động xấu xa của một người
đàn bà bị đẩy vào một môi trường xấu xa, việc một người nghiện rượu trở
lại với cố tật của mình v.v. là những hành động mà ta càng hiểu rõ
nguyên nhân thì lại càng thấy nó ít tự do. Nếu con người mà ta phân tích
hành động lại ở một trình độ phát triển thấp nhất về trí tuệ, như một
đứa trẻ, một người điên, một thằng ngốc, thì một khi đã biết những
nguyên nhân của hành động và tính chất đơn giản của tính cách, trỉ tuệ
ta sẽ thấy ở đây có một phần tất yếu rất lớn và một phần tự do rất nhỏ,
đến nỗi một khi đã biết được nguyên nhân sẽ gây nên kết quả là chúng ta
có thể đoárl trước được hành động.
Chính dựa trên ba căn cứ ấy mà trong tất cả các pháp luật đều có
những trường hợp miễn tội và giảm tội. Trách nhiệm có vẻ lớn hay nhỏ là
tuỳ ở chỗ người ta biết được ít hay nhiều về hoàn cảnh của người bị xét
xử trong khi phạm tội, tuỳ khoảng thời gian từ lúc hành động đến lúc xét
xử dài hay ngắn và tuỳ ở chỗ ta hiểu biết nhiều hay ít nguyên nhân của
hành động.

Chú thích:
(1) Vua Hung nô, khét tiếng tàn ác đã đánh bại các vua chúa châu Âu và châu Á đem quân đến biên giới Pháp. Chết ở Hung năm 453.
hết: Chương - 9 -, xem tiếp: Chương - 10 -
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 EmptyWed Jan 05, 2011 10:31 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần XVII

Chương - 10 -


Như vậy, quan niệm của ta về vấn đề tự do và tất yếu giảm bớt hay
tăng thêm tuỳ theo mức độ liên hệ giữa hành động với thế giới bên ngoài,
tuỳ theo khoảng cách về thời gian và tuỳ theo mức độ lệ thuộc vào những
nguyên nhân trong đó ta sẽ xét một hiện tượng của đời sống con người.
Cho nên nếu ta xét trường hợp của một người mà những mối liên liên
hệ với thế giới bên ngoài đều được biết một cách rõ tệt nhất, khoảng
cách về thời gian giữa lúc hành động xảy ra và lúc ta phê phán xa nhất,
và những nguyên nhân của hành động ấy dễ hiểu nhất, thì ta có cảm tưởng
là trong hành động này phần tất yếu sẽ tăng lên đến mức độ tối đa và
phần tự do sẽ hạ xuống đến mức tối thiểu. Nhưng nếu ta xét một con người
ít liên hệ nhất đến nhữgg điều kiện bên ngoài, nếu thời gian hành động
của người ấy xảy ra gần hiện tại nhất và những nguyên nhân của hành động
đền không thể hiểu được, thì ta sẽ thấy phần tất yếu hạ xuống mức tối
thiểu và phần tự do tăng lên đến mức tối đa.
Nhưng trong cả hai trường hợp này, dù ta có thay đổi quan điểm đến
đâu, dù ta xác định được mối liên hệ giữa con người với thể giới bên
ngoài đến mức nào, hay dù chúng ta có hiểu rõ mối quan hệ này đến đâu,
dù ta có thế tăng thêm hay rút ngắn thời gian, hiểu hay không hiểu những
nguyên nhân, ta cũng sẽ không bao giờ quan niệm được một tình trạng tự
do hoàn toàn, hay một tình trạng tất yếu hoàn toàn.
1. Dù ta có quan niệm của con người thế nào cũng chịu sự quy định
của chính thân thể của nó và của ngoại cảnh. Tôi giơ cánh tay lên rồi
buông nó xuống. Cử động của tôi có vẻ tự do, nhưng nếu tôi tự hỏi liệu
tôi có thể giơ tay đủ mọi chiều hay không thì tôi sẽ thấy rằng tôi đã
giơ tay theo chiều mà cử chỉ này gặp ít cản trở nhất, xét về phương tiện
những sự vật chung quanh tôi cũng như về cách cấu tạo thân thể của tôi.
Sở dĩ tôi chỉ chọn một chiều trong số tất cả các chiều có thể có thì đó
là vì ở chiều này tôi gặp ít cản trở nhất. Muốn quan niệm con người tự
do là phải quan niệm nó ở ngoài không gian và điều đó dĩ nhiên là không
thể được.
2. Dù có thể rút ngắn thời gian từ khi hành động đến khi phê phân
ta cũng sẽ không bao giờ đi đến khái niệm tự do trong thời gian. Bởi vì,
nếu tôi xét một hành động xảy ra cách đây một giây thì tôi vẫn cứ phải
thừa nhận rằng hành động này không phải tự đó bởi vì nó gắn liền với
giây phút trong đó nó được thực hiện. Tôi có thể giơ tay lên được không?
Tôi giơ nó lên, nhưng tôi tự hỏi: tôi có thể giơ nó lên trong giây lát
vừa qua được không? Để tự làm cho mình tin chắc điều đó tôi không giơ
cánh tay trong giây lát tiếp theo.
Nhưng tôi đã không giơ nó lên đúng ngay lúc mà tôi nêu ra vấn đề
tự do. Thời gian đã qua và tôi không có cách nào giữ nó lại. Cánh tay mà
lúc nãy tôi giơ lên và bầu không khí trong đó tôi đã thực hiện cử động
ấy không phải là bầu không khí quanh tôi bây giờ và không phải là cánh
tay tôi giơ đang nằm yên. Giây phút trong đó cử động trước kia đã được
thực hiện bây giờ không thể trở lại nữa, và lúc ấy chỉ có thể làm một cử
động duy nhất, và bất kỳ cử động ấy là cở động gì, nó cũng chỉ có thể
là một cử động duy nhất. Việc tôi không giơ cánh tay lên trong giây phút
tiếp theo không hề chứng minh rằng tôi không thể giơ nó lên trong giây
phút trước. Và bởi vì tôi chỉ có thể làm một cử động trong một giây phút
nhất định, cho nên nó không thể nào là cử động khác. Muốn quan niệm cử
động này tự do thì phải hình dung nó ở trong hiện tại, ở giới hạn giữa
quá khứ và tương lai nghĩa là ở ngoài thời gian, và điều đó không thể
nào có được.
3. Sự khó khăn trong việc tìm hiểu nguyên nhân của một hành động có
tăng lên đến đâu nữa, ta cũng không bao giờ hình dung ra được một sự tự
do tuyệt đối nghĩa là không có nguyên nhân.
Nguyên nhân của sự biểu hiện ý chí ở trong bất kỳ hành động nào của ta
hay của người khác có khó hiểu đến đâu chăng nữa thì yêu cầu đầu tiên
của lý trí chúng ta cũng vẫn là phải giả thiết và phải tìm cái nguyên
nhân mà nếu không có nó thì người ta không thể quan niệm được bất kỳ
hiện tượng nào. Tôi giơ cánh tay lên để làm một hành động độc lập đối
với mọi nguyên nhân, nhưng chính ý muốn thực hiện một hành động không có
nguyên nhân lại là nguyên nhân của hành động đó.
Nhưng dù có giả định rằng có một con người hoàn toàn thoát ly khỏi
mọi ảnh hưởng, dù có xét một hành động của con người đó ngay trong lúc
nó được thực hiện, mà không gắn liền với một nguyên nhân nào, và thừa
nhận một sự tất yếu vô cùng bé chỉ bằng con số không, ta cũng không bao
giờ đi đến chỗ quan niệm được quyền tự do tuyệt đối của con người thoát
ra khỏi mọi ảnh hưởng bên ngoài, ở ngoài thời gian và không liên quan
đến một nguyên nhân nào cả thì không còn là con người nữa.
Cũng vậy, ta không thể nào hình dung được một hành động của con
người xảy ra không có chút tự do nào và chỉ lệ thuộc vào luật tất yếu mà
thôi.
1. Sự hiểu biết của ta về những điều kiện không gian trong đó một
con người sống có tăng lên đến đâu đi nữa thì nó cũng không bao giờ hoàn
toàn, bởi vì số lượng những điều kiện này vô cùng lớn cũng như không
gian là vô cùng. Chính vì chưa xác định được tất cả những điều kiện, tất
cả những ảnh hưởng tác động đến con người, cho nên khôngcó tất yếu hoàn
toàn mà vẫn còn một phần tự do nào đó.
2. Dù ta có kéo dài đến đâu cái khoảng cách từ khi một hiện tượng
xảy ra cho đến khi ta phê phán nó, thì khoảng này bao giờ cũng có hạn,
trong khi thời gian thì lại vô cùng, cho nên về mặt này cũng vẫn không
bao giờ có tất yếu hoàn toàn.
3. Dù ta có hiểu rõ đến cái quan hệ nhân quả của một hành động ta
cũng không bao giờ có thể hiểu được toàn bộ quan hệ nhân quả này bởi vì
nó là vô tận, ta không bao giờ có thể đạt đến cái tất yếu tuyệt đối.
Không những thế, mà ngay dù ta có thừa nhận một phần tự do cực nhỏ ngang
bằng với số không và cho rằng trong những trường hợp như một người hấp
hối, một cái bào thai, một thằng ngốc, hoàn toàn không có tự do, thì ta
cũng sẽ do đó mà thủ tiêu ngay cả bản thân khái niệm về con người mà
chúng ta đang khảo sát, bởi vì đã không có tự do thì cũng không còn là
con người nữa. Cho nên không thể nào hình dung một hành động của con
người chỉ phục tùng quy luật của tất yếu mà thôi, không còn chút tự do
nào cả, cũng như không thể hình dung hành động ấy là hoàn toàn tự do.
Vậy thì muốn hình dung hành động của con người chỉ phục tùng quy
luật tất yếu, không có tự do, ta phải giả thiết rằng mình biết được một
số lượng vô tận những điều kiện trong không gian.
Một khoảng không gian vô tận và một chuỗi quan hệ nhân quả vô tận.
Để hình dung được con người hoàn toàn tự do, không phục tùng quy luật
tất yếu ta phải hình dung nó một mình ở ngoài không gian, ngoài thời
gian và không lệ thuộc vào những mối liên hệ nhân quá.
Trong trường hợp thứ nhất nếu có thể có tất yếu mà không có tự do, thì
ta sẽ đi đến chỗ định nghĩa luật tất yếu bằng bản thân sự tất yếu tức là
đi đến một hình thức không có nội dung.
Trong trường hợp thứ hai, nếu có thể có tự do mà không có tất yếu
thì ta sẽ đi đến tự do vô điều kiện, ở ngoài không gian, ngoài thời gian
và ngoài sợi dây nhân quả, và chính nó vì nó vô điều kiện và không có
gì hạn chế cho nên thứ tự do ấy sẽ không là cái gì hết hay sẽ chỉ là một
nội dung không có hình thức.
Tóm lại, ta sẽ đi đến hai cơ sở sau đây làm nên toàn bộ thế giới
quan của con người: thực chất không thể hiểu được cuộc sống và những quy
luật quy định cái thực chất ấy, Lý trí nói: 1. Không gian với tất cả
những hình thái khiến cho nó có thẻ thấy được - tức là vật chất - là vô
tận và không thể quan niệm một cách nào khác. 2. Thời gian là một sự vận
động vĩnh viễn không giây phút nào ngừng và không thể quan niệm cách
nào khác. 3. Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả không thể có khởi điểm
cũng không thể có kết thúc.
Ý thức nói:
1. Tôi chỉ tồn tại một mình và tất cả những cái gì tồn tại chẳng
qua chỉ là tôi mà thôi, như vậy, tôi bao gồm cả không gian.
2. Tôi đo thời gian vận động bằng một giây phút im lìm của hiện tại
trong đó tôi có ý thức rằng mình đang sống, như vậy, tôi ở ngoài thời
gian, và
3. Tôi ở ngoài mọi nguyên nhân bởi vì tôi cảm thấy tôi là nguyên nhân của mọi hình thức biểu hiện sự sống của tôi.
Lý trí biểu hiện những quy luật của tất yếu. Ý thức biểu hiện bản chất của tự do.
Tự do không bị hạn chế là bản chất của sự sống ở trong ý thức của
con người. Tất yếu không có nội dung là lý trí của con người với ba hình
thức của nó.
Tự do là cái mà người ta khảo sát. Tất yếu là cái được khảo sát.
Tự do là nội dung. Tất yếu là hình thức.
Chỉ có bằng cách tách rời hai nguồn gốc nhận thức liên quan với
nhau như nội dung và hình thức, người ta mới đi đến những khái niệm tách
rời nhau, bài trừ nhau và không thể hiểu được là tự do và tất yếu Chỉ
có cách kết hợp cả hai, ta mởí đi đến một khái niệm rõ rệt về sự sống
của con người. Không có hai khái niệm này vốn kết hợp với nhau và quy
định lẫn nhau cũng như nội dung và hình thức, thì không thể nào quan
niệm được sự sống.
Tất cả những điều ta biết được về sự sống của con người chỉ là một
quan hệ nào đó giữa tự do và tất yếu, nghĩa là giữa ý thức và những quy
luật của lý trí.
Tất cả những điều ta biết được về thế giới tự nhiên ở bên ngoài
chẳng qua chẳng qua chỉ là một quan hệ nào đó của những lực lượng cta tự
nhiên với tính chất hay là quan hệ của bản chất sự sống với những quy
luật.
Những lực lượng của cuộc sống tự nhiên đều ở ngoài ta và ở ngoài
nhận thức của ta, và ta gọi nó là trọng lực, quán tính, điện lực, sinh
lực v.v. Nhưng sức sống của con người thì ta ý thức được, và gọi nó là
tự do.
Nhưng nếu lực hấp dẫn từ bản thân no không thể hiểu được mặc dầu ai
cũng cảm thấy, và ta chỉ có thể hiểu được nó trong chừng mực ta hiểu
được những quy luật của tính tất yếu mà nó phục tùng (từ tri thức đầu
tiên biết rằng vật thể nào cũng có lượng cho đến luật Newton), thì ta
cũng chỉ hiểu được sức mạnh của tự do, tự bản thân nó vốn không thể hiểu
được nhưng ai cũng nhận thấy, trong chừng mực ta biết được những quy
luật của tính tất yếu mà nó phục tùng (từ cái sự thực là người nào rồi
cũng chết cho đến những quy luật kinh tế hay lịch sử phức tạp nhất).
Mọi hiểu biết đều chỉ là việc quy bản chất của sự sống về những quy luật của lý trí.
Tự do con người khác với bất cứ sữc mạnh nào khác ở chỗ con người
có ý thức về sức mạnh này, nhưng đối với lý trí, thì nó không khác bất
kỳ sức mạnh nào. Những sức mạnh như trọng lực, điện lực hay áp lực hoá
học chỉ khác nhau ở chỗ có được lý trí xác định một cách khác nhau:
Cũng vậy, sức mạnh của sự tự do của con người đối với lý trí chỉ
khác những sức mạnh khác của tự nhiên ở cái cách xác định mà lý trí dành
cho nó. Tự do mà tách rời tất yếu, tức là không có những quy luật của
lý trí quy định nó, thì không khác gì trọng lực, nhiệt lực hay sức phát
triển của thảo mộc, đối với lý trí nó chỉ là một cảm giác khoảnh khắc,
không thể xác định được của sự sống.
Và nếu bản chất không thể xác định được của sức mạnh làm cho các
thiên thể di động, bản chất không thể xác định được của nhiệt lực, của
điện lực hay của áp lực hoá học, của sự sống, là nội dung của thiên văn
học, của vật lý học, củá hoá học, của thực vật học, của động vật học
v.v, thì bản chất của sức mạnh của tự do cũng chính là nội dung của sở
học. Nhưng đối tượng của môi khoa học là hình thức biểu hiện của cái bản
chất này chỉ có thể là đối tượng của siêu hình học. Cũng vậy hình thức
biểu hiện sức mạnh của tự do con người trong không gian, trong thời gian
và sự lệ thuộc vào sợi dây nhân quả chính là đối tượng của sử học, còn
bản thân tự do lại là đối tượng của siêu hình học.
Trong các khoa học thực nghiệm ta gọi cái mà ta biết được là những
quy luật tất yếu, còn cái không thể biết được thì ta goi là sức sống.
Sức sống chỉ biểu hiện của cái phần chưa biết còn sót lại trong những
điều ta biết được về bản chất sự sống.
Cũng vậy, trong sử học ta gọi cái gì biết được là quy luật của tất
yếu cái gì chưa biết là tự do. Đối với sử học, tự do chỉ là biểu hiện
cái phần chưa biết còn sót lại trong những điều ta biết được về những
quy luật của đời sống con người.
hết: Chương - 10 -, xem tiếp: Chương - 11 -
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 EmptyWed Jan 05, 2011 10:31 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần XVII

Chương - 11 -


Sử học nghiên cứu những biểu hiện của tự do của con người trong mội
liên hệ với thế giới bên ngoài, trong thời gian và lệ thuộc vào luật
nhân quả, tức là xác định sự tự do này bằng những quy luật của lý trí,
chính vì thế, sử học chỉ là một khoa học trong chừng mực tự do này bị
những quy luật này quy định.

Đối với sử học, vấn đề thừa nhận quyền tự do của con người với tính
cách một sức mạnh có thể ảnh hưởng đến những biến cố lịch sử (tức là
không lệ thuộc vào quy luật), cũng giống như vấn đề thừa nhận hiện tượng
tự do vận động của những thiên thể đối với thiên văn học.

Thừa nhận vấn đề tức là loại trừ khả năng tồn tại của quy luật, tức
là loại trừ mọi hiểu biết. Nếu quả có một vật có thể vận động tự do, dù
chỉ là một mà thôi, thì những quy luật của Keple và của Newton sẽ không
tồn tại nữa và sẽ không còn một khái niệm gì về sự vận động của các
thiên thể. Nếu có một hành động tự do duy nhất của con người thì sẽ
không còn một quy luật lịch sử nào và sẽ không có một khái niệm gì về
những biến cố lịch sử. Đối với lịch sử ý chí của con người vận động theo
những con đường mà một đầu mối mất hút vào một nơi nào huyền bí, còn
đầu kia, tức là ý chí về tự do của con người trong hiện tại, thì di động
trong không gian, trong thời gian và lệ thuộc vào luật nhân quả.

Phạm vi sự vận động này càng mở rộng trước mắt ta, thì những quy
luật của nó càng hiển nhiên. Phát hiện và giải thích những quy luật này
là nhiệm vụ của sở học.

Nếu xuất phát từ quan điểm nhìn nhận đối tượng của khoa học hiện
nay, nếu đi theo con đường của nó mà tìm hiểu những nguyên nhân của hiện
tượng ở trong ý chí tự do của con người, thì không thể nào phát hiện
được những quy luật này. Dù ta có hạn chế tự do của con người đến đâu,
hễ ta thừa nhận nó là một sức mạnh không phục tùng các quy luật, thì
không thể nào có sự tồn tại của quy luật nữa.

Chỉ trong chừng mực hạn chế tự do này đến cùng cực, nghĩa là chỉ
xem nó như là một lượng lực cực bé, ta mới có thể tin rằng ta tuyệt đối
không thể nào hiểu được nguyên nhân, và lúc bấy giờ sử học sẽ không thể
nào hiểu được nguyên nhân, và lúc bấy giờ sử học sẽ không tìm nguyên
nhân mà tự đặt cho mình nhiệm vụ đi tìm những quy luật.

Việc đi tìm những quy luật đã bắt đầu từ lậu và những phương pháp
tư tưởng mà sử học phải tiếp thu hình thành cùng một lúc với quá trình
tự thủ tiêu của sở học cũ trong khi cứ phân tích ngày càng chí lý thêm
mãi nguyên nhân của các hiện tượng.

Tất cả các khoa học của loài người đều đã đi theo con đường này.
Một khi đi đến cái vô cùng bé, toán học, khoa học chính xác nhất vứt bỏ
phương pháp phân tích để dùng phương pháp mới là phương pháp tổng hợp
những yếu tố vô cùng nhỏ chưa biết. Trong khi từ bỏ khái niệm nguyên
nhân, toán học tìm một quy luật, tức là tìm những thuộc tính chung cho
tất cả những yếu tố vô cùng bé chưa biết.

Các khoa học khác cũng theo con đường này, tuy dưới một hình thức
khác. Khi Newton nêu lên công thức về lực hấp dẫn ông ta không nói rằng
một mặt trời hay quả đất có thuộc tính hấp dẫn một vật khác ông ta nói
mọi vật thể từ những vật lớn đến những vật nhỏ nhất đều có thuộc tính
hấp dẫn nhau, tức là trong khi gạt bỏ vấn đề nguyên nhân vận động của
các vật thể, ông ta đã đưa ra một thuộc tính chung cho tất cả các vật
thể, từ những vật vô cùng lớn, đến những vật vô cùng bé. Các khoa học tự
nhiên cũng làm như vậy: gạt bỏ nguyên nhân để đi tìm quy luật. Sử học
cũng đi theo con đường ấy Nếu đối tượng của nó là nghiên cứu sự vận động
của các dân tộc và của nhân loại chứ không phải lniêu tả những giai
đoạn trong đời sống của một vài cá nhân, thì lló cán phải gạt bỏ khái
niệm nguyên nhân để đi tìm những quy luật chung cho tất cả những yếu tố
vô cùng bé, bằng nhau và gắn bó chặt chẽ với nhau.
hết: Chương - 11 -, xem tiếp: Chương Kết
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 EmptyWed Jan 05, 2011 10:32 pm

Lev Tolstoy

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH

Phần XVII

Chương Kết


Ngay từ khi hệ thống của Copernic được phát hiện và chứng minh,
chỉ riêng việc thừa nhận quả đất quay chứ không phải mặt trời quay đã
thủ tiêu toàn bộ nền vũ trụ học của người cổ đại. Người ta có thể bác bỏ
hệ thống này và giữ quan niệm cũ về sự vận động của các thiên thể,
nhưng nếu không bác bỏ nó thì hình như không thể nào tiếp tục nghiên cứu
"các thế giới" của Ptoleme. Tuy nhiên, ngay sau khi quy luật của
Copernic được phát hiện, "các thế giới" của Ptoleme vẫn được tiếp tục
được nghiên cứu trong một thời gian dài.
Từ khi có người nêu ra và chứng minh rằng một số người sinh và số
tội ác đều do những quy luật toán học chi phối, rằng có những điều kiện
địa lý và chính trị kinh tế quy định những hình thức chính phủ nhất
định, rằng những quan hệ nhất định giữa cư dân và đất đai gây nên những
sự vận động của dân tộc, thì từ đó những cơ sở cũ của sử học đã bị phá
huỷ ngay trong bản chất của nó.
Người ta có thể bác bỏ những quy luật mới để duy trì quan hệ cũ về
lịch sử, nhưng nếu chưa bác bỏ được những quy luật ấy thì hình như không
thể tiếp tục nghiên cứu những biến cố lịch sử với tính cách sản phẩm
của ý chí tự do của con người. Vì nếu một hình thức chính phủ nào đó của
các dân tộc diễn ra là do những điều kiện địa lý, nhân chủng hay kinh
tế nhất định, thì ý, chí của những người mà ta tưởng là đã thiết lập
hình thức của chính phủ hay tạo nên sự vận động của các dân tộc không
còn có thể coi là một nguyên nhân nữa.
Ấy thế mà khoa sử học cũ vẫn tiếp tục được nghiên cứu song song với
những quy luật của thống kê học, của địa lý, của chính trị kinh tế học,
của ngôn ngữ học so sánh, của địa chất học là những khoa học mâu thuẫn
hẳn với những luận điểm của sử học.
Trong triết học tự nhiên giữa những quan điểm cũ và những quan điểm mới đã diễn ra một cuộc đấu tranh lâu dài và gay go.
Thần học bảo vệ những quan điểm cũ và tố cáo những quan điểm mới là
phá hoại sự thần khải. Nhưng đến khi chân lý thắng lợi, thần học lại
được xây dựng lại vững vàng trên cơ sở mới.
Cuộc đấu tranh ngày nay giữa quan niệm cũ và quan niệm mới trong sử
học cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gay go như vậy, và thần học
vẫn tiếp tục bảo vệ quan điểm cũ và tố cáo quan điểm mới là thủ tiêu sự
thần khải.
Trong trường hợp này cũng như trong trường hợp trên, cuộc đấu tranh
làm cho cả hai bên đều say sưa mải mê và không nhìn thấy chân lý. Một
bên thì sợ hãi và thương tiếc toà nhà đã được xây dựng từ bao nhiêu thế
kỷ, một bên thì lại thiết tha muốn phá hoại.
Những kẻ phản đối những chân lý mới xuất hiện ở trong triết tự
nhiên tưởng rằng nếu họ thừa nhận những chân lý này thì sẽ mất lòng tin
vào Thượng đế, vào sự sáng tạo thế giới, vào thần ích của Joxue(2), con
của Naum. Còn những người bảo vệ những quy luật của Copernic và của
Newton, như Volter chẳng hạn, thì tưởng rằng những quy luật của thiên
văn học tiêu huỷ tôn giáo, Volter sở dụng những quy luật về trọng lực
làm vũ khí chống lại tôn giáo.
Ngày nay cũng vậy, người ta tưởng chừng như chỉ cần thừa nhận quy
luật về tính tất yếu là những quan niệm về linh hồn, về điều thiện, điều
ác, và tất cả những thể chế của nhà nước và của nhà thờ xây dựng trên
quan niệm đó đều phải sụp đổ.
Ngày nay cũng vậy, những người bảo vệ về tính tất yếu đã dùng quy
luật này làm một vũ khí chống lại tôn giáo như Volter làm trước kia,
song cũng như định luật về tính tất yếu trong lịch sử, thực ra không
những không thủ tiêu mà thậm chí còn củng cố cái cơ sở trên đó các thể
chế của nhà nước và của nhà thờ được xây dựng.
Vấn đề đặt ra sử học ngày nay cũng hệt như vấn đề đặt ra cho thiên
văn học trước kia, sự khác nhau về quan điểm chung quy là ở chỗ thừa
nhận hay không thừa nhận một đơn vị tuyệt đối dùng làm thước đo chung
cho những hiện tượng có thể thấy được. Trong thiên văn học đó là sự im
lìm bất động của quả đất, trong sử học thì đó là sự độc lập của con
người - tức là tự do của ý chí.
Đối với thiên văn học cái khó trong việc thừa nhận sự vận động của
trái dất là ở chỗ cần phải vứt bỏ tri giác trực tiếp của ta về sự im
lìm bất động của trái đất và sự vận động của các tinh tú. Đối với sử học
cũng vậy, cái khó trong việc thừa nhận hiện tượng con người phục tùng
những quy luật của không gian, thời gian và luật nhân quả là ở chỗ cần
phải vứt bỏ cảm giác trực tiếp của mỗi chúng ta về sự độc lập của nhân
cách mình. Trong thiên văn học cũng vậy, quan điểm mới nói "Quả nhiên ta
không cảm giác được vận động của quả đất nhưng nếu ta cho rằng nó đứng
yêu thì ra sẽ đi đến một kết luận phi lý, trái lại nếu thừa nhận sự vận
động cũủ nó mà ta không cảm thấy, thì ta sẽ đi đến những quy luật". Quan
điểm mới về lịch sử cũng nói như vậy: "Quả ta không cảm thấy mình lệ
thuộc, nhưng nếu ta cho rằng mình tự đi thì ta sẽ đi đến chỗ phi lý,
trái lại nếu ta thừa nhận rằng mình lệ thuộc vào thế giới bên ngoài, vào
thời gian và luật nhân quả thì ta đi đến những quy luật".
Trong trường hợp thứ nhất cần phải từ bỏ cái cảm giác về sự im lìm
bất ộng trong không gian, và thừa nhận một sự vận động mà ta không cảm
giác được. Trong trường hợp thứ hai cũng thế, ta cũng cần phải từ bỏ cái
tự do mà ta ý thức được và thừa nhận một sự lệ thuộc mà ta không cảm
thấy.

Chú thích:
(1) Copernic (1473 - 1543), nhà thiên văn học Ba Lan đã chứng minh mặt
trời là trung tâm của thái dương hệ và quả đất và các hành tinh khác
quay xung quanh mặt trời
(2) Anh hùng truyền thuyết của xứ Israel, theo Kinh thánh, Joxue đã chặn
đứng mặt trời để kéo dài ngày ra cho có đủ thì giờ đánh tan quân địch
trước khi trời tối.
HẾT
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 EmptyWed Jan 05, 2011 10:34 pm

Phù !! Chưa thấy truyện nào dài như truyện này Smile


Hy zọng sẽ đông khách !!

Smile P/s các bạn nên đọc 4-5 chương 1 ngày thui, kẻo hư mắt là mình ko chịu trách nhiệm đâu nhé Smile (*_*)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 _
Bài gửiTiêu đề: Re: CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full) - Page 10 Empty

Về Đầu Trang Go down
Xem thêm bài khác:

CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH - Lev Tolstoy (Full)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 10 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
+ Viết tiếng việt có dấu để mọi người đọc được, để không bị hiểu sai ý nghĩa mình muốn diễn giải.
+ Lời lẽ phải lịch sự, không đuợc thô tục hay cải vã trong diễn đàn.
+ Nội dung bài trả lởi phải phù hợp với bài của chủ Topic, không được Spam.
+ Chia sẻ bài sưu tâm thì phải ghi rõ nguồn, để tôn trọng người viết.
+ Thực hiện những điều trên truớc khi gửi bài, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smilies vào bài viết thì bật a/A trên phải khung viết bài.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường THPT Xuân Lộc :: GIẢI TRÍ :: Đọc truyện :: Truyện dài-
Chuyển đến:
Loading...
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Web THPTXL